Bệnh nhân cao huyết áp cần tránh lạm dụng rượu bia

(4.32) - 93 đánh giá

Nếu bạn đang bị tiểu đường, uống nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết làm bệnh trầm trọng hơn. Vậy ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường là gì?

Các bệnh nhân tiểu đường nên đặc biệt chú ý đến việc sử dụng rượu bia, bởi chúng chính là tác nhân gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh. Rượu bia ảnh hưởng xấu đến gan, từ đó làm thay đổi lượng đường huyết trong cơ thể. Rượu bia còn có thể tương tác với một số loại thuốc trị tiểu đường nhất định.

Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường, Chúng tôi mời bạn đọc tiếp.

Các ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường

1. Rượu bia có thể tương tác với thuốc điều trị tiểu đường

Việc uống nhiều rượu bia có thể làm cho lượng đường huyết của bạn tăng hoặc giảm bất thường. Khi mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ thường kê cho bạn một số loại thuốc (như sulfonylurea và các loại meglitinide) để làm giảm đường huyết trong cơ thể. Trong quá trình dùng những thuốc này, nếu bạn uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc chứng “sốc insulin”, là những trường hợp cấp cứu trong y khoa.

2. Rượu bia làm cản trở chức năng gan

Chức năng chính của gan là để dự trữ và điều hòa lượng đường trong cơ thể. Khi bạn uống rượu bia, gan của bạn sẽ phải làm việc cật lực để loại bỏ đi các chất độc trong rượu bia ra khỏi máu, làm giảm đáng kể chức năng điều chỉnh đường huyết của nó. Chính vì vậy, nếu thấy đường huyết đã hạ thấp, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia.

3. Ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường: hạ đường huyết

Sau khi uống rượu bia vài phút hoặc vài giờ đồng hồ, lượng đường huyết của bạn sẽ có xu hướng giảm. Vì vậy, bạn cần kiểm tra lượng đường huyết của mình ngay sau đó. Nếu chỉ số đường huyết giảm đến mức 100 mg/dL, bạn hãy bắt đầu dùng một ít thức ăn để phần nào điều chỉnh lại nó.

Những lưu ý khi uống rượu bia

1. Không nên uống rượu bia khi đói

Thức ăn giúp làm giảm tỷ lệ rượu bia hấp thụ vào máu. Cho nên khi đói, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia. Thay vào đó, nếu muốn uống rượu bia, hãy uống trong bữa ăn chính hoặc ăn kèm một số thức ăn nhẹ trong khi uống.

2. Phải quan tâm đến lượng đường huyết của mình trước khi sử dụng rượu bia

Rượu bia ảnh hưởng đến chức năng sản sinh ra glucose trong máu của gan. Vì vậy, để đảm bảo lượng đường huyết luôn ở mức ổn định, bạn nên tránh uống rượu bia hoặc các loại thức uống có cồn khác.

3. Tập uống rượu bia thật chậm

Việc uống rượu bia với tốc độ vừa phải sẽ giảm đi các ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bạn. Tùy vào cân nặng của mỗi người và thời gian cần thiết để hấp thụ chất cồn mà tốc độ uống rượu bia của mỗi người cũng khác nhau.

Uống quá nhiều rượu bia cùng lúc có thể khiến bạn cảm thấy đờ đẫn và buồn ngủ. Đây là triệu chứng của tình trạng hạ đường huyết. Khi các triệu chứng hạ đường huyết bắt đầu bộc phát, bạn cần ăn ngay một cái gì đó hoặc dùng các viên kẹo ngọt có chứa glucose để làm tăng lượng đường huyết trở lại.

4. Cần biết đâu là giới hạn của bản thân

Mỗi người có một giới hạn riêng khi uống rượu bia. Bạn cần thảo luận với bác sĩ để xác định được tình trạng sức khỏe của mình và giới hạn về lượng chất cồn sẽ uống. Trong một số trường hợp, nữ giới mắc bệnh tiểu đường không nên uống rượu bia quá 1 lần mỗi ngày, trong khi nam giới thì không nên vượt quá 2 lần mỗi ngày.

Hy vọng với những thông tin mà Chúng tôi cung cấp về ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường, bạn sẽ biết cách điều chỉnh lại thói quen uống rượu bia của mình một cách hợp lý và đẩy lùi nguy cơ phát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cùng tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi

(44)
Rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi là một tình trạng khá phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn này. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ ... [xem thêm]

Bệnh giời leo có lây không?

(49)
Bệnh giời leo là chứng phát ban trên da gây ra bởi virus thuỷ đậu (varicella zoster). Giời leo thường nổi thành một dải hay một vùng nhỏ trên một phía khuôn ... [xem thêm]

9 cách lành mạnh giúp bạn giảm cân trong 1 tuần

(53)
Nếu không có kế hoạch giảm cân trong 1 tuần một cách lành mạnh, bạn có thể bị suy nhược cơ thể, gặp các vấn đề về dạ dày hoặc thậm chí là tăng ... [xem thêm]

Các liệu pháp chữa viêm amidan bằng thảo dược

(14)
Viêm amidan là một bệnh lý thuộc về hệ hô hấp khá phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng viêm amidan sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu không ... [xem thêm]

Giải đáp về cân nặng của mẹ khi mang thai

(87)
Bài viết giải đáp thắc mắc về cân nặng của mẹ khi mang thai giúp bạn xác định cân nặng mình cần đạt được và thực hiện nó một cách hiệu quả.Việc ... [xem thêm]

7 cách ăn uống lành mạnh trong mùa Giáng sinh năm nay

(11)
Tâm lý vui vẻ, háo hức trong mỗi dịp lễ hội khiến bạn khó có thể kiềm chế cảm xúc trước nhiều món ăn ngon.Nếu biết cách ăn uống lành mạnh, bạn sẽ ... [xem thêm]

Những loại thuốc thường dùng khi bị sốt siêu vi

(86)
“Sốt siêu vi uống thuốc gì?” là câu hỏi nhiều người quan tâm với mong muốn giảm bớt các triệu chứng gây mệt mỏi, khó chịu khi cơ thể bị virus tấn ... [xem thêm]

Bí kíp ngăn ngừa nếp nhăn cực hiệu quả

(55)
Nếp nhăn là một trong những dấu hiệu của quá trình lão hoá mà chúng ta không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể khiến quá trình này diễn ra chậm hơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN