Bố mẹ cần phải làm gì khi con bị viêm xoang?

(4) - 72 đánh giá

Viêm xoang mũi được xem là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, trong đó có cả trẻ em. Bố mẹ vì không phát hiện sớm bệnh bởi những triệu chứng viêm xoang ở trẻ em khá giống các loại cảm mạo thông thường nên khiến con mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm xoang mũi ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bé. Việc các bậc cha mẹ hiểu rõ đặc trưng, bản chất của bệnh để phòng ngừa cho con là điều cần thiết trước khi bệnh xuất hiện và diễn biến nặng hơn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang mũi

Xoang là bốn bộ hốc rỗng nằm ở xương hàm trên bao gồm xoang trán, xoang sàng, xoang hàm trên, xoang bướm. Bốn xoang này có cùng cấu trúc niêm mạc và giống với niêm mạc phủ lên mũi và miệng.

Khi trẻ bị cảm cúm hay dị ứng, niêm mạc mũi bị sưng lên và tiết nhiều dịch nhầy hơn thì các mô xoang cũng vậy. Khi lỗ mũi (trước hoặc sau) bị tắc nghẽn, dịch nhầy sẽ bị tắc lại trong xoang. Các vi khuẩn, virus và nấm sẽ phát triển trong xoang và gây nên tình trạng viêm xoang.

Triệu chứng của bệnh

Viêm xoang có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Những trẻ nhỏ hơn thường có triệu chứng như bệnh cảm bao gồm nghẹt mũi hay chảy mũi và sốt nhẹ. Nếu con phát sốt sau từ 5−7 ngày sau khi có những triệu chứng cảm, đó có thể là dấu hiệu của viêm xoang hay một loại viêm nhiễm khác (ví dụ như viêm phế quản, viêm phổi hay viêm tai) nên bố mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ để được kiểm tra ngay nhé.

Rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn chứng đau đầu của bệnh cảm ở trẻ là viêm xoang. Nhưng ở những trẻ dưới 6−7 tuổi thì bộ xoang chưa bắt đầu phát triển và chúng chưa cấu tạo đủ để bị viêm nhiễm cho đến khi trẻ được 10 tuổi. Do đó, tình trạng đau đầu ở những trẻ mắc bệnh cảm thường không phải dấu hiệu của bệnh viêm xoang.

Ở những trẻ lớn hơn hoặc ở độ tuổi vị thành niên, triệu chứng viêm xoang mũi phổ biến nhất là ho không thuyên giảm sau 7 ngày kèm các triệu chứng cảm, sốt, niêm mạc sung huyết nhẹ, hơi thở có mùi hôi, đau răng miệng, đau tai hay cảm giác nặng mặt. Đôi khi, trẻ vị thành niên bị viêm xoang còn có biểu hiện chột bụng, buồn nôn, đau đầu và đau tai sau.

Cách phòng ngừa bệnh cho con

Những thay đổi nhỏ trong lối sinh hoạt hay môi trường sống có thể giúp giảm nguy cơ trẻ bị mắc viêm xoang mũi. Chẳng hạn như, khi trẻ bị cảm cúm, bố mẹ hãy giữ cho không khí trong nhà đủ độ ẩm cần thiết. Độ ẩm giúp xoang được bảo vệ và trẻ không bị chảy mũi nhiều. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước cũng có tác dụng tương tự.

Ngoài ra, bố mẹ hãy giữ cho nhà cửa sạch sẽ, không có những tác nhân gây dị ứng như khói thuốc lá, lông thú nuôi, bụi vì những vật này đều có thể kích thích mũi và gây viêm xoang. Mặc dù viêm xoang không dễ lây nhiễm nhưng bệnh thường có dấu hiệu của cảm cúm, tình trạng rất dễ lây nhiễm, đặc biệt là qua các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Cách tốt nhất để ngăn chặn mầm bệnh lây lan đó là giúp mọi người trong gia đình nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên, đặc biệt là lúc bị bệnh.

Cách điều trị viêm xoang mũi

Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh viêm xoang do virus thì sẽ không cần tới thuốc vì các virus gây bệnh sẽ tự biến mất mà không cần chữa trị. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng một liều vừa đủ acetaminophen hay ibuprofen để giảm đau hoặc dùng gạc ấm đắp lên sống mũi hay má cũng có tác dụng tương tự. Và nhớ là bạn cũng đừng nên cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào mua ở ngoài tiệm mà chưa tham vấn bác sĩ. Điều này không những không giúp được gì mà còn có thể phản tác dụng nữa đấy.

Bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ khi thấy con có những dấu hiệu sau:

  • Cảm cúm kéo dài quá 10 ngày không thuyên giảm
  • Cảm cúm nặng hơn sau 7 ngày xuất hiện những triệu chứng
  • Những triệu chứng dị ứng nhưng không thích ứng với các liều thuốc trị dị ứng thông thường
  • Có những biểu hiện như đau, sưng phồng hai má, sốt hay cảm cúm nặng hơn bình thường.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bố mẹ có thể chăm sóc và phòng tránh bệnh viêm xoang cho các bé một cách khoa học để tránh việc con gặp những biến chứng nguy hiểm về hô hấp hay nội sọ sau này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chấn thương dây chằng chéo có nên phẫu thuật?

(74)
Khi bạn tập luyện thể thao hoặc vận động mạnh sẽ rất dễ bị chấn thương dây chằng chéo ở đầu gối. Tùy theo tình trạng chấn thương, bác sĩ có thể ... [xem thêm]

Điểm mặt những nguyên nhân khiến lỗ rốn có mùi hôi

(89)
Khi rốn bị nhiễm trùng, bạn có thể nhận thấy lỗ rốn có mùi hôi kèm theo dịch tiết, thậm chí là máu rỉ ra từ khu vực này gây đau và khó chịu. Rốn là ... [xem thêm]

Triệu chứng viêm gan B và những điều bạn nên biết

(39)
Thông thường, mọi người sẽ dựa vào sự hiện diện của các triệu chứng viêm gan B để nhận biết liệu bản thân có đang bị bệnh hay không. Tuy nhiên, thực ... [xem thêm]

Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu ý

(25)
Theo nghiên cứu, có khoảng 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiểu, từ đó ảnh hưởng đến thận, bàng quang hoặc đôi khi là niệu quản. Nhiễm trùng ... [xem thêm]

Chạy bộ và những lợi ích đem lại cho bạn cùng gia đình

(54)
Chạy bộ là một trong những hình thức tập thể dục yêu thích của nhiều người. Hãy cùng khám phá những lợi ích mà môn thể thao này mang lại cho bạn và ... [xem thêm]

Chế độ ăn kiêng nhanh

(48)
Dinh dưỡng cho giảm cân: Những điều cần biết về chế độ ăn kiêng nhanh Một chế độ ăn kiêng nhanh là gì? Một chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh bàng quang tăng hoạt

(74)
Liệu những loại thức ăn và nước uống hàng ngày có làm tình trạng bệnh bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc ... [xem thêm]

Bắt đầu tập thể dục như thế nào?

(37)
Nên chọn loại hình thể dục như thế nào? Tốt nhất nên chọn các bài tập làm tăng nhịp tim và sử dụng những cơ bắp lớn (chẳng hạn như các cơ bắp ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN