Bố có thể giúp gì trong giai đoạn mẹ cho con bú?

(3.97) - 79 đánh giá

Bạn đang cho con bú song lại nghiện cà phê hay ưa thích các loại thức uống chứa caffein. Trong trường hợp nếu băn khoăn không biết liệu việc uống cà phê có tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ hay không khi mà bé thường bộc lộ những biểu hiện như: trằn trọc, quấy khóc, khó ngủ … thì bạn nên theo dõi bài viết sau nhé!

Ngày nay, có thể thấy phần lớn phụ nữ cũng rất thích uống cà phê, thậm chí còn nghiện món đồ uống này. Thế nên, rất nhiều người cũng bày tỏ thắc mắc rằng mẹ cho con bú có được uống cà phê hay không và ảnh hưởng của caffein đến chất lượng sữa mẹ là thế nào. Đừng quá lo lắng, sau đây Chúng tôi sẽ giúp bạn gỡ rối những thắc mắc trên.

Giải đáp mẹ uống cà phê khi cho con bú có thực sự tốt không

Trên thực tế, mẹ sau sinh uống cà phê hoặc tiêu thụ sô cô la khi cho con bú thì một lượng nhỏ caffein sẽ đi vào trong máu. Một khi quá trình này diễn ra, khoảng 1% lượng caffein trong số đó sẽ tiếp tục đi vào dòng sữa mẹ. Không những caffein mà một số loại thực phẩm khác cũng có thể đi qua con đường này. Thế nhưng, vấn đề này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Quay lại với thắc mắc ban đầu, liệu caffein trong sữa mẹ có gây hại cho bé? Câu trả lời rằng vẫn chưa có thông tin chắc chắn về tác động của thành phần này với trẻ bú mẹ. Tuy vậy, cơ thể của mỗi bé hoàn toàn có sự khác biệt nên một vài trẻ có thể nhạy cảm với caffein; trong khi số khác lại không.

Một số chuyên gia cho rằng trẻ dưới 4 tháng cơ thể không dễ dàng phân hủy và đào thải quá nhiều caffein. Cơ chế bài trừ chất này ở trẻ nhỏ không hoạt động tốt như người lớn, vì thế lượng caffein có thể tích tụ khiến bé có biểu hiện ít ngủ, bồn chồn và hay cáu kỉnh. Song cũng có ý kiến khác lại cho rằng caffein có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con trẻ.

Mẹ uống cà phê khi cho con bú thế nào thì mới an toàn?

Sau khi sinh khoảng vài tuần hoặc vài tháng, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đây là điều rất bình thường. Đồng thời khi cho con bú, bạn cũng rất dễ khát nước. Vì vậy bạn có thể không cưỡng lại được việc uống một tách trà hoặc cà phê để cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn. Nhưng tốt nhất là không nên tiêu thụ quá nhiều caffein khi đang cho con bú mẹ nhé.

Hầu hết các chuyên gia khuyên phụ nữ không nên dùng nhiều hơn 300mg caffein một ngày, tương đương với khoảng ba ly cà phê hòa tan hoặc sáu tách trà hoặc bảy lon cola. Thật ra nếu mẹ uống nhiều hơn lượng caffein này thì cũng sẽ không gây hại gì nhiều đến em bé. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy bé có vẻ bồn chồn hoặc có biểu hiện khó ngủ, bạn hãy cắt giảm lượng caffein hoặc ngưng tiêu thụ caffein để xem có khác biệt gì ở bé không nhé.

Bạn có thể thử uống những loại trà hoặc cà phê đã khử caffein, các loại nước trái cây, sữa hoặc nước khoáng để thay thế. Bạn cũng có thể uống các loại trà thảo mộc. Tuy nhiên, bạn đừng nên uống nhiều hơn hai hoặc ba ly một ngày khi đang cho con bú. Hãy nhớ một số loại trà thảo dược như trà xanh cũng có chứa caffein đấy.

Lượng caffein trong các loại thực phẩm và đồ uống bạn thường dùng là bao nhiêu?

Vừa rồi bạn đã biết việc uống cà phê khi nuôi con bằng sữa mẹ có tốt hay không? Trên thực tế, caffein có rất nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày mà bạn dùng như cà phê, trà và sô-cô-la. Một số loại nước giải khát hay nước tăng lực cùng một số thuốc chữa cảm lạnh và cúm cũng có chứa caffein. Dưới đây là lượng caffein trong một số loại đồ ăn thức uống quen thuộc hằng ngày mà bạn cần lưu ý.

  • Cà phê: Trong 200ml cà phê phin có tới 102 – 200mg caffein. Đối với cà phê hòa tan lượng caffein là 27 – 173mg
  • Trà: Trong 200 ml trà có chứa 30 – 75mg caffein
  • Nước uống có ga: Trong 1 lon coca 330ml có chứa 30 – 56mg caffein
  • Sô-cô-la: Một thanh sô-cô-la 50 g có thể chứa 10 – 50mg caffein
  • Ca cao: Có 4mg caffein trong 142 g ca cao.

Một điều quan trọng nữa mà bạn cần lưu ý là lượng caffein trong trà và cà phê có thể thay đổi tùy theo dung tích của ly hoặc cốc (dung tích ly tiêu chuẩn khoảng 200ml, cốc khoảng 350ml và áp dụng cho bảng tính trên). Trong thực tế, lượng caffein nhiều hay không còn tùy thuộc vào phương pháp pha chế và chất lượng của hạt cà phê hoặc lá trà.

Ví dụ: Lượng caffein trong một tách cà phê hòa tan sẽ khác với một tách cà phê pha phin. Hoặc một ly cappuccino mà bạn tự pha sẽ không có cùng một lượng caffein như món uống này mà bạn mua ngoài quán cà phê.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có nghĩ người châu Á khỏe mạnh hơn người châu Âu?

(68)
Người châu Âu thường có vóc dáng to lớn và điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn, song điều này không có nghĩa là họ khỏe mạnh hơn người châu Á chúng ta.Có ... [xem thêm]

Người mắc bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Hãy đọc ngay để biết

(83)
Mùa mưa là mùa mà nhiều căn bệnh truyền nhiễm bùng phát, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là bệnh đã có từ rất lâu nhưng không phải ... [xem thêm]

Bị bệnh run tay vô căn, phải làm sao?

(78)
Nếu gặp phải triệu chứng run tay nhưng đi khám lại không tìm ra nguyên nhân thì rất có thể bạn đang mắc bệnh run tay vô căn. Đây là một chứng bệnh khó ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu đúng về tình trạng viêm kết mạc mắt chưa?

(74)
Mọi người thường cho rằng bản thân hiểu rõ về viêm kết mạc mắt vì đây là bệnh vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, họ không biết rằng một số thông tin họ ... [xem thêm]

Tác hại của thuốc nhuộm tóc: Cái đẹp làm khổ cái thân!

(24)
Bạn thích thay đổi màu tóc liên tục để bắt kịp các xu hướng thời trang? Hãy cân nhắc tác hại của thuốc nhuộm tóc trước khi quyết định làm đẹp để ... [xem thêm]

Vì sao trẻ em cũng cần kiểm tra huyết áp thường xuyên?

(52)
Huyết áp tăng là bệnh lý nguy hiểm và số người mắc phải đang không ngừng gia tăng nhanh qua mỗi năm. Bệnh gây những biến chứng rất nguy hiểm như các vấn ... [xem thêm]

Cảnh báo tình trạng xuất huyết ở trẻ sơ sinh

(76)
Xuất huyết ở trẻ sơ sinh là một tình trạng nguy hiểm, thường gặp nhất là xuất huyết dưới da, xuất huyết não, màng não… Bài viết sau đây sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không?

(31)
Ngày nay, không ít cô gái dùng nước muối sinh lý rửa mặt với mong muốn nhanh chóng giải quyết các nốt mụn xấu xí. Tuy nhiên, thực tế, rửa mặt bằng nước ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN