Cơn đau quặn thận

(3.77) - 85 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cơn đau quặn thận là gì?

Cơn đau quặn thận là một loại đau khi sỏi tiết niệu chặn một phần của đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Bạn có thể có sỏi ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu. Chúng hình thành khi các khoáng chất như canxi và axit uric gắn kết vào nhau trong nước tiểu và tạo ra các tinh thể cứng. Những viên sỏi có thể nhỏ như một hạt cát hoặc lớn như một quả bóng golf. Khi những viên sỏi này phát triển đủ lớn, chúng có thể gây đau rất nhiều.

Cơn đau quặn thận có nguy hiểm không?

Khoảng 12% nam giới và 6% nữ giới bị một hoặc nhiều viên sỏi tiết niệu. Tỷ lệ đau quặn thận tăng lên do những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng cơn đau quặn thận là gì?

Các triệu chứng cơn đau quặn thận có thể thay đổi tùy theo kích thước của viên sỏi và vị trí của nó trong đường tiết niệu. Một số viên sỏi nhỏ chỉ gây đau bụng nhẹ và có thể di chuyển theo nước tiểu ra ngoài mà không gây nhiều khó chịu.

Những viên sỏi lớn hơn có thể gây đau đớn, đặc biệt nếu chúng bị kẹt và gây tắc nghẽn bất kỳ điểm hẹp nào trong đường tiết niệu, như sỏi ở thận, bàng quang hoặc niệu quản – ống dẫn nước tiểu giữa thận và bàng quang.

Biểu hiện phổ biến nhất của đau quặn thận là đau xảy ra ở phía bên bị ảnh hưởng giữa các xương sườn và hông, lan tỏa ra vùng bụng dưới và háng.

Cơn đau có xu hướng từng đợt có thể kéo dài từ 20-60 phút trước khi lắng xuống cho đợt tiếp theo.

Cơn đau quặn thận chỉ là một trong những triệu chứng gây ra do sỏi tiết niệu. Các triệu chứng khác thường xảy ra cùng với đau quặn thận bao gồm:

  • Đau hoặc khó đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu làm cho nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu
  • Nước tiểu có mùi hôi, khó chịu
  • Buồn nôn
  • Các hạt nhỏ trong nước tiểu
  • Cảm thấy nhu cầu cấp thiết liên tục phải đi tiểu
  • Nước tiểu đục
  • Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường

Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xuất hiện trong một số trường hợp. Chúng bao gồm sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi lạnh. Bất kỳ ai có một trong các triệu chứng trên đều nên nói chuyện với bác sĩ.

Bất cứ ai có các triệu chứng sau đây ngoài đau quặn thận nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đi cấp cứu:

  • Hoàn toàn không có khả năng đi tiểu
  • Nôn không kiểm soát được
  • Sốt trên 38°C

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra cơn đau quặn thận?

Cơn đau quặn thận xảy ra khi một viên sỏi nằm trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản. Viên sỏi làm căng giãn tại chỗ, gây ra cơn đau dữ dội.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc cơn đau quặn thận?

Có nhiều yếu tố nguy cơ đối mắc cơn đau quặn thận như:

  • Chế độ ăn có nhiều chất tạo sỏi như oxalate hoặc protein
  • Có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị sỏi tiết niệu
  • Mất nước do không uống đủ nước hoặc mất quá nhiều mồ hôi, ói mửa hoặc tiêu chảy
  • Bệnh béo phì
  • Phẫu thuật dạ dày, làm tăng hấp thụ canxi và các chất hình thành nên sỏi
  • Rối loạn chuyển hóa, bệnh di truyền, cường cận giáp và các tình trạng khác có thể làm tăng lượng sỏi hình thành trong cơ thể
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán cơn đau quặn thận?

Bác sĩ thường sử dụng các xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ gia tăng của các chất tạo sỏi trong cơ thể. Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang thông thường, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc siêu âm có thể giúp xác định vị trí bất kỳ của sỏi trong đường tiết niệu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cơn đau quặn thận?

Điều trị cơn đau quặn thận thường phụ thuộc vào loại sỏi mà bệnh nhân có. Có một số loại sỏi khác nhau bao gồm:

  • Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến nhất được tạo thành từ oxalat canxi
  • Sỏi axit uric phát triển khi axit uric tập trung trong nước tiểu
  • Sỏi cystine rất hiếm gặp, gây ra do rối loạn cystinuria
  • Sỏi struvite là loại sỏi ít gặp do một loại vi khuẩn nhất định trong đường tiết niệu

Hầu hết các viên sỏi nhỏ đều có thể di chuyển theo nước tiểu ra ngoài. Trên thực tế, có tới 80% lượng sỏi thoát ra khỏi cơ qua nước tiểu. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn uống đủ nước và có thể kê toa thuốc giảm đau để giúp giải quyết cơn đau trong khi theo dõi sỏi đi ra ngoài.

Có một loạt các thủ thuật giúp loại bỏ sỏi lớn hơn và giảm cơn đau quặn thận, bao gồm:

  • Nội soi tán sỏi niệu quản: đây là một thủ thuật phẫu thuật xâm lấn, bác sĩ đưa một ống mỏng có gắn đèn và máy ảnh vào đường tiết niệu để xác định vị trí sỏi và loại bỏ nó.
  • Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL): phương pháp điều trị không xâm lấn này là quá trình nhắm âm thanh thấp vào thận để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ. Những mảnh này sau đó sẽ thoát ra ngoài qua nước tiểu.
  • Bắn sỏi thận qua da: bắn sỏi thận qua da thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Đó là quá trình xâm nhập vào thận thông qua một vết cắt nhỏ ở phía sau và sử dụng một ống chiếu sáng và các dụng cụ nhỏ để loại bỏ sỏi.
  • Đặt stent: đôi khi, bác sĩ sẽ đặt một ống mỏng vào niệu quản để giúp làm giảm tắc nghẽn và thúc đẩy sỏi đi qua.
  • Phẫu thuật mở: một số viên sỏi không thể đi ra ngoài được do vậy cần phẫu thuật mở, cách này cần thời gian phục hồi lâu hơn. Các bác sĩ thường cố gắng tán nhỏ hoặc phá vỡ các viên sỏi để chúng có thể thoát ra ngoài qua nước tiểu trước khi cân nhắc phẫu thuật mở.

Điều trị cũng có thể bao gồm các loại thuốc giúp giảm các triệu chứng hoặc giảm sự tích tụ của sỏi. Những phương pháp điều trị này có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh
  • Chất chống oxy hóa
  • Corticosteroid
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Ức chế chọn lọc alpha-1

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý cơn đau quặn thận?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với cơn đau quặn thận:

  • Một số người cũng có thể đáp ứng với việc chườm nóng mặt bên hoặc lưng dưới để làm dịu cơn co thắt cơ liên quan đến đau quặn thận.
  • Bác sĩ có thể khuyên bạn tăng cường uống nước và giảm lượng muối ăn vào.
  • Nhiều người cũng được hưởng lợi từ việc ăn uống lành mạnh phong phú với một loạt các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và protein nạc. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên tăng lượng trái cây có múi trong chế độ ăn uống như cam, chanh hoặc bưởi.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Peyronie (dương vật cong)

(11)
Tìm hiểu về bệnh PeyronieBệnh Peyronie (dương vật cong) là gì?Bệnh Peyronie, hay bệnh cong dương vật, là bệnh gây ra mô sẹo bên trong dương vật và tinh hoàn. Mô ... [xem thêm]

Thiếu hụt yếu tố V

(50)
Tìm hiểu chungThiếu hụt yếu tố V là gì?Thiếu hụt yếu tố V còn được gọi là bệnh Owren hay bệnh ưa chảy máu. Đó là một rối loạn chảy máu hiếm gặp ... [xem thêm]

Viêm bao hoạt dịch khớp háng

(48)
Tìm hiểu chungViêm bao hoạt dịch khớp háng là bệnh gì?Viêm bao hoạt dịch là loại viêm các túi nhỏ (bursa) có chứa chất dịch đệm và bôi trơn các vùng giữa ... [xem thêm]

Chấn thương mắt

(13)
Chấn thương mắt là một tai nạn tương đối phổ biến có thể xảy ra trong nhiều tình huống thường ngày. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, ... [xem thêm]

Viêm màng não do virus

(34)
Tìm hiểu chungViêm màng não do virus là bệnh gì?Bệnh viêm màng não do virus là viêm màng bao quanh não, tủy sống và được gây ra bởi nhiễm trùng do virus. Bệnh ... [xem thêm]

Bệnh gút: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(47)
Bệnh gút (bệnh gout) là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau dữ dội, sưng và cứng khớp. Gout có thể tiến triển và dẫn đến tàn phế nếu không được ... [xem thêm]

Viêm nội nhãn

(31)
Tìm hiểu chungViêm nội nhãn là bệnh gì?Viêm nội nhãn là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng viêm nghiêm trọng của các mô bên trong mắt. Bệnh thường xuất ... [xem thêm]

Dị ứng penicillin

(31)
Tìm hiểu chungDị ứng penicillin là gì?Dị ứng penicillin là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch với thuốc kháng sinh penicillin. Penicillin được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN