Bố mẹ nên làm gì để cải thiện hệ tiêu hóa của bé?

(4.13) - 37 đánh giá

Hệ tiêu hóa ở trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lí là điều rất cần thiết để giúp con hấp thụ tối đa dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Để giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của con, bố mẹ không chỉ cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ mà còn phải khắc phục những sai lầm khi con cho bé ăn. Mời bạn cùng Chúng tôi tìm hiểu qua những phương pháp giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa trong bài viết dưới đây nhé.

Tránh ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều gây ra áp lực lên dạ dày nói riêng và hệ tiêu hoá nói chung. Khi ăn quá nhiều thức ăn, hệ tiêu hóa phải hoạt động hết công suất để hấp thu hết chất dinh dưỡng. Bố mẹ nên ăn chia nhỏ bữa ăn ra để trẻ không ăn quá nhiều một lần. Ngoài ra, phương pháp này có thể giúp làm chậm tốc độ ăn của trẻ. Trẻ ăn chậm, nhai kĩ sẽ hạn chế các vấn đề khác về tiêu hóa.

Không uống trong khi ăn

Thông thường khi các bé ngồi xuống mâm cơm, bố mẹ sẽ cho một cốc nước lọc hay một loại nước nào đó để con uống. Sự kết hợp giữa thức ăn và đồ uống có thể khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn do thức ăn bị pha loãng bởi chất lỏng. Tốt nhất là bố mẹ cần hạn chế việc trẻ vừa ăn vừa uống. Mà cần cho trẻ uống nước trước bữa ăn 15 phút hoặc khoảng 30 đến 45 phút sau bữa ăn.

Không ăn thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn bao gồm tất cả các thực phẩm đóng gói và thức ăn nhanh khác. Bố mẹ cần loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của con nhất là khi con gặp có vấn đề về tiêu hóa. Những thực phẩm có chứa nhiều chất gây ung thư như chất béo bão hòa và chất bảo quản sẽ gây trở ngại cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn có chứa rất ít chất dinh dưỡng và điều này sẽ tạo ra một sự thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Đó là chưa kể đến điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở những của hàng thức ăn nhanh, nhiều trẻ bị tiêu chảy, đầy hơi khi ăn phải những ăn bẩn hay khâu chế biến mất vệ sinh. Nếu con mắc phải các vấn đề về tiêu hóa, bố mẹ chỉ nên cho con ăn những thức ăn chế biến tại nhà.

Hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu hóa

Một số loại thực phẩm, bao gồm thịt và sản phẩm từ sữa, khó tiêu hóa hơn những loại khác và có thể sử dụng nhiều năng lượng tiêu hóa hơn. Các bé nên hạn chế ăn những thực phẩm này để hệ tiêu hóa phục hồi sau những lần làm việc quá mức. Bố mẹ hãy cố gắng cho con ăn nhiều rau củ quả, trái cây mỗi ngày và nếu được thì nên cho con ăn chay ít nhất một hoặc hai ngày ăn trong tuần.

Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và khoa học

Một số loại thực phẩm nếu sử dụng kết hợp cùng nhau có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa. Việc kết hợp thực phẩm với nhau một cách khoa học là điều rất quan trọng nhằm giúp cho hệ tiêu hóa của con làm việc hiệu quả hơn. Bố mẹ không nên kết hợp thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, khoai tây, gạo, mì ống với các loại thịt đỏ vì chúng dễ gây ra tình trạng khó tiêu hóa.

Sử dụng các nguyên tắc kết hợp thực phẩm để cải thiện việc tiêu hóa không có nghĩa là bé không bao giờ có thể ăn bánh sandwich kẹp thịt. Điều này có nghĩa là bố mẹ cần thiết kế bữa ăn bằng việc kết hợp một số loại thực phẩm thích hợp giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Một ví dụ điển hình là bữa ăn tối với cá hồi và các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh hoặc súp lơ.

Không vừa ăn vừa làm việc khác

Nhiều trẻ em thường hay ăn cơm trong lúc đang xem tivi hoặc chơi máy tính. Thói quen này có thể cản trở quá trình tiêu hóa, vì cơ thể không tập trung tiêu hóa thức ăn. Trẻ em và gia đình nên tập thói quen “ăn chánh niệm” có nghĩa tập trung ăn uống trong sự im lặng. Đây là một khái niệm mới được đưa ra dựa trên phương pháp thiền chánh niệm. Thói quen tập trung ăn uống này sẽ giúp việc nhai hay gắp thức ăn thức ăn diễn ra một cách chậm rãi từ tốn, tạo điều kiện để trẻ có thể cảm nhận được hương vị thức ăn và có được một tâm lý tốt.

Hi vọng 6 phương pháp giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa nói trên sẽ là công cụ đắc lực để bố mẹ nuôi con thật khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng đầy hơi, khó chịu ở bụng bé còn xuất hiện nhiều khi bố mẹ đã áp dụng các phương pháp trên thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 lý do khiến phụ nữ không muốn quan hệ tình dục

(26)
“Chuyện chăn gối” không phải lúc nào cũng thuận lợi, thăng hoa như bạn hằng mong muốn và đôi khi bạn chợt nhận ra rằng đã rất lâu mình không còn hứng ... [xem thêm]

Luyện tập thể thao ở người trưởng thành

(27)
Luyện tập thể thao rất tốt cho sức khỏe của bạn và đồng thời có thể mang lại rất nhiều lợi ích khác. Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn giữ vóc ... [xem thêm]

Phấn ong có gây tác dụng phụ lên cơ thể?

(49)
Từ lâu phấn ong đã được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần lưu ý gì khi sử dụng phấn hoa?Nhiều chuyên gia ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của vitamin đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

(29)
Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 0−12. Vitamin giúp đảm bảo sự phát ... [xem thêm]

31 tuần

(94)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé có thể bắt đầu mọc răng sớm khi được 3 tháng tuổi hoặc muộn nhất là 12 tháng tuổi, nhưng hầu hết ... [xem thêm]

Những “bí mật” về tinh trùng (Phần 1)

(78)
Nhiều người tốn biết bao công sức để tránh khiến nàng mang thai, để rồi đến lúc muốn làm bố, họ mới nhận ra rằng việc thụ thai không hề đơn giản. ... [xem thêm]

Hội chứng XYY

(78)
Tìm hiểu chungHội chứng XYY là gì?Hội chứng XYY là hội chứng ảnh hưởng đến nam giới. Bình thường, nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tình trạng bà bầu nhiễm giun kim

(20)
Bà bầu nhiễm giun kim sẽ cảm thấy bồn chồn, khó chịu về đêm. Tình trạng này cần đến sự can thiệp của bác sĩ để trị dứt điểm.Nhiễm giun kim hoặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN