Bệnh tiểu đường và rượu bia: Ảnh hưởng thế nào đến đường huyết?

(4.32) - 23 đánh giá

Đối với nhiều người, một ly rượu, bia sẽ chẳng gây hại gì cả. Tuy nhiên, với những người đang mắc vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, đồ uống có cồn sẽ làm tăng lượng đường huyết và gây hại cho sức khỏe của họ.

Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu tác động cũng như cách sử dụng hợp lý rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác.

Rượu, bia và cơ thể

Đồ uống có cồn như rượu, bia thường được xem là một loại “thuốc” an thần, giúp làm dịu và giảm đau vì nó gây tác hại hệ thần kinh trung ương của người uống. Mỗi bộ phận trên cơ thể đều bị rượu, bia tác động đến. Sau khi bạn uống, rượu bia sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào dạ dày, đến ruột non rồi vào máu.

Ở một người bình thường, gan phân hủy được một phần uống có cồn tiêu chuẩn mỗi giờ. Lượng đồ uống còn lại sẽ di chuyển khắp cơ thể, chúng được phổi, thận, da xử lý và thải qua nước tiểu, mồ hôi.

Tùy vào lượng rượu, bia bạn uống mà mức độ tác động lên cơ thể của chúng cũng sẽ khác nhau. Khi uống một lượng nhỏ, rượu bia sẽ như một chất kích thích – bạn có thể cảm thấy vui vẻ hoặc nói nhiều hơn. Còn khi uống quá nhiều, cơ thể bạn sẽ dần bị suy nhược.

Rượu, bia và nồng độ đường huyết

Tùy theo thể trạng của mỗi người mà cơ thể sẽ có những phản ứng với đồ uống có cồn khác nhau. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác về đường huyết cần phải cẩn trọng hơn khi uống bia, rượu.

Trang Medical News Today cho biết, tiêu thụ đồ uống có cồn sẽ tác động đến đường huyết cũng như các hormone cân bằng nồng độ đường huyết. Những người hay uống rượu với độ cồn cao, uống nhiều bia sẽ dễ dàng mất hết năng lượng dự trữ chỉ trong vài giờ.

Về lâu dài, tiêu thụ quá mức rượu, bia cũng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của insulin, dẫn tới tăng caolượng đường trong máu. Những người đã bị bệnh gan do rượu bia thường cũng sẽ bị tiểu đường hoặc không thể hấp thụ glucose nữa.

Bình thường, nồng độ đường huyết sẽ ở khoảng 70–100g/dl, nhưng với những người bị tiểu đường mà không chữa trị, nồng độ này thường sẽ cao hơn 126g/dl.

Bệnh nhân tiểu đường phải cực kỳ cẩn thận với chuyện dùng đồ uống có cồn. Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm rõ những nguy hiểm liên quan. Ngoài ra, một số loại thuốc không nên dùng chung với đồ uống có cồn và người bị tiểu đường càng phải chú ý hơn nữa.

Tiêu thụ rượu bia có thể làm hạ đường huyết thấp đến mức báo động. Bởi vì gan phải làm việc để loại bỏ cồn ra khỏi máu thay vì kiểm soát nồng độ đường huyết. Rượu bia cũng sẽ làm cơ thể khó nhận thức được lượng đường trong máu có bị hạ thấp hay không. Triệu chứng của hạ đường huyết cũng tương tự với uống quá nhiều rượu bia, bao gồm: rối loạn nhịp tim, buồn ngủ, mờ mắt, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất phương hướng và có thể bị bất tỉnh.

Những vấn đề khác liên quan đến rượu bia và người mắc bệnh

Không chỉ ảnh hưởng đến đường huyết, với những người mắc bệnh tiểu đường, đồ uống có cồn còn gây ra những tác hại sau:

√ Đồ uống có cồn có thể kích thích sự thèm ăn, làm bạn ăn nhiều hơn và dẫn đến đường huyết tăng lên cao hơn nữa, nếu thường xuyên sẽ làm cơ thể bạn ở trạng thái thừa cân.

√ Thêm vào đó, đồ uống có cồn còn làm giảm ý chí khiến bạn dễ sa vào chế độ ăn uống không lành mạnh hơn. Chúng cũng phản ứng lại với một số loại thuốc uống trị bệnh tiểu đường và làm tăng huyết áp.

Lưu ý khi dùng đồ uống có cồn

Người bị bệnh tiểu đường nếu muốn sử dụng đồ uống có cồn thì nên kiểm tra nồng độ đường huyết trước khi uống và 24 tiếng sau đó. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên kiểm tra nồng độ trước khi ngủ để đảm bảo chúng vẫn đang ở trạng thái ổn định.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, một phần uống tiêu chuẩn tương đương với 14g đồ uống có cồn nguyên chất. Rượu, bia thông thường có nồng độ cồn ở mức 2–20%. Tuy nhiên, các loại rượu mạnh có thể đạt mức 40–50% hoặc cao hơn nữa.

Nồng độ của một phần đồ uống cơ bản (function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

Người mắc bệnh tiểu đường uống rượu, bia thế nào cho đúng?

Những người mắc vấn đề về đường huyết không nên uống các loại thức uống đã pha chế và cocktail vì chúng thường chứa rất nhiều đường, sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cũng khuyến nghị về cách uống đồ uống có cồn cho người bị tiểu đường:

  • Phụ nữ không nên uống quá 1 phần uống cơ bản mỗi ngày.
  • Đàn ông không nên uống quá 2 phần uống cơ bản mỗi ngày.
  • Không uống khi đói bụng hoặc đường huyết đang ở mức thấp.
  • Không dùng rượu, bia để thay thế cho thức ăn – chúng không được tính là chất bột đường.
  • Uống từ từ từng ngụm nhỏ, tránh uống hết chỉ trong một lần.
  • Luôn cấp nước cho cơ thể với những thức uống không calo như nước, soda ăn kiêng.
  • Có thể chọn các loại bia nồng độ thấp hoặc rượu có pha soda thay cho những loại thông thường.
  • Luôn cẩn trọng với các loại bia nguyên chất tự làm vì chúng có thể chứa gấp đôi lượng calo và cồn so với bia nồng độ thấp.
  • Nếu muốn uống nước đã pha chế, hãy chọn những loại không calo như soda hoặc tonic ăn kiêng.
Lượng tinh bột và đường có trong các loại thức uống có cồn

Phần lớn những người bị tiểu đường đều thưởng thức đồ uống có cồn vào những dịp đặc biệt. Tuy nhiên, gan cần từ 1–1,5 tiếng để phân hủy mỗi phần đồ uống này. Uống càng nhiều thì nguy cơ bị hạ đường huyết sẽ càng cao.

Các triệu chứng hạ đường huyết thường xảy ra rất đột ngột và dẫn tới nguy hiểm nếu cơ thể người uống chưa sẵn sàng. Vì vậy, trước khi uống, bạn hãy ăn một ít bột đường để lượng đường trong máu luôn được ổn định.

Người bị tiểu đường nên mang theo thuốc đường (glucose) để đề phòng các trường hợp khẩn cấp và kiểm tra nồng độ đường huyết thường xuyên. Người bệnh cũng nên chú ý vì tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn sẽ làm giảm hiệu quả của các loại thuốc trị bệnh tiểu đường.

Theo một nghiên cứu gần đây cho biết: phụ nữ uống vừa phải và có kiểm soát sẽ ít bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn những người không uống. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn có một số hạn chế vì chúng có thể làm thay đổi nhận thức của người dùng về các tác động của rượu, bia. Đối với người bị tiểu đường, tốt nhất họ nên cẩn trọng và tuân theo chế độ được khuyến nghị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn đã biết cách cai sữa mẹ cho bé?

(66)
Khi nào bạn nên cho con cai sữa mẹ?Các bà mẹ thường muốn cai sữa cho em bé vì nhiều lý do. Quá trình cai sữa sẽ chính thức bắt đầu khi bé lần đầu tập ăn ... [xem thêm]

Điểm danh các loại hạt tốt cho bà bầu

(12)
Các loại hạt tốt cho bà bầu bao gồm óc chó, hạt hướng dương, hạt sen… Chúng không những ngon miệng mà còn đem đến nhiều lợi ích tích cực cho mẹ ... [xem thêm]

Ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay và giảm đau nhức với 3 bài tập kéo giãn

(69)
Nếu các bộ phận trên cánh tay bạn bị đau hoặc bị tê, đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay. Vậy bạn đã biết cách điều trị hội chứng ... [xem thêm]

7 tuyệt chiêu giảm muối và đường trong chế độ ăn của bé

(45)
Một chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho bé phát triển. Vậy bạn cần hạn chế những loại thực ... [xem thêm]

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim thầm lặng bạn đừng chủ quan

(42)
Đa số mọi người khi được hỏi về dấu hiệu nhồi máu cơ tim sẽ nghĩ ngay đến triệu chứng đau thắt ngực. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, các bác sĩ đã ... [xem thêm]

Ngâm chân nước nóng: Tác dụng, cách làm và lưu ý

(49)
Đôi bàn chân là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể. Tuy nhiên phần lớn chúng ta đều bỏ quên việc chăm sóc bộ phận này. Hãy thử ngâm chân nước nóng ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về các dấu hiệu ung thư xương?

(31)
Dù loại hình có thể khác biệt, nhưng dấu hiệu ung thư xương phần lớn đều giống nhau, bao gồm đau nhức và sưng tấy. Tuy nhiên, nhiều người hay nhầm lẫn ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì sau phẫu thuật để phục hồi nhanh chóng?

(65)
Việc bạn ăn gì sau phẫu thuật có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi và chữa lành vết thương. Ăn đúng loại thực phẩm có thể ngăn ngừa các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN