Bật mí 6 thói quen giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường

(4.13) - 57 đánh giá

Kiểm soát tiểu đường không khó. Điều quan trọng là bạn cần kiên trì áp dụng những thói quen tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh việc đến gặp bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu 6 thói quen mà bạn nên thực hiện hàng ngày để có thể kiểm soát tiểu đường tốt hơn.

1. Ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát tiểu đường

Việc bạn ăn như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức đường huyết. Vì vậy, đối với những người bị tiểu đường thì ăn uống lành mạnh là cực kỳ quan trọng. Thực chất, bạn không cần phải kiêng hoàn toàn bất kỳ món nào mà chỉ cần ăn đủ lượng thích hợp với cơ thể.

Tốt nhất là bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, hãy luôn chọn các thực phẩm từ sữa tách béo và thịt nạc. Tuy không phải kiêng khem hoàn toàn nhưng bạn vẫn nên hạn chế dùng những thức ăn chứa nhiều chất béo và đường.

Đồng thời, bạn hãy luôn kiểm tra kỹ lượng tinh bột đường và cố gắng chỉ tiêu thụ một mức nhất định hàng ngày vì chúng có thể chuyển hóa thành đường. Nếu bạn đang dùng insulin hoặc các loại thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường thì hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn nữa.

2. Tập thể dục thường xuyên

Hãy trở nên năng động hơn! Bạn không nhất thiết phải đến phòng gym hay thực hiện những bài tập nặng nề. Những vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hay chơi trò chơi hành động đều có ích cho sức khỏe của bạn. Dành vài ngày trong tuần để vận động, có thể trong khoảng 30 phút mỗi ngày.

Theo WebMD, nếu sau khi tập mà bạn ra mồ hôi nhiều và thở khó hơn nghĩa là hoạt động đã đủ hiệu quả. Thường xuyên vận động sẽ giảm được mức đường huyết, giúp bạn kiểm soát tiểu đường tốt hơn. Không chỉ vậy, tập thể dục nhiều hơn thì nguy cơ mắc bệnh tim cũng sẽ thấp hơn, bạn còn có thể giảm cân và giải tỏa căng thẳng nữa.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe ít nhất là 6 tháng/lần. Bệnh tiểu đường còn có nguy cơ dẫn đến đau tim, vì vậy, bạn nên theo dõi thường xuyên lượng cholesterol, huyết áp và A1c (mức đường huyết trung bình trong 3 tháng).

Bên cạnh đó, mỗi năm bạn nên kiểm tra mắt toàn diện một lần cũng như đi thăm khám để có thể phát hiện sớm các biến chứng như viêm loét chân và tổn thương thần kinh.

4. Giải tỏa căng thẳng

Khi bạn bị stress, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Còn khi bạn đang lo lắng, việc kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ không được tốt như bình thường nữa.

Căng thẳng nhiều có thể làm bạn quên mất việc tập luyện, ăn uống hay uống thuốc đúng cách. Hãy tìm một cách để giải tỏa stress cho riêng mình, ví dụ như: hít thở sâu, tập yoga hoặc những sở thích khác có thể làm bạn thư giãn.

5. Không hút thuốc để kiểm soát tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc thêm những căn bệnh khác như: bệnh tim mạch, bệnh về mắt, thận, mạch máu, tổn thương thần kinh và đột quỵ.

Nếu bạn có hút thuốc thì nguy cơ mắc những căn bệnh này sẽ trở nên cao hơn nữa. Việc tập thể dục cũng sẽ khó khăn hơn khi bạn hút thuốc. Tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cai thuốc càng sớm càng tốt cho sức khỏe của bạn.

6. Thói quen kiểm soát tiểu đường: hạn chế dùng đồ uống có cồn

Nếu bạn không uống nhiều bia, rượu vang và rượu mạnh, việc kiểm soát tiểu đường sẽ dễ dàng hơn.

Vì vậy nếu muốn uống, bạn hãy uống có mức độ. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, phụ nữ không nên uống quá 1 phần đồ uống mỗi ngày và đàn ông không nên quá 2 phần. Đồ uống có cồn sẽ làm đường huyết lên quá cao hoặc xuống quá thấp. Bạn nên kiểm tra nồng độ đường trong máu trước khi uống và uống có chừng mực để tránh bị hạ đường huyết.

Nếu bạn đang dùng thêm insulin hoặc thuốc để kiểm soát bệnh thì nên ăn đầy đủ trước và trong khi uống. Bên cạnh đó, một số đồ uống có cồn như rượu lạnh còn có lượng tinh bột đường cao, vì vậy đừng quên tính chúng vào tổng lượng tinh bột bạn tiêu thụ mỗi ngày nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Top 10 mặt nạ cho bà bầu từ thiên nhiên

(28)
Mang thai là giai đoạn thú vị nhất trong cuộc đời của phụ nữ vì bạn mong đợi đứa con chào đời và chuẩn bị làm mẹ. Trong giai đoạn này, bạn có thể ... [xem thêm]

8 điều gây tổn hại đến mái tóc của bạn

(92)
Bạn làm đủ mọi cách mà vẫn chưa có được một mái tóc chắc khỏe như ý. Đôi khi chính những thói quen đơn giản hàng ngày như chải tóc khi ướt hay gội ... [xem thêm]

Bạn biết gì về nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi?

(78)
Hiện nay, bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi khá phổ biến. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tăng huyết áp đến từ đâu.Càng lớn ... [xem thêm]

Thời điểm thích hợp để tầm soát đái tháo đường thai kỳ?

(10)
Việc tầm soát đái tháo đường thai kỳ là cần thiết. Vậy khi nào là thời điểm tầm soát đái tháo đường thai kỳ thích hợp? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ... [xem thêm]

Trà xanh tăng khả năng thụ thai như thế nào?

(22)
Trà xanh có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe bao gồm cả khả làm tăng khả năng thụ thai. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về trà xanh tăng khả ... [xem thêm]

Bệnh lao ở trẻ em: 13 liệu pháp thảo mộc hữu ích

(55)
Có nhiều trường hợp tử vong do mắc bệnh lao ở trẻ em. Do đó, bố mẹ không thể xem thường và cần trang bị kiến thức để sớm nhận diện căn bệnh ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc về chiều cao cho trẻ tuổi teen

(61)
Chiều cao không phải là điều cầu được ước thấy. Quá cao hay quá thấp đều có thể khiến trẻ bị mặc cảm. Vì vậy, hãy trang bị các kiến thức cơ bản ... [xem thêm]

Giúp bạn dễ dàng kiểm soát chứng rối loạn giấc ngủ

(45)
Tìm hiểu chungRối loạn giấc ngủ là bệnh gì?Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN