Bàn về vấn đề giảm ham muốn khi mang thai

(4.06) - 80 đánh giá

Trong những tháng thai kỳ, tâm lý và ham muốn tình dục của cả vợ lẫn chồng đều có thể thay đổi. Một số người cảm thấy hưng phấn hơn, số khác lại hờ hững, giảm ham muốn khi mang thai.

Sự thay đổi này diễn biến như thế nào khi mang thai? Mời bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Giảm ham muốn khi mang thai có bất thường?

Có rất nhiều cảm nhận khác nhau khi nói đến ham muốn tình dục trong thời kỳ mang thai. Một số phụ nữ có ham muốn tăng cao trong suốt thời kỳ mang thai, trong khi những người khác cảm thấy ít hứng thú đối với tình dục hơn. Nhiều phụ nữ thấy rằng, sự ham muốn tình dục của họ bị dao động.

Một số mẹ bầu sẽ thấy cảm thấy quá mệt mỏi, u sầu hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Việc cảm thấy bị choáng ngợp bởi những thay đổi về thể chất và cảm xúc mà bạn đang trải qua không phải là điều bất thường. Ham muốn tình dục có thể trở lại vào ba tháng tiếp theo khi bệnh tật và sự mệt mỏi đã giảm bớt.

Tuy nhiên, cũng không hiếm mẹ bầu lại tiếp tục giảm ham muốn trong tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là một hay hai tháng cuối thai kỳ. Tại thời điểm này, cơ thể bạn có thể quá lớn, đau nhức hoặc kiệt sức để có thể làm tình một cách thoải mái. Lúc này, bạn sẽ bận tâm tới cách thức chuyển dạ và sinh nở hơn.

Hãy để chồng biết cảm giác của bạn và trấn an nửa kia rằng bạn vẫn rất yêu anh ấy. Điều quan trọng là cả hai nói chuyện với nhau một cách thoải mái và hỗ trợ lẫn nhau một cách tốt nhất có thể khi trải qua những thay đổi này.

Việc mang thai có làm giảm ham muốn tình dục của bạn đời hay không?

Dù không phải tất cả, nhưng một số ông bố sẽ thấy phụ nữ mang thai hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến bạn đời của bạn giảm ham muốn, ít nhất một khoảng thời gian trong thời kỳ vợ mang thai. Ví dụ, người bạn đời có thể e ngại về gánh nặng làm bố và lo lắng đó có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.

Có lẽ nguyên nhân phổ biến nhất khiến đàn ông trở nên do dự về chuyện tình dục trong thai kỳ là vì e sợ việc giao hợp sẽ làm tổn thương thai nhi. Nếu anh ấy cần tư vấn về sự an toàn của tình dục trong thời kỳ mang thai, bạn hãy bảo chồng cùng bạn đến buổi khám thai lần tới.

Điều quan trọng nhất là hãy chia sẻ với nhau về nỗi sợ hãi và lo lắng cũng như nhu cầu và mong muốn của bạn. Giao tiếp cởi mở có thể xoa dịu những căng thẳng và cho phép bạn thư giãn, thoải mái và tìm cách gần gũi, cho dù có giao hợp hay không.

Quan hệ bằng miệng khi mang thai có an toàn không?

Quan hệ tình dục bằng miệng như dùng lưỡi có thể chấp nhận được, nhưng cấm kị không được thổi vào âm đạo. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu bạn đời bị mụn rộp miệng, anh ấy tuyệt đối không nên quan hệ bằng miệng với bạn. Bạn có thể tham khảo các tư thế quan hệ tình dục khi mang thai tại đây.

Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng HIV của đối phương thì hãy sử dụng tấm bảo vệ miệng (một miếng cao su đặt giữa bộ phận sinh dục của phụ nữ và miệng bạn đời). Có một số bằng chứng chỉ ra rằng, một người có thể truyền HIV qua các vết xước nhỏ hoặc vết cắt trong miệng.

Nếu bạn có câu hỏi về bất kỳ hoạt động tình dục cụ thể nào khác, hãy tham khảo các ý kiến của chuyên gia về những điều an toàn trong thời kỳ mang thai nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm đẹp với nước vo gạo: Bí mật của làn da mịn màng!

(50)
Bạn thường đổ nước vo gạo mỗi khi nấu cơm? Thế thì bạn đã vô tình bỏ phí một liệu pháp làm đẹp tự nhiên với nước vo gạo chẳng tốn một đồng ... [xem thêm]

5 ngày thải độc, giảm mỡ nhờ ăn chế độ low carb lành mạnh

(61)
Ăn chế độ low carb được biết đến như một liệu pháp giảm cân, giảm mỡ an toàn. Bên cạnh đó, phương pháp ăn này còn giúp thanh lọc cơ thể, đào thải ... [xem thêm]

Tim mạch mẹ khỏe nhờ cho con bú

(98)
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cho con bú sẽ mang lại nhiều lợi ích mà có thể bạn không ngờ đến.Ngoài ... [xem thêm]

Suy gan cấp ở trẻ nhỏ: Những điều bố mẹ cần lưu ý

(93)
Suy gan cấp là tình trạng sức khỏe nguy hiểm không chỉ tác động đến gan mà nhiều bộ phận khác trong cơ thể cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng. Căn bệnh này ... [xem thêm]

Nhạy cảm thức ăn và dị ứng thức ăn: “Thủ phạm” khiến bạn bị đau bụng sau khi ăn!

(77)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

Cảnh giác bệnh vẩy nến gây nhồi máu cơ tim

(44)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

Bà bầu ăn hạt điều vừa vui miệng vừa bổ dưỡng

(91)
Bà bầu ăn hạt điều được đánh giá cao về mức độ dinh dưỡng, an toàn và hạn chế nguy cơ bị dị ứng nhiều hơn so với đậu phộng.Khi mang thai, bạn sẽ ... [xem thêm]

Hỏi đáp cùng chuyên gia về việc tiêm ngừa HPV cho trẻ

(91)
Mặc dù có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng vắc-xin HPV vẫn đem lại hiệu quả cao. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về lợi ích và rủi ro của vắc-xin ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN