Bạn có đang mắc phải triệu chứng viêm phổi không?

(3.55) - 76 đánh giá

Mùa đông, thời tiết lạnh lẽo, thường xuyên uống nước đá có thực sự là nguyên nhân khiến bạn bị ho và thở khò khè không? Đó là những biểu hiện của bệnh cảm cúm, cảm lạnh hay bạn mắc phải triệu chứng viêm phổi? Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu để giải đáp những thắc mắc này.

Cảm lạnh

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Những dấu hiệu của bệnh cảm lạnh thường biểu hiện từ từ. Ban đầu là hắt hơi, sổ mũi và đau họng. Đôi khi, cảm lạnh sẽ khiến bạn bị sốt nhưng nếu cơn sốt đi kèm với nhức đầu hoặc nhức đầu dữ dội thì có khả năng lớn đó không phải là cảm lạnh mà là một vấn đề sức khỏe khác. Vì đa số cảm lạnh ở người lớn không gây ra triệu chứng đau đầu dữ dội.

Cảm cúm

Điều dễ nhận thấy nhất khi mắc bệnh cảm cúm là các triệu chứng thường xuất hiện khá mạnh mẽ như: sốt cao từ 39 độ, người cực kỳ mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ thể, ho khan. Chúng có xu hướng giảm dần trong 2-5 ngày nhưng sau đó, bạn có thể bị ho nhiều và đau họng trong khoảng 2 tuần.

Có thể bạn muốn đọc: 7 điều bạn cần biết về cảm lạnh và cảm cúm

Triệu chứng viêm phổi

Các biểu hiện của bệnh nhiễm trùng phổi có thể đến chậm hơn cảm cúm nhưng lại tiến triển nhanh hơn cảm lạnh. Việc điều trị có thể khó khăn hơn vì nó là một biến chứng của cảm lạnh và cảm cúm. Điều này xảy ra khi vi trùng gây cảm lạnh, cảm cúm xâm nhập vào phổi. Trong thời gian bị bệnh, có những ngày bạn cảm thấy khỏe hơn nhưng sau đó triệu chứng viêm phổi lại xuất hiện và hoạt động mạnh mẽ hơn lần trước.

Khi bị viêm phổi, bạn có thể gặp tất cả các triệu chứng của bệnh cúm nhưng đôi khi còn xuất hiện thêm nhiều biểu hiện khác như: sốt cao từ 39,5 độ trở lên, ho ra dịch nhầy màu xanh hoặc vàng kèm với máu, ớn lạnh, thở gấp, thèm ăn nhưng cơ thể lại rất mệt mỏi, đau ngực dữ dội khi ho hoặc khi hít thở sâu, tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều…

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em thường được nhận biết qua những biểu hiện: ho rất nhiều, sốt cao, thở nhanh thở gấp, lồng ngực rút lõm khi thở, da, môi và các đầu ngón tay có màu xanh nhợt nhạt, trẻ lừ đừ, kém ăn kém bú và quấy khóc bất thường.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Khi các biểu hiện của cảm lạnh hoặc cảm cúm trở nên tồi tệ hơn, bạn cần phải nhờ đến sự can thiệp ngay của bác sĩ. Tương tự, nếu bạn nghi ngờ mình hoặc đứa trẻ trong nhà mình có triệu chứng viêm phổi, đừng chần chừ đến bệnh viện để được thăm khám ngay.

Các biến chứng thường gặp của bệnh viêm phổi

Nếu không được can thiệp kịp thời, các triệu chứng viêm phổi sẽ trở nên trầm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Viêm phổi đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân khi nhiều phế nang trong phổi bị nhiễm trùng làm cản trở khả năng hít thở. Nhiều trường hợp khác, vi trùng gây viêm phổi có thể xâm nhập vào máu gây nên chứng nhiễm trùng máu rồi lan nhanh đến các cơ quan nội tạng khác.

Ngoài ra, viêm phổi còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như tràn dịch màng phổi, áp xe (chứa mủ) trong phổi, giảm oxy máu… Hầu hết những biến chứng này đều rất nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị các triệu chứng viêm phổi thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bác sĩ sẽ áp dụng những phác đồ điều trị khác nhau.

Thông thường, bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra được chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp này, bạn phải chắc chắn mình làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và uống kháng sinh đủ liều, ngay cả khi cảm thấy sức khỏe đã ổn định. Nếu bạn ngừng uống kháng sinh quá sớm, bệnh viêm phổi có thể tái phát và khiến bạn rơi vào tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Bạn có thể đọc thêm: Tác hại của thuốc kháng sinh nếu bạn dùng tùy tiện

Đối với các triệu chứng viêm phổi do virus gây ra, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus. Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp cơ thể người bệnh không bị mất nước và làm loãng dịch đờm trong phổi để đẩy ra ngoài khi ho.

Cách ngăn ngừa bệnh viêm phổi

√ Biện pháp ngăn ngừa triệu chứng viêm phổi hiệu quả nhất là tiêm phòng cúm hằng năm để phòng ngừa nguy cơ viêm phổi do virus cúm.

√ Thuốc lá và khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến bạn, con bạn hoặc cả hai gặp phải những triệu chứng viêm phổi. Vì thế, hãy ngừng hút thuốc ngay nếu không muốn sức khỏe và tính mạng của người thân bị đe dọa do viêm phổi vì khói thuốc.

√ Rửa tay thường xuyên để hạn chế khả năng viêm phổi do vi trùng (siêu vi).

√ Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất với nhiều trái cây và rau xanh. Cùng với đó, hãy kết hợp với chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các loại bệnh.

Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có cơ sở nhận biết rõ ràng triệu chứng viêm phổi để có sự can thiệp y tế kịp thời.

Trương Phương Đài / Chúng tôi

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách mẹ bầu bí quyết giúp hạ sốt khi mang thai

(67)
Sốt khi mang thai là tình trạng mà mẹ bầu rất dễ gặp phải do hệ miễn dịch của bạn trong thời gian này bị suy yếu, không còn mạnh mẽ như trước.Nhiệt ... [xem thêm]

Bệnh tan máu bẩm sinh và những thông tin liên quan mà mẹ bầu nên biết

(53)
Bệnh tan máu bẩm sinh là một tình trạng di truyền. Nhiều mẹ bầu thường không biết mình đang mắc phải chứng bệnh này cho đến lúc mang thai.Tan máu bẩm sinh ... [xem thêm]

Bạn nên ăn 8 loại thực phẩm bổ máu sau (Phần 2)

(43)
Máu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Việc bổ sung và tăng cường dinh dưỡng cho máu là rất cần thiết. Cùng Chúng tôi điểm qua những ... [xem thêm]

Bố mẹ lưu ý gì khi cắt bao quy đầu cho con?

(39)
Cắt bao quy đầu là một đề tài có rất nhiều ý kiến tranh luận. Trong khi một số bậc phụ huynh sớm đưa ra quyết định thì cũng có bố mẹ băn khoăn có ... [xem thêm]

Trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nên có gì?

(25)
Trong 6 tháng đầu đời, bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Sau 6 tháng, bạn nên cho bé tập ăn dặm để con có được các dưỡng chất thiết yếu khác ngoài sữa. Việc ... [xem thêm]

10 điều cần lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm

(14)
Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình ăn của bé. Hãy tham khảo 10 điều cần thiết sau để chuẩn bị tốt nhất khi con bạn bắt ... [xem thêm]

Thức khuya gây béo phì: Làm sao để bạn ngủ sớm hơn?

(30)
Tác hại của thói quen thức khuya không chỉ khiến bạn gặp nhiều rủi ro về sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ bị béo phì. Vậy làm sao để bạn ngăn ngừa tình ... [xem thêm]

Trứng gà chứa nhiều cholesterol: Ăn trứng nhiều có tốt không?

(10)
Ăn trứng gà có tốt không khi đây là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại chứa rất nhiều cholesterol?Trên thực tế, một quả trứng chứa tất cả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN