Bạn biết gì về mụn cóc sinh dục?

(4.02) - 34 đánh giá

Mụn cóc sinh dục hay còn gọi là bệnh sùi mào gà (Genital warts) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.

Gần như tất cả những người thực hiện hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm ít nhất một loại virus gây u nhú ở người (HPV), đây là loại virus gây ra mụn cóc sinh dục ở một số thời điểm trong suốt cuộc đời của họ. Khả năng bị bệnh sùi mào gà ở Phụ nữ cao hơn nam giới.

Như tên gọi, mụn cóc sinh dục ảnh hưởng đến phần mô ẩm ướt ở vùng sinh dục. Chúng có thể trông giống như những nốt nhỏ, màu thịt hoặc có hình dạng giống như súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc quá nhỏ để có thể nhìn thấy được.

Giống như mụn cóc xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể, mụn cóc sinh dục do virus HPV gây ra. Một số chủng HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục, trong khi một số khác có thể gây ung thư. Vắc-xin có thể giúp bảo vệ chống lại một số chủng HPV sinh dục.

Triệu chứng

Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục có thể phát triển trên âm hộ, thành âm đạo, vùng giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn, ống hậu môn và cổ tử cung. Ở nam giới, chúng có thể xuất hiện ở đầu hoặc thân dương vật, bìu hoặc hậu môn. Mụn cóc sinh dục cũng có thể phát triển trong miệng hoặc cổ họng ở người đã từng có quan hệ tình dục bằng miệng với một người bị bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng của mụn cóc sinh dục bao gồm:

  • Nốt sưng nhỏ màu thịt hoặc màu xám trong vùng sinh dục;
  • Một số mụn cóc gần nhau có hình dạng giống như súp lơ;
  • Ngứa hoặc khó chịu ở vùng sinh dục;
  • Chảy máu khi giao hợp.

Mụn cóc sinh dục có thể rất nhỏ và phẳng nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đôi khi, tuy nhiên, mụn cóc sinh dục có thể nhân lên thành các cụm lớn.

Khi nào cần đến khám bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ để xét nghiệm ngay nếu bạn hoặc bạn tình của bạn xuất hiện nốt hoặc mụn cóc ở vùng sinh dục.

Nguyên nhân

Virus HPV gây ra mụn cóc ở người, có hơn 40 chủng HPV khác nhau đặc biệt ảnh hưởng đến vùng sinh dục. HPV sinh dục được lan truyền thông qua tiếp xúc tình dục. Trong hầu hết các trường hợp, hệ miễn dịch của bạn sẽ giết chết HPV sinh dục, do đó sẽ không bao giờ xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng.

Các yếu tố nguy cơ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh ước tính gần như tất cả những người có hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm ít nhất một loại HPV vào một thời điểm nào đó trong suốt cuộc đời của họ. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình;
  • Đang mắc một bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác;
  • Quan hệ tình dục với bạn tình có lịch sử tình dục mà bạn không biết rõ;
  • Hoạt động tình dục khi còn quá trẻ.

Biến chứng

Các biến chứng mụn cóc sinh dục có thể bao gồm:

  • Ung thư. Ung thư cổ tử cung có liên quan mật thiết với nhiễm HPV sinh dục. Một số loại HPV cũng liên quan đến ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư miệng và họng. Nhiễm HPV ở người không phải lúc nào cũng gây ra ung thư, nhưng đối với phụ nữ vẫn rất quan trọng phải làm kiểm tra Pap thường xuyên, đặc biệt nếu bạn bị nhiễm những chủng HPV có nguy cơ cao hơn.
  • Các vấn đề trong khi mang thai. Mụn cóc sinh dục có thể gây ra một vài vấn đề trong thời kỳ mang thai. Mụn cóc có thể lớn lên, khiến cho việc đi tiểu trở nên khó khăn. Mụn cóc nằm trên vách âm đạo có thể làm giảm khả năng kéo giãn của các mô âm đạo trong khi sinh. Mụn cóc lớn trên âm hộ hoặc trong âm đạo có thể làm chảy máu trong khi sinh.

Một số trường hợp hiếm là đứa trẻ sinh ra từ mẹ bị mụn cóc sinh dục có thể phát triển mụn cóc trong cổ họng của mình. Em bé có thể cần phẫu thuật để đảm bảo đường thở của mình không bị tắc nghẽn.

Chẩn đoán

Vì mụn cóc sinh dục thường khó phát hiện, bác sĩ có thể dùng dung dịch axit acetic nhẹ vào vùng bộ phận sinh dục của bạn để khiến các mụn cóc trắng lên và dễ quan sát. Sau đó, họ có thể xem chúng thông qua một dụng cụ phóng đại đặc biệt, gọi là máy dò âm đạo.

Xét nghiệm Pap

Đối với phụ nữ, điều quan trọng là phải kiểm tra khung chậu thường xuyên và xét nghiệm Pap, có thể giúp phát hiện các thay đổi ở âm đạo và cổ tử cung gây ra do mụn cóc sinh dục hoặc các dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung – có thể là biến chứng của nhiễm HPV sinh dục.

Trong quá trình kiểm tra Pap, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ có tên là mỏ vịt để giữ âm đạo của bạn. Sau đó, họ sẽ sử dụng một dụng cụ dạng que dài để thu thập một mẫu nhỏ các tế bào từ cổ tử cung của bạn – đoạn giữa âm đạo và tử cung của bạn. Các tế bào được kiểm tra bằng kính hiển vi để tìm các bất thường.

Xét nghiệm HPV

Chỉ một vài chủng HPV sinh dục có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Một mẫu tế bào cổ tử cung – được thực hiện trong quá trình thử Pap – có thể được kiểm tra để tìm ra các chủng HPV gây ra ung thư.

Xét nghiệm này thường dành cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Nó không hữu ích cho phụ nữ trẻ vì hệ thống miễn dịch của họ thường có thể giết chết ngay cả chủng HPV sinh dục gây ra ung thư mà không cần điều trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lấy vôi răng: Bí quyết giúp bạn có hàm răng trắng sáng

(98)
Lấy cao răng (vôi răng) đúng cách không chỉ giúp cho răng trắng sạch mà còn là cách phòng ngừa tình trạng sâu răng, viêm nướu lợi và một số vấn đề về ... [xem thêm]

5 loại thực phẩm tốt cho âm đạo của phái đẹp

(25)
Chế độ ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của vùng kín, vì vậy bạn đừng nên bỏ qua những thực phẩm tốt cho âm đạo nhé.Chìa khóa ... [xem thêm]

Thuốc ức chế men aromatase trong điều trị ung thư vú

(31)
Thuốc ức chế men aromatase có tác dụng ngăn ngừa sự sản xuất estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh. 3 loại thuốc thường được dùng trong nhóm này là letrozole ... [xem thêm]

Ù tai, ve kêu trong tai là bệnh gì? Làm sao để khắc phục?

(19)
Câu hỏi ù tai là bệnh gì luôn được nhiều người quan tâm. Ù tai, tiếng ve kêu trong tai là khi trong tai của bạn luôn xuất hiện những âm thanh lạ. Đó có thể ... [xem thêm]

Đảm bảo an toàn khi quan hệ với người viêm gan C

(72)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

8 bài tập phục hồi suy giãn tĩnh mạch chân

(19)
Giãn tĩnh mạch, cụ thể là giãn tĩnh mạch chân, là căn bệnh gây ra các biến chứng không thể vãn hồi. Thế nhưng, nhờ tập luyện các bài tập giãn tĩnh mạch ... [xem thêm]

10 dấu hiệu bệnh thận cảnh báo bạn đang gặp nguy hiểm

(95)
Tìm hiểu và nhận biết các dấu hiệu bệnh thận có thể giúp bạn mau chóng kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình, từ đó ngăn ngừa biến chứng cũng ... [xem thêm]

Bệnh nhân Celiac: Nên và không nên ăn gì?

(11)
Bệnh Celiac là một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khi cơ thể nạp gluten (protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mì đen) vào thì sẽ kích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN