Chẩn đoán bệnh hen suyễn bằng lưu lượng thở ra đỉnh (Phần 1)

(3.87) - 84 đánh giá

Hen suyễn là một tình trạng bệnh lý mạn tính được đặc trưng bởi sự viêm liên tục ở đường hô hấp. Các triệu chứng hen suyễn thường gặp gồm có bị hụt hơi khi vận động, thở khò khè và ho. Dòng không khí thở ra từ phổi có thể bị hạn chế do viêm hay do sự ứ đọng chất nhầy.

Lưu lượng thở ra đỉnh (PEFR) là nghiệm pháp giúp đo lường tốc độ thở ra tối đa của một người. Nghiệm pháp này kiểm tra chức năng phổi, và thường được sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn.

Bạn đã biết lưu lượng thở ra đỉnh là gì?

Đo PEFR thường được thực hiện tại nhà bằng một thiết bị cầm tay không đắt tiền gọi là lưu lượng đỉnh kế. Cả hai loại thiết bị dùng bằng điện và không dùng điện đều đang được bày bán trên thị trường. Thiết bị này rất dễ sử dụng và hầu hết bệnh nhân lớn hơn 5 tuổi đều có thể đọc kết quả chính xác.

Để đo PEFR hữu ích, bệnh nhân phải lưu giữ các kết quả đo lường về tốc độ thông khí của họ. Nếu không, bệnh nhân sẽ không nhận thấy những mô hình xảy ra khi tốc độ luồng khí của họ thấp hoặc đang giảm.

Những mô hình này có thể giúp mỗi người ngăn chặn các triệu chứng tồi tệ hơn trước khi gặp phải một cơn suyễn thực sự, ví dụ, mỗi người sẽ nhận thức được khi nào họ cần điều chỉnh môi trường hay các loại thuốc của họ, hay đặt một cuộc hẹn với bác sĩ.

Nghiệm pháp đo PEFR cũng được gọi là lưu lượng đỉnh.

Tại sao phải thực hiện bài kiểm tra lưu lượng thở ra đỉnh?

Kiểm tra PEFR là một bài kiểm tra đơn giản, phổ biến giúp chẩn đoán và theo dõi các vấn đề liên quan đến phổi, như:

  • Bệnh hen suyễn;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
  • Rối loạn chức năng sau ghép phổi.

Loại kiểm tra này cũng có thể được thực hiện tại nhà để xác định liệu pháp điều trị rối loạn phổi nào đang thực hiện và để ngăn ngừa tình trạng bệnh lý trở nên tệ hơn. Giữ kết quả của các lần lưu lượng đỉnh cũng có thể giúp bệnh nhân xác định liệu các yếu tố môi trường hay một số chất gây ô nhiễm có đang tác động đến hơi thở của họ không.

Bài kiểm tra lưu lượng thở ra đỉnh được thực hiện như thế nào?

Kiểm tra PEFR được thực hiện bằng một lưu lượng đỉnh kế. Đây là một dụng cụ cầm tay đơn giản với một ống thổi ở một đầu và thang đo ở một đầu khác. Một mũi tên bằng nhựa nhỏ chuyển động khi không khí được thổi vào ống, đo tốc độ dòng không khí. Khi bạn tiến hành kiểm tra, bạn sẽ:

  • Hít vào càng sâu càng tốt;
  • Thổi vào ống thổi càng nhanh và mạnh càng tốt. Đừng đặt lưỡi của bạn vào trước ống thổi;
  • Làm điều này 3 lần;
  • Ghi chú tốc độ cao nhất của cả ba lần.

Nếu bạn ho hoặc hắt hơi khi thở ra, bạn sẽ cần phải bắt đầu thực hiện lại.

Bao lâu thì bạn cần thực hiện bài kiểm tra?

Để xác định “thể trạng tốt nhất của bản thân”, các bệnh nhân nên đo lường lưu lượng đỉnh của họ:

  • Ít nhất hai lần một ngày trong vòng 2 đến 3 tuần;
  • Vào buổi sáng khi thức dậy và vào cuối buổi chiều hay đầu buổi tối;
  • 15 đến 20 phút sau khi sử dụng thuốc đồng vận beta 2 dạng hít, tác dụng nhanh (thuốc hen suyễn).

Một loại thuốc đồng vận thông thường có tên albuterol, được đặt theo tên thương hiệu Proventil và Ventolin. Loại thuốc này có tác dụng làm thư giãn các cơ xung quanh đường hô hấp và giúp gia tăng đường kính của đường hô hấp.

Trong phần 2, Hello Bác sĩ sẽ phác họa cho bạn biết cần chuẩn bị gì trước khi kiểm tra lưu lượng thở ra đỉnh và đọc kết quả của kiểm tra này như thế nào. Bạn đón đọc ngay sau bài viết này nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Uống tinh bột nghệ: 10 tác dụng thần kỳ rất đáng làm ngay!

(36)
Nếu bạn còn thắc mắc tại sao phải uống tinh bột nghệ thì 10 công dụng tinh bột nghệ Hello Bacsi giới thiệu sau đây sẽ khiến bạn muốn khám phá ngay tác ... [xem thêm]

Trò chơi phát triển xúc giác cho bé trước 6 tháng tuổi

(88)
Trải nghiệm đầu tiên của bé với môi trường xung quanh chính là nhờ xúc giác. Xúc giác là một trong những yếu tố thiết yếu cấu thành nên các khả năng ... [xem thêm]

Trẻ nghiện công nghệ số: hệ lụy khôn lường và cách giải quyết

(16)
Trẻ nghiện công nghệ số là vấn đề rất phổ biến trong thời đại số hóa ngày nay. Nếu bạn không can thiệp kịp thời, sức khỏe thể chất và tâm thần ... [xem thêm]

8 lỗi thường gặp khiến bạn dễ “mất điểm” trong nụ hôn đầu

(90)
Nếu không trang bị những kỹ năng cơ bản khi gần gũi nhau, rất có thể nụ hôn đầu của bạn sẽ trở thành “thảm họa” của cả hai đấy!Mối quan hệ say ... [xem thêm]

Mụn bọc ở mũi: Trị sao cho nhanh khỏi?

(90)
Mụn bọc ở mũi gây đau đớn mà lại khiến gương mặt bớt xinh đẹp nên bạn luôn muốn nặn thật nhanh. Tuy nhiên, nếu nặn không đúng cách, nốt mụn không ... [xem thêm]

11 thức uống dành cho người bệnh tiểu đường mà bạn nên biết

(56)
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, nước lọc có lẽ là loại nước hoàn hảo và an toàn nhất vì chúng không chứa calo, đường hay carbohydrate. Nhưng ... [xem thêm]

Có bầu sơn móng tay được không: Nên hay không nên?

(90)
Liệu có bầu sơn móng tay có được không? Thực tế, trong thời gian mang thai, mẹ vẫn có thể tự làm đẹp và chăm sóc bản thân nhưng cần cẩn thận khi sơn ... [xem thêm]

Người bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?

(31)
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho sức khỏe. Bạn nên tìm hiểu xem người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì để có lựa chọn thích hợp cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN