Bé con của mẹ chào đời như thế nào?

(3.75) - 72 đánh giá

Sau chín tháng mười ngày mang thai, bạn không khỏi mong chờ giây phút chào đón thiên thần đến với thế giới mới cùng gia đình. Vậy bạn có biết hành trình mà bé con rời khỏi bụng mẹ và đón chào thế giới bên ngoài như thế nào chưa? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi nhé.

Bé “tìm cách” ra khỏi bụng mẹ như thế nào?

Xương chậu có hình dạng phức tạp, vậy nên trong suốt quá trình chuyển dạ và chào đời, em bé phải vượt qua khá nhiều “chướng ngại vật”. Khoảng rộng nhất của xương chậu là từ bên này sang bên kia tại đầu vào và từ trước ra sau ở dưới cùng (đầu ra). Đầu em bé rộng nhất khi tính từ trước ra sau, và vai là bộ phận rộng nhất khi tính từ bên này sang bên kia. Vì vậy, khi muốn được nhìn thấy thế giới bên ngoài, em bé phải vượt qua một hành trình dài với đủ cử động xoay trở để có thể tìm ra đường thông qua ống dẫn sinh.

Gần như các xương chậu của bạn rộng nhất tính từ bên này sang bên kia tại lối vào, nên hầu hết các em bé khi lọt vào xương chậu đều nghiêng bên trái hoặc bên phải. Lối ra từ xương chậu rộng nhất tính từ trước ra sau, vì vậy các em bé gần như luôn luôn xoay để có tư thế ngửa mặt hoặc úp mặt. Những hoạt động này diễn ra do kết quả của việc rặn đẻ và sự hỗ trợ của ống dẫn sinh.

Trong khi thực hiện những thao tác xoay này, em bé sẽ di chuyển dần hơn xuống dưới âm đạo. Cuối cùng, đỉnh đầu của bé xuất hiện, kéo dãn cửa âm đạo. Khi âm hộ dãn đủ rộng, đầu của em bé sẽ lòi ra ngoài – thường bằng cách mở rộng đầu, nâng cằm ra khỏi ngực và vì thế em bé thường “lộ diện” từ dưới xương mu. Bé thường xuất hiện trong tư thế úp mặt nhưng sẽ chuyển sang một bên rất nhanh chóng và vai cũng sẽ di chuyển theo hướng đó.

Tiếp theo, hai bên vai xuất hiện cùng lúc, và với sự hỗ trợ của chất trơn, toàn bộ phần còn lại của cơ thể bé sẽ ra ngoài – và bây giờ bạn có thể ôm bé một cách trọn vẹn.

Quá trình chuyển dạ có làm tổn thương bé không?

Trong giai đoạn khó khăn nhất của quá trình chuyển dạ và sinh nở, em bé được ép và đẩy xuống ống âm đạo hẹp. Bé cũng phải xoay hình xoắn ống qua hành lang xương chậu của người mẹ. Tuy nhiên, điều này hầu như không làm tổn hại đến bé. Trong thời gian chuyển dạ căng thẳng, nhịp tim của bé chậm lại để giảm sự chèn ép của toàn bộ quá trình này. Điều này đã được dự báo trước và không đáng lo ngại.

Nếu bạn có các thắc mắc cần được giải đáp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được giải thích và hướng dẫn cặn kẽ để giải tỏa mọi mối lo âu cho bạn. Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé!

Bạn có thể quan tâm:

Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho trẻ sơ sinh

Làm thế nào để theo dõi sức khỏe trẻ mới sinh

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhận biết dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em

(53)
Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả trẻ nhỏ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em sẽ giúp ... [xem thêm]

7 cách trị mụn và 3 cách trị gàu bằng mặt nạ mướp đắng

(22)
Mướp đắng (khổ qua) là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người dùng, nhờ hàm lượng vitamin A, C, E và B, kali, kẽm và các vi chất dinh ... [xem thêm]

10 tuần

(80)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Nếu con bạn ngủ ngoan suốt đêm và giấc ngủ của bé kéo dài từ 5 đến 6 giờ, bạn chính là một trong số ít ... [xem thêm]

6 loại thực phẩm gây mụn bạn nên tránh

(19)
Bạn chăm sóc da mỗi ngày mà mụn vẫn cứ xuất hiện? Rất có thể vì bạn đã ăn hơi nhiều loại thực phẩm gây mụn đấy!Mụn là một tình trạng da phổ ... [xem thêm]

Nhiễm Trichomonas

(89)
Định nghĩaNhiễm Trichomonas là bệnh gì?Nhiễm Trichomonas, là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục lây lan qua tiếp xúc tình dục. Đây là một trong những bệnh lây qua ... [xem thêm]

Đừng quên thực hiện 5 ngôn ngữ yêu thương với con mỗi ngày

(33)
Với 5 ngôn ngữ yêu thương, bạn sẽ dễ dàng thể hiện tình yêu thương của mình đối với con, từ đó vun đắp thêm tình cảm giữa bạn và con. Trẻ nhỏ có ... [xem thêm]

Cách xử trí khi bị cá có gai độc đâm vào tay

(35)
Loài cá có gai thường mang nọc độc ở gai vây lưng, ví dụ như loài cá đuối, bởi khả năng tấn công mạnh mẽ nên cá đuối thường để lại vết rách trên ... [xem thêm]

Bệnh giang mai có chữa được không?

(54)
Giang mai là căn bệnh truyền nhiễm, nếu không được chữa kịp thời sẽ dẫn các biến chứng nặng nề. “Bệnh giang mai có chữa được không?” là một thắc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN