Bệnh chlamydia kiêng gì? 3 nhóm thực phẩm nên tránh

(4.08) - 82 đánh giá

Bệnh chlamydia do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Khi bị viêm nhiễm và đang trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Vậy thì, khi bị bệnh chlamydia kiêng gì cho lành? Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm những thông tin hữu ích.

Chlamydia là bệnh gì?

Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STD). Bệnh do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra và có thể điều trị được. Tuy nhiên, vì chlamydia thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt nên nhiều người không biết mình bị bệnh.

Bệnh chlamydia nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến một số biến chứng, các vấn đề về sức khỏe dài hạn.

Bạn có thể tham khảo thêm: Bệnh chlamydia có chữa khỏi được không?

Nguyên nhân gây bệnh chlamydia

Nguyên nhân cơ bản nhất gây ra bệnh chlamydia là một loại vi khuẩn có tên chlamydia trachomatis. Vi khuẩn này lây lan khi:

  • Quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ (chẳng hạn như bao cao su) sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh, kể cả khi quan hệ bằng đường miệng và hậu môn. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục không có sự thâm nhập, tức bộ phận sinh dục chỉ cần tiếp xúc, chạm vào nhau cũng có thể khiến bạn nhiễm bệnh.
  • Nếu người mẹ bị chlamydia, trẻ cũng có khả năng bị lây bệnh trong quá trình sinh nở.
  • Ngoài ra, cũng có khi người ta bị nhiễm chlamydia ở mắt hoặc miệng do các khu vực này tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh ở bộ phận sinh dục.
  • Người từng bị mắc bệnh chlamydia và đã điều trị thành công không có nghĩa là không bị tái nhiễm.

Triệu chứng chlamydia

Hầu hết phụ nữ bị nhiễm bệnh chlamydia không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tuy nhiên, chlamydia tiến triển dẫn tới nhiễm trùng cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng, gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). Bệnh viêm vùng chậu (PID) nhiều khả năng dẫn đến mang thai ngoài tử cung và vô sinh.

Nếu một phụ nữ mang thai và bị nhiễm chlamydia, em bé dễ bị nhiễm trùng phổi hoặc mắt.

Triệu chứng ở phụ nữ nếu có sẽ bao gồm:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Đau khi quan hệ, chảy máu sau khi quan hệ
  • Xuất huyết âm đạo bất thường
  • Đau bụng dưới

Nam giới bị nhiễm chlamydia cũng thường không nhận thấy bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào. Ở nam giới, chlamydia lây nhiễm vào niệu đạo và có thể lan đến mào tinh hoàn và tinh hoàn.

Triệu chứng ở nam giới nếu có sẽ bao gồm:

  • Tiết dịch ở dương vật
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Tinh hoàn sưng, đau

Bạn có thể tham khảo thêm: Nhận biết dấu hiệu chlamydia ở nam và nữ giới

Khi nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến bệnh viện để xét nghiệm chlamydia và sớm điều trị nếu bị mắc bệnh.

Bệnh chlamydia kiêng gì?

  • Trong quá trình điều trị, bạn cần kiêng cữ quan hệ tình dục vì khi chưa khỏi bệnh hoàn toàn, bạn sẽ lây bệnh cho người khác.
  • Tránh căng thẳng, lo lắng vì những trạng thái tâm lý này ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể, khiến tình trạng nhiễm trùng tiến triển và trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chlamydia có liên quan đến tình trạng sưng và viêm, vì vậy bạn nên kiêng các loại thực phẩm gây sưng viêm, dị ứng, thực phẩm cay nóng.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá.

Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị bệnh

Thực phẩm nên ăn

1. Thực phẩm giàu protein

  • Thịt
  • Trứng
  • Cá: Cá hồi, cá thu, cá mòi…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa tươi, bơ, phô mai, sữa chua
  • Các loại hạt: đậu phộng, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạnh nhân
  • Các loại nấm: nấm hương, mộc nhĩ, nấm tuyết, nấm rơm.

2. Thực phẩm giàu chất xơ

Rau củ quả nói chung là các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tốt đề kháng. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ là:

  • Bông cải xanh, rau cần, rau cải, măng tây
  • Cà rốt, cà chua, hành, dưa leo
  • Cam, quýt, táo, mận, xoài, chuối, bơ
  • Nấm
  • Ngũ cốc

Ngoài ra, các món ăn thanh đạm như mì sợi, miến, canh đậu xanh rất tốt cho người bệnh chlamydia vì các món này chứa những thành phần lành tính, ít gây kích ứng, sưng viêm.

Bạn cũng nên uống nhiều nước để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Thực phẩm nên tránh

1. Thực phẩm dễ gây sưng viêm

Nhóm này gồm có thực phẩm nhiều đường (như bánh kẹo), các loại dầu thực vật, margarine, thực phẩm chiên nướng, thực phẩm chế biến công nghiệp có nhiều phụ gia, chất bảo quản.

2. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Một số loại hải sản (tôm, cua, sò ốc), bơ đậu phộng, thịt vịt… thường gây dị ứng. Nếu đã biết mình bị dị ứng hoặc không hợp với loại thực phẩm nào, bạn nên tránh ăn vì dị ứng gây sưng viêm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và hoành hành.

3. Các loại đồ ăn cay nóng, chất kích thích

Lẩu cay; mì cay; các gia vị cay như ớt, tiêu; rượu; bia; cà phê… thuộc nhóm này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thử 6 mẹo sau nếu bạn đang cần giấc ngủ ngon

(83)
Để dễ dàng chìm vào giấc ngủ, bạn cần một bản nhạc dịu êm hay một cơn mưa rào mát mẻ? Bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ chỉ sau vài tiếng ... [xem thêm]

Bệnh viêm đa khớp ở phụ nữ: Nguyên nhân và triệu chứng

(41)
Viêm đa khớp là một căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh ở phụ nữ lại cao hơn nhiều so với nam giới. Theo một nghiên ... [xem thêm]

Mẹo để bé ăn rau củ

(59)
Không phải đứa trẻ nào cũng đều thích thú với những trái cây rau củ tươi ngon và đầy màu sắc. Nếu bạn đang đau đầu vì bé con nhà bạn quá cứng đầu ... [xem thêm]

Ăn bơ giảm cân, đúng hay sai?

(74)
Nhiều người cho rằng ăn bơ giảm cân nghe hơi vô lý, vì bơ rất giàu calo. Thế nhưng, ăn bơ có chừng mực sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.Bơ không chỉ ngon ... [xem thêm]

Hội chứng Klinefelter

(32)
Định nghĩaHội chứng Klinefelter (nam XXY hoặc nam 47,XXY) là gì?Hội chứng Klinefelter (nam XXY hoặc nam 47,XXY) là một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh ... [xem thêm]

Tại sao bạn dễ bị đau lưng khi lớn tuổi?

(53)
Đau thắt lưng là một vấn đề phổ biến, nhưng nguyên nhân gây bệnh phần lớn không rõ. Hiểu rõ về bệnh đau thắt lưng cùng các triệu chứng của bệnh sẽ ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định

(67)
Bệnh viện Nhân dân Gia Định là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, giữ vị trí quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân thành phố và khu vực ... [xem thêm]

Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình giúp bạn nhanh khỏe hơn

(44)
Khi lên phác đồ điều trị rối loạn tiền đình, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, kế hoạch tập luyện và thói quen ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN