Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em và cách trị bệnh ghẻ ngứa cho bé

(4.37) - 60 đánh giá

Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em là một dạng phát ban do bọ ghẻ gây ra. Bệnh ghẻ rất dễ lây lan và cần được điều trị cẩn thận.

Khi ve xâm nhập vào lớp biểu bì đầu tiên của da và đẻ trứng ở vùng đó, những vết sưng nhỏ hoặc cảm giác ngứa dần sẽ xuất hiện. Tình trạng này được gọi là bệnh ghẻ. Trong một số trường hợp, bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em còn có thể nhìn thấy dưới dạng các đường lượn sóng bên dưới da. Bạn sẽ dễ dàng quan sát những đường này giữa các ngón tay và ngón chân cũng như phần bên trong của cổ tay.

Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giới thiệu những thông tin cần thiết về bệnh ghẻ ngứa ở trẻ nhỏ cũng như cách điều trị và lưu ý khi bé mắc bệnh.

Nguyên nhân bệnh ghẻ ngứa ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ ngứa ở trẻ nhỏ là sự hiện diện của ve ghẻ – những sinh vật nhỏ bé chui vào lớp trên cùng của da và sinh sống ở đó tối đa một tháng. Bọ ghẻ dễ dàng lây lan thông qua tiếp xúc da giữa bệnh nhân với người khỏe mạnh.

Nơi sinh sống của bọ ghẻ rất đa dạng, chúng có thể trú ngụ trên drap trải giường, khăn tắm, quần áo hoặc thậm chí trong tã vải của trẻ nhỏ.

Mời bạn tham khảo bài viết: Những bệnh về da thường gặp ở trẻ em

Bệnh ghẻ ngứa lây lan như thế nào?

Ghẻ ngứa là một dạng bệnh truyền nhiễm. Khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh thông qua hình thức động chạm như ôm, bắt tay… bé yêu dễ dàng bị lây bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng chung đồ chơi ở nhà trẻ, dùng chung khăn mặt hoặc ngủ chung gối cũng đều gián tiếp tạo cơ hội cho bọ ghẻ kí sinh trên da con.

Dấu hiệu bệnh ghẻ ngứa

Bọ ghẻ có kích thước rất nhỏ bé nhưng vẫn có một vài dấu hiệu để giúp bố mẹ phát hiện bệnh ghẻ.

Triệu chứng bệnh ghẻ ngứa ở trẻ sơ sinh

Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh có thể bắt đầu biểu hiện trong khoảng 3 – 4 tuần sau khi lây bệnh và gây ra những tình trạng như:

  • Khóc rất nhiều do cảm thấy khó chịu
  • Gót chân, giữa ngón tay và ngón chân, bên trong cổ tay hoặc khuỷu tay nổi mẩn đỏ lớn

Triệu chứng bệnh ghẻ ngứa ở trẻ độ tuổi tập đi

Các triệu chứng bệnh ghẻ ngứa ở trẻ độ tuổi tập đi khá giống với bé sơ sinh. Tuy nhiên, vết ngứa cũng sẽ xuất hiện trên mặt, cạnh bên của gót chân. Ngoài ra, trẻ độ tuổi này đã đủ lớn để có thể gãi ngứa, từ đó ở dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sang nhiều bộ phận của cơ thể.

Triệu chứng bệnh ghẻ ngứa ở trẻ lớn

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh ghẻ đối với bé ở độ tuổi này gồm:

  • Da sần sùi
  • Nốt mụn nhỏ, có mủ trắng
  • Vết phát ban màu đỏ hoặc tím
  • Các đường lượn sóng màu nâu hoặc bạc, chạy dọc ở phía bên trong cổ tay.

Cách trị bệnh ghẻ ngứa cho trẻ em

Việc trị bệnh ghẻ ngứa cho trẻ có thể được tiến hành bằng 2 cách:

Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng thuốc

Cách trị ghẻ ngứa thường chủ yếu là thuốc bôi ngoài da. Bé sẽ được chỉ định thuốc mỡ hoặc kem dưỡng để bôi lên các vết ghẻ lở. Đối với trường hợp nghiêm trọng, trẻ nhỏ có thể dùng đến thuốc uống trị ghẻ ngứa.

Cách trị bệnh ghẻ ngứa tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, để tăng cường hiệu quả cũng như tăng tốc quá trình lành bệnh, ban có thể tham khảo và làm theo một số biện phái trị ghẻ ngứa tại nhà được gợi ý dưới đây:

♣ Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng nước muối

Nước muối là một trong những cách trị ghẻ ngứa khá đơn giản, hiệu quả. Nước muối thậm chí có thể giết chết trứng của ký sinh trùng bằng cách xâm nhập qua vỏ của chúng và thay thế nước.

  • Cách đầu tiên trị ghẻ ngứa là xịt nước muối lên vùng da bị ảnh hưởng
  • Kế đến, bạn hãy ngâm bé trong nước muối từ 10-20 phút mỗi ngày trong khoảng 1 tuần.
  • ♣ Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng dầu tràm trà

    Tinh dầu tràm trà là một trong những biện pháp chữa ghẻ tại nhà khá hiệu quả vì sẽ giúp bé yêu giảm cảm giác ngứa và chữa lành vết thương trên da. Tuy nhiên, đối với trường hợp trứng ẩn sâu dưới da thì tinh dầu tràm trà không đem đến tác dụng quá hiệu quả. Bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bình xịt cùng với nước và phun lên ga trải giường.

    ♣ Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng dầu đinh hương

    Dầu đinh hương có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, góp phần vào khả năng chữa bệnh ghẻ ngứa ở trẻ nhỏ. Các chuyên gia đã đưa ra ý kiến rằng dầu đinh hương có hiệu quả trong việc tiêu diệt bọ ghẻ.

    ♣ Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng dầu neem

    Một loại tinh dầu khác được biết đến với khả năng trị bệnh ghẻ ngứa là dầu neem. Trong dầu có những thành phần với khả năng ngăn cản sự phát triển và sinh sản của bọ ghẻ ở da đồng thời giúp bé yêu giải tỏa cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

    Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng giấm trắng

    Giấm trắng có tính axit giúp thay đổi độ pH của da, từ đó tiêu diệt bọ ghẻ. Cách sử dụng như sau:

  • Trộn một lượng bằng nhau giữa giấm trắng và nước
  • Dùng bông cotton thoa dung dịch lên vùng da bị ảnh hưởng và để yên trong vài phút
  • Rửa sạch với nước ấm
  • Lặp lại ba lần mỗi ngày trong 10 đến 15 ngày để chống lại tình trạng nhiễm trùng da
  • Phòng bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em

    Một vài cách giúp bạn phòng bệnh ghẻ ngứa cho bé và cả gia đình bao gồm:

    • Tăng cường đề kháng da
    • Không dùng chung khăn mặt
    • Quét và lau sàn thường xuyên
    • Giặt quần áo bằng nước nóng
    • Loại bỏ tã vải của bé nếu nghi ngờ có mang mầm bệnh
    • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp tối đa với người bị ghẻ và vật dụng của người đó.

    Lưu ý khi bé mắc bệnh ghẻ ngứa

    Một số điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ đối với bệnh ghẻ ngứa ở trẻ nhỏ:

    • Không nên tự chuẩn đoán bệnh
    • Không nên tự dừng việc điều trị bệnh cho bé
    • Giữ không gian sinh hoạt luôn gọn gàng, sạch sẽ
    • Không đưa bé đến nơi công cộng như trường học để tránh lây nhiễm
    • Trẻ nhỏ không thể bị lây bệnh ghẻ từ động vật chẳng hạn như chó, mèo.

    Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bé vô cùng khó chịu cũng như khó kiểm soát tình trạng. Nếu nghi ngờ con mắc bệnh, bạn hãy tạm thời cách ly trẻ với những thành viên trong gia đình và đưa bé đến bác sĩ.

    Phương Uyên/HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bạn nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

    (41)
    Khi bị chảy máu lưỡi, bạn cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân để xử lý kịp thời. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ tiềm ... [xem thêm]

    Cải bó xôi: Lợi ích cho sức khỏe, công dụng và giá trị dinh dưỡng

    (96)
    Hẳn ai cũng biết đến cải bó xôi, nhưng không phải ai cũng biết những tác dụng tuyệt vời của loại rau có màu xanh sẫm này.Cải bó xôi rất quen thuộc trên ... [xem thêm]

    7 cách “rửa ruột” thanh lọc cơ thể tại nhà

    (59)
    Bạn nên rửa ruột để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe của ruột và hệ tiêu hóa. Liệu có cách rửa ruột tự nhiên mà bạn có thể áp dụng ngay tại ... [xem thêm]

    Nên cho con ăn ít hay nhiều chất béo?

    (95)
    Chất béo đóng một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bé. Bổ sung chất béo như thế nào để phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chế độ ăn ... [xem thêm]

    Tác dụng phụ của thuốc Myonal bạn cần biết

    (19)
    Myonal là một phương thuốc công hiệu trong điều trị các triệu chứng liên quan đến cơ. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc này cũng kèm theo những tác dụng phụ ... [xem thêm]

    Cắt bỏ tuyến cận giáp

    (74)
    Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp là gì?Hầu hết mọi người đều có 4 tuyến cận giáp, các tuyến này thường nằm ở cổ và có vai trò kiểm ... [xem thêm]

    Ngã cũng có thể làm gãy xương hông

    (58)
    Bà bầu bị đau khớp háng là tình trạng gây khó chịu bởi bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt. Cơn đau do nhiều nguyên nhân gây ra.Chúng tôi sẽ đem ... [xem thêm]

    Điểm danh các loại bệnh ung thư máu

    (58)
    Bệnh ung thư máu có nhiều loại với những biểu hiện và triệu chứng riêng. Đối với mỗi bệnh, phương pháp điều trị ung thư máu cũng khác nhau.Ung thư máu ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN