Ngực con gái tuổi dậy thì phát triển thế nào?

(3.56) - 27 đánh giá

Tuổi dậy thì là thời điểm mà cơ thể sẽ có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Đối với con gái, sự thay đổi lớn nhất là những khác lạ xuất hiện quanh vùng ngực. Từ một khuôn ngực “phẳng lì”, theo thời gian ngực con gái tuổi dậy thì sẽ to ra và trở thành “núi đôi”.

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, việc tìm cách làm bạn với con là điều rất quan trọng, bởi thông qua đó, bố mẹ sẽ có thể xóa bỏ mọi rào cản nghi ngờ, nhanh chóng giành được lòng tin và nắm bắt được những mối quan tâm của trẻ. Trong trường hợp nếu chưa biết phải làm thế nào để giúp con hiểu hơn về sự phát triển của ngực giai đoạn dậy thì. Đừng quá lo lắng, hãy để Chúng tôi chía sẻ đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này ngay sau đây.

Giai đoạn dậy thì

Dậy thì là giai đoạn mà trẻ sẽ trải qua nhiều sự thay đổi khác nhau liên quan đến nội tiết tố. Đây cũng là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của trẻ và là bước đệm để trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Bé gái thường trải qua giai đoạn dậy thì vào khoảng 10 – 11 tuổi với những dấu hiệu sau:

  • Ngực bắt đầu phát triển
  • Xuất hiện lông mu
  • Tăng kích thước tử cung và buồng trứng
  • Bề mặt niêm mạc âm đạo dày lên và biến thành màu hồng xỉn
  • Xuất hiện kinh nguyệt
  • Thay đổi hình dáng cơ thể.

Tại sao ngực con gái tuổi dậy thì lại bắt đầu nảy nở?

Tuổi dậy thì là lúc bé gái sẽ trở thành một cô gái. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu có khả năng sinh sản. Ngực sẽ bắt đầu to ra vì chứa mỡ, các mô bảo vệ ống dẫn sữa, mạch máu và dây thần kinh. Chức năng chính của vú là sản xuất sữa để nuôi dưỡng em bé.

Ngực của bé gái tuổi dậy thì thường phát triển như thế nào?

Nhiều người cho rằng ngực bé gái sẽ phát triển trong giai đoạn dậy thì nhưng điều này không đúng lắm. Ngay từ khi bé còn ở trong bụng mẹ, ngực của trẻ đã phát triển. Do đó, núm vú và hệ thống ống dẫn sữa đã xuất hiện trong cơ thể vào thời điểm bé chào đời.

Khi lớn lên, bên trong ngực trẻ sẽ có những thay đổi, đầu tiên là sự hình thành của các thùy, sau đó là sự phát triển của tuyến vú. Mỗi tuyến vú chứa khoảng từ 15 đến 24 thùy. Sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn dậy thì là cách để kích hoạt các tuyến này.

Các giai đoạn phát triển của “núi đôi”

Giai đoạn 1 (8 – 12 tuổi)

Ở giai đoạn này, núm vú chỉ mới bắt đầu nhú lên và xuất hiện một quầng tròn màu hồng. Quá trình này thường diễn ra trong một thời gian khá dài. Do đó, bạn thường chỉ nhận thấy trẻ có sự thay đổi về chiều cao, cân nặng hoặc xuất hiện các nốt mụn.

Giai đoạn 2 (13 tuổi)

Ở độ tuổi này, vòng ngực của trẻ sẽ nhô cao ra và phát triển dần thành bầu ngực. Lúc này, quầng tròn màu hồng sẽ phát triển rộng ra và nhạy cảm hơn. Đây được coi là một trong những bước đệm quan trọng đối với sự phát triển của “núi đôi” ở giai đoạn này.

Giai đoạn 3 (14 tuổi)

“Núi đôi” sẽ nhú lên rõ ràng hơn trên khuôn ngực của trẻ. Lúc này, ngực được nâng cao hơn một chút và quầng tròn màu hồng lại được mở ra tiếp. Lúc này, bạn nên mua cho trẻ những chiếc áo ngực đầu tiên và dạy trẻ cách chăm sóc “núi đôi” cẩn trọng.

Giai đoạn 4 (15 – 16 tuổi)

Đây là khoảng thời gian “núi đôi” tăng kích cỡ rõ rệt nhất cùng với sự thay đổi của toàn bộ cơ thể. Lúc này trẻ có thể cảm thấy đau nhức và mệt mỏi.

Giai đoạn 5 (16 – 18 tuổi)

Đây là giai đoạn “núi đôi” sẽ phát triển tối đa và toàn diện. Lúc này, bạn hãy thường xuyên cho trẻ ăn những loại thực phẩm tốt cho ngực như sữa đậu nành, dâu tây, trứng gà, rau xanh…

Những thắc mắc thường gặp về sự phát triển ngực con gái tuổi dậy thì

Tại sao trong giai đoạn này, trẻ lại cảm thấy đau nhức ở vùng ngực?

Bạn có thể sẽ thường xuyên nghe trẻ than phiền về những cơn đau nhức ở vùng ngực, đặc biệt là khi tắm, khi nằm sấp. Lúc này, bạn cần phải bình tĩnh và giải thích với trẻ rằng đây là một hiện tượng tự nhiên và không cần phải hoảng sợ. Nguyên nhân là do trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone nữ như estrogen và progesterone. Những hormone này sẽ làm cho mô vú phát triển, lúc này vùng da xung quanh sẽ bị căng ra, khiến vùng ngực bị đau nhức.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể cảm thấy đau nhức ở vùng ngực vào thời gian đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau này là do sự thay đổi nội tiết tố. Đây là một điều rất bình thường của chu kỳ kinh nguyệt.

Tại sao trên ngực con gái tuổi dậy thì lại xuất hiện những vết rạn da màu hồng?

Khi mô vú phát triển, vùng da xung quanh phải căng ra để phù hợp với kích thước ngày càng tăng của “núi đôi”. Tuy nhiên, đôi lúc, da căng ra không đủ nhanh, khiến các vết rạn xuất hiện.

Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều trẻ. Do đó, nếu thấy trẻ có những vết rạn này, bạn cũng không cần quá lo lắng. Theo thời gian, các vết rạn này sẽ tự động biến mất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Mẹ cần biết cách để con không bị rạn da ở tuổi dậy thì.

Ngực bên to bên nhỏ có phải là hiện tượng bình thường không?

Điều này là hoàn toàn bình thường bởi hai vú của trẻ có thể phát triển với tốc độ khác nhau. Thậm chí, tình trạng này vẫn có thể xuất hiện ngay cả khi trẻ đã vượt qua hết các giai đoạn phát triển. Ngực con gái tuổi dậy thì có kích thước không đồng đều không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ cảm thấy không tự tin, bạn có thể khuyên trẻ dùng thêm một miếng lót ở phía bên ngực nhỏ hơn.

Trên ngực con gái tuổi dậy thì xuất hiện khối u liệu có phải là dấu hiệu của ung thư?

Trong giai đoạn dậy thì, các tuyến bên trong “núi đôi” sẽ bắt đầu phát triển nhanh hơn nên khi chạm vào trẻ sẽ thấy có một cục cứng bên trong. Đây hoàn toàn là dấu hiệu bình thường và sẽ biến mất khi vượt qua giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu sau khi vượt qua giai đoạn dậy thì mà “núi đôi” vẫn còn những khối u lạ thì bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Trong giai đoạn dậy thì, bạn nên chú ý đến việc giáo dục trẻ về những thay đổi của cơ thể. Điều này sẽ giúp mối quan hệ giữa bạn và trẻ được cải thiện, trẻ sẽ thường xuyên chia sẻ những khó chịu về thể chất và những mối nghi ngờ của mình với bạn đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chế biến thức ăn nghiền cho bé dễ vô cùng

(74)
Với bé đang ở giai đoạn ăn giặm, đôi khi bạn phải đau đầu vì không biết làm món gì cho con? Vậy hãy thử làm thức ăn nghiền cho bé với đa dạng các loại ... [xem thêm]

Tìm giải pháp cho nguyên nhân khiến bé không chịu ngủ

(20)
Bé không chịu ngủ cũng đồng nghĩa với việc bố mẹ lại một đêm thức trắng. Hiểu rõ nguyên nhân giúp bạn có biện pháp đối phó kịp thời.Quốc Minh là ... [xem thêm]

Tránh nhiễm trùng tại nơi làm việc

(91)
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm tại nơi làm việc? Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm ... [xem thêm]

Tác hại của whey protein bạn nên cẩn thận khi dùng

(45)
Whey protein là loại thực phẩm bổ sung phổ biến trong giới tập luyện thể thao. Thế nhưng một số tác hại của whey protein có thể khiến bạn phải giật mình ... [xem thêm]

Người tiểu đường tuýp 2 nên kiểm tra đường huyết thường xuyên thế nào?

(92)
Mục đích của việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là để giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, rất nhiều ... [xem thêm]

7 lý do tại sao đàn ông nam tính quyến rũ trong mắt phụ nữ

(78)
Vẻ nam tính có thể khiến bạn trở thành người đàn ông quyến rũ hơn trong mắt nàng với cách cư xử lịch thiệp và chu đáo. Đặc biệt, sự nhường nhịn ... [xem thêm]

Lợi ích không ngờ từ Kegel bài tập dành cho nam giới

(64)
Kegel bài tập dành cho nam giới, có tác dụng cải thiện sức khỏe tình dục, giúp “cuộc yêu” trở nên thăng hoa.Các bài tập Kegel dành cho nam giới giúp củng ... [xem thêm]

5 dấu hiệu dưa hấu bị tiêm nitrat bạn nên biết để tránh bị ngộ độc

(73)
Dưa hấu là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt thanh mát và giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn phải những quả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN