Bệnh sùi mào gà ở trẻ em: Dễ lây nhưng không gây hại

(4.38) - 56 đánh giá

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em dù không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé nhưng vẫn cần được theo dõi sát sao để tránh lây lan sang những người khác.

Về mặt y học, bệnh sùi mào gà ở trẻ em khá vô hại do bệnh chỉ tác động vào bề mặt da của trẻ. Tuy nhiên, trên phương diện khác như thẩm mỹ hoặc vận động, tình trạng này có thể khiến bé không được thoải mái. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân gây ra, cách giúp ngăn ngừa và phương pháp điều trị tốt nhất.

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em là gì?

Sùi mào gà là hiện tượng một vùng da trở nên cứng và có bề mặt nhám, bạn cũng có thể gọi tình trạng này bằng cái tên mụn cóc. Sùi mào gà có nhiều kích cỡ, màu sắc, hình dạng và xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể. Một số thông tin khác của bệnh bao gồm:

  • Bệnh không phổ biến ở trẻ sơ sinh
  • Bé gái dễ mắc phải sùi mào gà hơn bé trai
  • Bệnh phổ biến nhất ở trẻ trong độ tuổi từ 12 – 16
  • Từ 10 – 20% trẻ em bị mụn cóc do sùi mào gà gây nên
  • Sùi mào gà thường có lớp ngoài giống màu da nhưng đôi lúc, các nốt cũng sẽ sẫm màu một chút.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở trẻ em?

Bệnh sùi mào ở trẻ em do papillomavirus ở người (HPV) gây ra, tình trạng này được liệt vào dạng da phát triển quá mức nhưng không gây ung thư. Sùi mào gà hình thành khi virus xâm nhập vào da thông qua vết thương hở, chẳng hạn như vết trầy xước. Sau đó, virus sẽ thúc đẩy các tế bào ở lớp ngoài của da phát triển nhanh chóng.

Các dạng của bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Mụn cóc do sùi mào gà gây ra thường không đau nhưng vẫn sẽ khiến bé khó chịu nếu như nốt mụn sần bị chạm vào nhiều lần khi bé cử động. Các dạng mụn cóc khác nhau do sùi mào gà gây nên sẽ mọc trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Một số vết mụn có hình dạng mịn màng và bằng phẳng trong khi số khác mang vẻ ngoài thô ráp, sưng lớn.

Những dạng sùi mào gà phổ biến bao gồm:

  • Sùi mào gà thông thường: Mụn cóc dễ dàng nhìn thấy trên các ngón tay, bàn tay, đầu gối và khuỷu tay. Chúng có hình vòm, màu nâu xám kèm bề mặt thô ráp với các chấm đen.
  • Sùi mào gà dạng phẳng: Mụn cóc ở dạng này sẽ phẳng và có kích thước bằng đầu ngón tay. Mụn cóc phẳng có thể có màu hồng, nâu nhạt hoặc vàng. Thêm vào đó, nốt mụn thường xuất hiện trên mặt nhưng vẫn có thể tồn tại ở các khu vực như cánh tay, đầu gối hoặc bàn tay.
  • Mụn cóc ở lòng bàn chân: Mặc dù hầu hết các loại mụn cóc do sùi mào gà đều không gây đau, nhưng mụn cóc dưới chân thì ngược lại. Bé sẽ cảm thấy khá khó chịu khi vận động đấy.
  • Mụn cóc filiform: Mụn cóc sẽ có màu hồng, hình dạng khá giống ngón tay. Chúng thường mọc trên hoặc xung quanh miệng, mắt hoặc mũi.
  • Mụn cóc sinh dục: Mụn cóc sinh dục phát triển trên bộ phận sinh dục. Nốt mụn sẽ khá mềm mại và không có bề mặt sần sùi như các dạng mụn khác.

Ngăn ngừa bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Các virus gây ra sùi mào gà trên da thường truyền từ người sang người. Phải mất đến vài tháng sau khi virus lây nhiễm đã xâm nhập vào cơ thể, những nốt mụn cóc mới xuất hiện. Một số trẻ nhỏ dễ bị mụn cóc hơn bạn bè cùng trang lứa. Những bé có hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương, chẳng hạn như từng được cấy ghép nội tạng, mang nhiều nguy cơ mắc phải chứng sùi mào gà. Ngoài ra, nếu trẻ có tật cắn móng tay hoặc bóc da tay thì nguy cơ nhiễm phải virus gây bệnh cũng khá cao.

Trẻ em nhiễm virus gây bệnh này thông qua nhiều cách: Sử dụng chung khăn mặt và đồ chơi hoặc trong lúc chơi đùa với bạn bè. Tất nhiên, không có phuong pháp nào chắc chắn có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm hoàn toàn căn bệnh này. Mặt khác, có một vài phương pháp sẽ giúp giảm tỷ lệ bệnh sùi mào gà ở trẻ em, chẳng hạn như:

  • Khuyến khích con đi dép xỏ ngón khi đến bãi biển, bể bơi thay vì đi chân trần
  • Nhắc nhở trẻ nhỏ không dùng chung khăn, bàn chải hoặc dụng cụ cắt móng với bất cứ ai
  • Nếu có thành viên trong gia đình mắc phải căn bệnh này, hãy nhờ họ phun thuốc tẩy pha loãng khắp nhà tắm mỗi lần tắm xong.

Phương pháp chữa bệnh sùi mào gà ở trẻ em tại nhà

Như thông tin đã được đề cập trước đó, sùi mào gà không gây hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Các bác sĩ đã đưa ra ý kiến rằng 40% trẻ em mắc phải bệnh này sẽ tự khỏi trong vòng hai năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều bé lại cảm thấy không thoải mái với tình trạng này, chẳng hạn như mụn cóc ở bàn chân bởi chúng có thể cản trở hoạt động hàng ngày. Do đó, bạn hãy cân nhắc áp dụng những phương pháp như sau:

  • Bôi dầu thầu dầu lên trên nốt mụn
  • Sử dụng các loại thuốc không kê đơn sau khi tham khảo ý kiến dược sĩ
  • Nghiền nát 1 viên vitamin C, sau đó hòa thêm một chút nước rồi chấm nhẹ lên vùng da sần sùi nhiều lần
  • Dán 1 miếng băng cá nhân lên các nốt mụn trong vòng 6 ngày, sau đó dùng nước ấm để gỡ băng dính ra.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải cách thức nào cũng mang lại hiệu quả 100% và bệnh sùi mào gà ở trẻ em có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.

Khi nào nên đưa con đến bác sĩ?

Nếu các biện pháp trên chưa mang lại hiệu quả, bạn hãy cân nhắc việc đưa bé đến bác sĩ để thực hiện các phương pháp điều trị hữu hiệu hơn. Thông thường sẽ có 2 hướng chữa bệnh: Phá hủy các nốt mụn cóc hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch để thúc đẩy cơ thể tự loại bỏ tình trạng này nhanh hơn.

Nếu lựa chọn phương thức phá hủy, bác sĩ sẽ thực hiện theo 3 cách:

  • Đóng băng mụn cóc bằng nitơ lỏng
  • Sử dụng tia laser để tiêu diệt mụn cóc
  • Bôi axit salicylic (BHA) và axit lactic (AHA) để làm mềm vùng da bị ảnh hưởng.

Đối với việc tăng cường hệ thống miễn dịch, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp:

  • Tiêm vào mụn cóc các chất như kháng nguyên
  • Một số chế phẩm dùng ngoài da như axit squaric để tăng cường khả năng miễn dịch ở vùng da cần điều trị
  • Chỉ định cho bé sử dụng Tagamet để kích thích hệ thống miễn dịch và làm sạch mụn cóc. Thuốc này phải được dùng trong hai hoặc ba tháng mới có tác dụng rõ rệt.

Do hiếu động mà trẻ nhỏ dễ mắc phải các chứng bệnh lây nhiễm qua da, chẳng hạn như sùi mào gà. Tuy nhiên, bạn cũng đừng tỏ ra quá lo lắng nếu tình trạng không làm bé yêu cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, hãy làm theo những gợi ý đã được đề cập để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhé.

Phương Uyên/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tương lai nào cho người bị ung thư xương giai đoạn cuối?

(84)
Mặc dù tỷ lệ sống của ung thư xương giai đoạn cuối không mấy khả quan, nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ ... [xem thêm]

Tìm hiểu các bước chăm sóc da Hàn Quốc

(90)
Phụ nữ Hàn Quốc luôn khiến mọi người ngạc nhiên với làn da trẻ trung, không khuyết điểm bất kể tuổi tác của mình. Thật ra bí mật đằng sau làn da ấy ... [xem thêm]

5 điều bạn nên biết trước khi xỏ khuyên

(63)
Xỏ khuyên là hình thức làm đẹp giúp bạn thể hiện cá tính riêng và định hình phong cách. Tuy nhiên, cách làm đẹp này cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm nếu bạn ... [xem thêm]

6 dấu hiệu đau tim ở phụ nữ bạn đừng làm ngơ!

(56)
Không phải lúc nào những triệu chứng đau tim ở phụ nữ cũng giống như nam giới, chẳng hạn việc đau ở ngực và trên cánh tay.Có những dấu hiệu đau tim luôn ... [xem thêm]

4 bệnh ngoài da ở vùng kín khiến âm hộ đau rát, khô nứt

(13)
Nhiều phụ nữ tìm cách làm đẹp vùng âm hộ nhưng thật ra việc quan trọng hơn chính là giữ bộ phận này sạch và khỏe trước. Trong bài viết sau, hãy cùng ... [xem thêm]

11 thói quen ngủ không tốt mà ba mẹ nên tránh

(57)
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Thế nhưng, có những thói quen ngủ không tốt có thể khiến bé ... [xem thêm]

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH)

(68)
Tìm hiểu chungHội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là gì?Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến phụ nữ. ... [xem thêm]

Mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn khi đi du lịch

(32)
Cho dù bạn đang đi du lịch với bạn bè ở khu nghỉ mát hoặc đi công tác và ở trong khách sạn thì từ tác động từ chiếc giường ngủ, nơi ở, âm thanh và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN