Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ

(3.55) - 25 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ là bệnh gì?

Khái niệm tật không nhãn cầu và mắt nhỏ thường được sử dụng thay thế cho nhau. Mắt nhỏ là bệnh lý trong đó một hoặc cả hai mắt nhỏ bất thường, còn tật không nhãn cầu là tình trạng thiếu một hoặc cả hai mắt. Những rối loạn hiếm gặp này phát triển trong thời kỳ mang thai và có thể đi kèm với các dị tật bẩm sinh khác.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tật không nhãn cầu và mắt nhỏ?

Những trẻ bị dị tật bẩm sinh sẽ có tật không nhãn cầu, làm cho xương ổ mắt nhỏ lại, vùng mô xung quanh co nhỏ, giảm kích thước khe mi, mi mắt ngắn và thiểu sản xương gò má. Độ nặng của triệu chứng có thể khác nhau tuỳ theo bệnh nhân. Ngoài ra, trẻ còn thường kèm những dị tật bẩm sinh khác sau đây:

  • Rối loạn nội tiết;
  • Thiểu năng trí tuệ;
  • Lùn;
  • Đái tháo nhạt;
  • Trán dô;
  • Tai bất thường và điếc;
  • Động kinh;
  • Dậy thì muộn;
  • Suy sinh dục;
  • Mặt không đối xứng;
  • Não úng thuỷ;
  • Tai đóng thấp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bé có các dấu hiệu và triệu chứng của tật không nhãn cầu và mắt nhỏ, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra tật không nhãn cầu và mắt nhỏ?

Nguyên nhân của các tình trạng này có thể do đột biến gen và bất thường nhiễm sắc thể. Đôi khi không thể xác định được nguyên nhân ở một bệnh nhân cụ thể.

Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ có thể nặng hơn nếu bạn:

  • Không tuân thủ lịch tái khám định kỳ;
  • Tự ý ngừng hoặc đổi liều thuốc khi thấy khá hơn mà chưa được sự cho phép của bác sĩ;
  • Tự ý dùng thuốc (cả thuốc không kê toa và thảo dược) mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc tật không nhãn cầu và mắt nhỏ?

Đây là tình trạng rất hiếm gặp, chỉ xảy ra ở 1/10000 trẻ. Chúng chiếm khoảng 3-11% nguyên nhân gây mù ở trẻ em. Khoảng 2/3 trong số này được cho là do di truyền.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tật không nhãn cầu và mắt nhỏ?

Các nhà nghiên cứu tin rằng nhiều yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với tia X, hóa chất, thuốc, thuốc trừ sâu, chất độc, phóng xạ hoặc virus có thể làm tăng nguy cơ bị tật thiếu nhãn cầu và mắt nhỏ, nhưng vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tật không nhãn cầu và mắt nhỏ?

Bác sĩ có thể chẩn đoán trong hai giai đoạn tiền sản và sau sinh. Chẩn đoán tiền sản có thể được tiến hành bằng cách:

  • Siêu âm. Xét nghiệm này hữu ích trong việc phát hiện các bệnh lý thai kỳ. Tuy nhiên, do độ phân giải có giới hạn nên không thể dùng siêu âm phát hiện sớm trước kỳ tam cá nguyệt thứ hai được. Siêu âm 3D và 4D có thể tạo ra những hình ảnh chính xác về nhãn cầu của thai nhi hơn so với siêu âm thông thường;
  • Chọc ối. Xét nghiệm này cũng có thể làm với mục đích chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, chọc ối thường cho kết quả âm tính bởi vì nó chỉ chẩn đoán được dị tật gây ra do bất thường nhiễm sắc thể. Trong khi đó, bất thường nhiễm sắc thể hiếm khi gây ra tật không nhãn cầu và mắt nhỏ.

Bác sĩ có thể chẩn đoán sau sinh dựa trên:

  • MRI và CT. Những phương tiện này dùng để chụp hình ảnh của ổ mắt và não. Chúng giúp bác sĩ quan sát được cấu trúc bên trong hộp sọ cũng như các cơ ngoại nhãn và thần kinh thị giác;
  • Khám lâm sàng. Bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ nhãn khoa có thể chẩn đoán bệnh bằng cách khám toàn diện trẻ sơ sinh. Đôi khi, bác sĩ cần đến xét nghiệm di truyền phân tử để phát hiện các đột biến gen.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tật không nhãn cầu và mắt nhỏ?

Không có phương pháp nào có thể điều trị được tật thiếu nhãn cầu hoặc mắt nhỏ nhằm tạo ra một con mắt mới hoặc phục hồi thị lực. Tuy nhiên, một số tình trạng mắt nhỏ ít nghiêm trọng có thể sẽ được cải thiện khi áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, có thể cải thiện được về thẩm mỹ cho trẻ. Trẻ em có thể được mang mắt giả với mục đích thẩm mỹ và thúc đẩy tăng trưởng hốc mắt.

Một trẻ sơ sinh bị tật thiếu nhãn cầu hoặc mắt nhỏ sẽ cần đến nhiều chuyên gia về mắt, bao gồm bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chuyên về bệnh lý dịch kính-võng mạc, phẫu thuật viên ổ mắt và tạo hình mắt, bác sĩ về bệnh lý nhãn khoa di truyền và bác sĩ tạo hình các bộ phận mắt nhân tạo. Mỗi chuyên gia có thể cung cấp thông tin và đem lại phương pháp điều trị hiệu quả tốt nhất cho trẻ và gia đình bạn. Ngoài ra, các chuyên gia về bộ phận mắt nhân tạo sẽ tạo ra các bộ phận bằng nhựa phù hợp, giúp hỗ trợ cấu trúc mặt và thúc đẩy các hốc mắt phát triển. Khi mặt phát triển, thường sẽ cần tới các thiết bị mới. Trẻ bị tật không nhãn cầu cũng cần sử dụng thiết bị nong để mở rộng hốc mắt. Khi khuôn mặt phát triển đầy đủ, các chuyên gia có thể chế tạo và lắp đặt mắt nhân tạo. Mắt nhân tạo sẽ không giúp hồi phục thị lực.

Trẻ bị tật mắt nhỏ có thể bị giảm thị lực. Trong những trường hợp này, trẻ có thể sử dụng miếng dán để cải thiện thị lực của mắt bị tật. Bé có thể được lắp đặt mắt nhân tạo để cải thiện vấn đề về thẩm mĩ, trong khi vẫn duy trì được khả năng nhìn của mắt.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tật không nhãn cầu và mắt nhỏ?

Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Thực hiện chẩn đoán tiền sản với bác sĩ;
  • Tham vấn di truyền nếu gia đình có tiền sử bị tật không nhãn cầu và mắt nhỏ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Áp xe thận

(63)
Áp xe thận là ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương ... [xem thêm]

Tiểu ra máu

(22)
Tìm hiểu chungTiểu ra máu là gì?Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nghiêm ... [xem thêm]

Bệnh gút: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(47)
Bệnh gút (bệnh gout) là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau dữ dội, sưng và cứng khớp. Gout có thể tiến triển và dẫn đến tàn phế nếu không được ... [xem thêm]

Hội chứng thận hư ở trẻ em

(13)
Tìm hiểu chungHội chứng thận hư ở trẻ em là tình trạng gì?Hội chứng thận hư là một tình trạng gây ra do thận để rò rỉ một lượng lớn protein vào ... [xem thêm]

Tiêu chảy: Cách điều trị và phòng tránh

(54)
Bệnh tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, mỗi người có thể gặp phải tình trạng này ít nhất vài lần mỗi năm. Căn bệnh này có thể lây lan ... [xem thêm]

Viêm màng bồ đào

(53)
Tìm hiểu chungBệnh viêm màng bồ đào là gì?Viêm màng bồ đào là bệnh viêm sưng và phá hủy mô mắt. Người nhiễm bệnh này sẽ bị viêm lớp giữa của mắt ... [xem thêm]

U xơ thần kinh loại 2

(59)
Tìm hiểu chungU xơ thần kinh loại 2 là bệnh gì?U xơ thần kinh loại 2 là rối loạn di truyền mà trong đó khối u hình thành ở mô thần kinh. Những khối u này có ... [xem thêm]

Hạ thân nhiệt

(38)
Tình trạng lượng nhiệt mất đi nhiều hơn lượng nhiệt được cơ thể sinh ra gọi là hạ thân nhiệt. Thân nhiệt thấp hơn 35°C có thể gây đe dọa đến tính ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN