Bạn đã hiểu về quá trình phục hồi sau khi nâng ngực?

(3.69) - 82 đánh giá

Bất kỳ loại phẫu thuật tự chọn nào cũng đều là quyết định quan trọng, trong đó có phẫu thuật nâng ngực. Quá trình hồi phục sau khi nâng ngực cũng rất khác nhau ở từng người, tùy thuộc vào phương pháp, vị trí vết mổ, tình trạng sức khỏe…

Thông thường, người bệnh cần ít nhất 2 ngày nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi làm phẫu thuật và giảm các hoạt động thể lực vài ngày tiếp theo. Hầu hết mọi người có thể trở lại thói quen hàng ngày sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, biểu hiện sưng và đau có thể kéo dài thêm 3–4 tuần.

Phẫu thuật nâng ngực

Nâng ngực là một phẫu thuật được tiến hành giúp tăng kích thước ngực như mong muốn. Quá trình này liên quan đến việc thực hiện một cấy ghép ở dưới mô và cơ ngực.

Đối với phụ nữ, nâng ngực có thể giúp họ trở nên tự tin hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp, phẫu thuật nâng ngực giúp tái tạo lại ngực trong các điều kiện khác nhau.

Điều gì xảy ra ngay sau khi nâng ngực?

Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật là vô cùng quan trọng. Bạn cần cho cơ thể một khoảng thời gian nghỉ ngơi để vết thương hồi phục và trông đẹp nhất có thể.

Một số điều bạn có thể cảm thấy trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật nâng ngực:

  • Bạn có thể sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và đau nhức, do đó hãy nghỉ ngơi nhiều.
  • 24 giờ sau phẫu thuật, bạn có thể tháo băng, trừ những băng dính da steri-trip che vết mổ. Băng dính da có chứa một chất kết dính, vì vậy chúng có thể được rửa sạch mà không cần tháo bỏ. Bạn chỉ cần lau khô bằng khăn sạch và các miếng băng dính da sẽ tự rơi ra.
  • Bạn có thể che vết mổ bằng băng gạc khi cần thiết, trong khoảng 1 tuần.
  • Vùng ngực có thể căng ra do da điều chỉnh sau khi phẫu thuật.
  • Bạn cũng sẽ bị mất cảm giác vùng ngực hay nhũ hoa vài ngày.
  • Bạn có thể cảm thấy sưng và bầm tím nhẹ. Điều này hoàn toàn bình thường và sẽ giảm dần trong vài tuần tới.
  • Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn các kỹ thuật xoa bóp ngực để tránh co thắt nang, tăng tốc độ phục hồi và giảm khó chịu.
  • Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mặc các loại áo ngực mềm, giúp hỗ trợ sau khi phẫu thuật, áo ngực thể thao hay các băng quấn co giãn quanh ngực để cố định vị trí ngực trong quá trình phục hồi. Bạn không nên mặc áo ngực có dây gây ảnh hưởng đến vị trí phẫu thuật. Một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn không nên mặc áo ngực.
  • Nếu bạn được hướng dẫn mặc áo ngực dạng băng quấn, hãy tháo chúng ra trong khi tắm, sau đó quấn lại như ban đầu.
  • Hầu hết các bác sĩ sẽ cho phép bệnh nhân tắm khoảng 24 giờ sau phẫu thuật, nhưng bạn vẫn nên tránh tiếp xúc với nước trong 2 tuần.
  • Nhiều người trở lại làm việc và các hoạt động thường ngày chỉ sau vài ngày.
  • Nếu bạn được gắn một ống dẫn lưu dịch tiết sau khi nâng ngực, bạn cần nhớ đổ túi đựng dịch tiết và ghi lại lượng dịch 3 lần mỗi ngày. Điều đó giúp bác sĩ có thể nhận biết khi nào bạn tháo bỏ được ống dẫn lưu này.

Vài tuần sau khi nâng ngực

Quá trình hồi phục sẽ hoàn toàn khác nhau theo từng người. Mặc dù hầu hết mọi người trở lại bình thường khoảng một tuần sau khi phẫu thuật, quá trình chữa lành vẫn tiếp tục diễn ra:

  • Ngực có thể vẫn sưng và nhạy cảm sau một tháng phẫu thuật hoặc lâu hơn.
  • Bạn nên tránh các hoạt động nặng hay các bài tập làm tăng nhịp tim, huyết áp hoặc các động tác yêu cầu vận động cánh tay và ngực.
  • Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cũng sẽ hướng dẫn toàn diện cho bạn để phục hồi sau khi nâng ngực. Nếu gặp bất kỳ vấn đề hoặc biến chứng nghiêm trọng nào như nhiễm trùng, đau tức ngực, khó thở… bạn phải liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Kết quả

Phẫu thuật nâng ngực có thể giúp bạn thay đổi hình dạng và kích thước ngực như mong ước, giúp cải thiện ngoại hình cũng như tự tin cho bản thân. Tuy vậy, bạn cũng nên hiểu rõ thực tế quá trình nâng ngực và không nên mong đợi sự hoàn mỹ quá mức.

Một sự thật là ngực của bạn vẫn tiếp tục “già” đi sau khi nâng. Ngoài ra, tình trạng tăng cân hay giảm cân cũng ảnh hưởng đến tổng thể ngoại hình. Nếu vẫn chưa hài lòng với diện mạo mới của bộ ngực, bạn có thể cần phẫu thuật nhiều hơn để khắc phục những vấn đề đó.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

(100)
Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II là loại thuốc được sử dụng trong điều trị cao huyết áp. Những lưu ý cần thiết về thuốc sẽ giúp bạn sử dụng ... [xem thêm]

8 dấu hiệu bạn có thể đưa mối quan hệ tiến xa hơn

(84)
Bạn đang tìm hiểu một người, song lại không biết có nên tiếp tục tiến đến hôn nhân hay không? Để mối quan hệ tiến xa hơn, bạn không những lắng nghe ... [xem thêm]

Các bệnh hay bị nhầm lẫn với viêm dạ dày ruột

(71)
Viêm dạ dày ruột cấp là một vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, có xu hướng phát sinh ở khu vực nhiệt đới, đặc biệt là những nước đang ... [xem thêm]

Cách phản ứng của bố mẹ khi bé trèo ra khỏi cũi

(54)
Sự phát triển và tăng trưởng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào mới đạt các mốc cơ bản là nỗi băn khoăn của không ít người lần đầu làm cha ... [xem thêm]

Cần làm gì khi hai bé sinh đôi đánh nhau?

(58)
Một lúc bạn có được 2 bé cưng là điều vô cùng hạnh phúc. Thế nhưng, hai bé sinh đôi càng lớn thì việc nảy sinh mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. ... [xem thêm]

Ngộ độc thuốc tê

(79)
Tìm hiểu chungNgộ độc thuốc tê là gì?Ngộ độc thuốc tê (local anesthetic systemic toxicity – LAST) là một phản ứng bất lợi nghiêm trọng, có thể gây tử vong. ... [xem thêm]

Tìm hiểu về vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ

(17)
Làm cha mẹ là một công việc không có hồi kết và cũng chẳng phải điều dễ dàng. Trong quá trình phát triển của trẻ vai trò của cha mẹ giữ một vị trí quan ... [xem thêm]

Cách sử dụng nồi thủy tinh bền đẹp để bạn nấu ăn ngon

(52)
Một bộ nồi thủy tinh không những mang lại vẻ sang trọng cho căn bếp mà cũng rất tốt cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng, bảo quản cẩn thận ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN