Các hình thức tập luyện khi mang thai tốt nhất

(4.09) - 21 đánh giá

Mang thai không có nghĩa là bạn phải từ bỏ việc tập luyện thể thao vì đây là thói quen rất tốt, giúp ích cho cả mẹ và con. Vậy đâu là các hình thức tập luyện khi mang thai mà bạn nên áp dụng?

Bạn lo sợ tập thể thao có thể ảnh hưởng đến con yêu trong bụng? Các bài tập nào phù hợp cho mẹ bầu ? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Lợi ích của việc tập thể dục trong lúc mang thai

Tập thể dục khi mang thai sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Việc tập luyện sẽ giúp cải thiện tâm trạng, giúp mẹ bầu ngủ tốt hơn và giảm các cơn đau. Ngoài ra, cơ thể bạn sẽ được chuẩn bị cho việc sinh nở bằng cách tăng cường các cơ bắp và khả năng chịu đựng, cũng như giúp bạn có điều kiện lấy lại vóc dáng sau sinh tốt hơn.

Các nghiên cứu cho thấy, việc tập thể dục trước khi sinh còn làm giảm nguy cơ mắc phải tình trạng đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật. Nếu như bạn đã từng được chẩn đoán bị tiểu đường, các hoạt động thể chất sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng này và ngăn ngừa các biến chứng tốt hơn.

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu khỏe mạnh và không mắc phải các biến chứng trong thai kỳ nên tập thể dục ít nhất từ 20–30 phút mỗi ngày với cường độ trung bình. Việc tập luyện lý tưởng sẽ giúp cho hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả, cơ thể trở nên linh hoạt, kiểm soát cân nặng tốt hơn, giúp chuẩn bị cho những thay đổi của thai kỳ và cả lúc sau sinh để hạn chế các vấn đề có thể xảy ra cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bạn bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào. Nếu đã sẵn sàng, bạn hãy chú ý đến giới hạn của cơ thể. Đừng cố tập mà hãy dừng lại ngay nếu có bất kỳ động tác nào làm cho bạn cảm thấy không thoải mái. Các bài tập Yoga, Pilates, bơi lội và đi bộ dưới đây là những phương pháp tốt nhất để giúp cơ thể luôn năng động và thon gọn trong suốt thai kỳ.

Bài tập cardio cho mẹ bầu

Đi bộ

Đây là một trong những bài tập hướng tuần hoàn tốt nhất cho các mẹ bầu. Đi bộ sẽ giữ cho vóc dáng của bạn được cân đối mà không gây hại cho đầu gối và cổ chân. Môn thể thao này cũng an toàn để thực hiện trong hầu hết 9 tháng của thai kỳ.

Bơi lội

Các chuyên gia cho rằng, bơi lội là một bài tập an toàn và hiệu quả nhất cho các mẹ bầu. Bơi lội lý tưởng như vậy là vì khả năng củng cố rất nhiều nhóm cơ lớn (cả hai tay và hai chân), mang lại nhiều lợi ích cho hệ tuần hoàn, làm giảm phù nề và giúp bạn cảm thấy cơ thể nhẹ đi, mặc cho trọng lượng của thai nhi mà bạn đang mang. Bơi lội đặc biệt giúp ích cho những mẹ bầu nào bị đau lưng.

Thể dục nhịp điệu

Các bài tập thể dục nhịp điệu giúp cải thiện tuần hoàn và khả năng dẻo dai của cơ thể.

Nhảy múa

Bạn hãy giúp cho tim hoạt động hiệu quả hơn bằng các giai điệu yêu thích ngay trong phòng khách hoặc trong một lớp học nhảy múa. Ngoài ra, bạn cần tránh các động tác đòi hỏi nhún, nhảy hoặc xoay.

Chạy bộ

Chạy bộ là một cách rất tốt để giúp luyện tập cho tim cũng như tạo điều kiện cho cơ thể có khả năng chịu đựng tốt hơn trong thai kỳ. Chú ý không nên tập quá nhiều và quá mệt, hãy theo dõi giới hạn của cơ thể.

Các bài tập giúp tăng cường tính dẻo dai và sức mạnh

Yoga

Yoga có thể giúp duy trì trương lực của các cơ và giữ cho cơ thể bạn được dẻo dai mà ít gây tác động lên khớp.

Tập căng giãn

Các bài tập căng giãn là một cách rất tuyệt vời để giữ cho cơ thể được linh hoạt và thư giãn cũng như ngăn ngừa tình trạng căng cơ. Bạn hãy kết hợp bài tập căng giãn và bài tập cardio để có được kết quả tốt nhất nhé.

Tập tạ

Tập tạ là một cách rất tuyệt vời để làm vững chắc và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, miễn là bạn tuân thủ các quy tắc an toàn và tập luyện đúng kỹ thuật, chậm rãi, có kiểm soát. Tập tạ trong thai kỳ sẽ giúp chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở mà bạn sẽ phải đối mặt sớm thôi.

Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin giúp ích cho bạn trong việc tìm được môn thể thao phù hợp khi đang mang thai nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vì sao nàng không muốn làm chuyện ấy với bạn?

(56)
Khi nàng không có hứng thú làm chuyện ấy, bạn nên xem xét lại chính bản thân mình thay vì tiếp tục đòi hỏi hay ghen tuông vô cớ khiến mối quan hệ ngày càng ... [xem thêm]

Chuột rút ở chân do biến chứng bệnh tiểu đường

(96)
Biến chứng chuột rút ở chân thường xảy ra là kết quả của một dạng tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường.Nếu tiểu đường gây ... [xem thêm]

5 ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ đến nhịp sống gia đình bạn (Phần 2)

(44)
Công nghệ đã ảnh hưởng xấu như thế nào đến xã hội hiện đại, đặc biệt là nhịp sống gia đình ngày nay? Tại sao ảnh hưởng của công nghệ lại to ... [xem thêm]

Thuốc chống xuất tinh sớm: Cách giúp bạn kéo dài thời gian lâm trận

(98)
Khi quan hệ, đàn ông “ra” quá sớm có thể dẫn đến một ít rắc rối nhỏ. Tuy vậy, bạn có thể dùng thuốc chống xuất tinh sớm cùng một số biện pháp ... [xem thêm]

Làm quen với thay đổi cơ thể sau phẫu thuật ung thư vú

(85)
Tìm hiểu chungTái tạo vú là gì?Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật ... [xem thêm]

Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong

(28)
Bài thuốc dùng mật ong trị nhiệt miệng khá phổ biến và được nhiều người áp dụng. Vậy bạn đã biết cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong tại nhà?Nhiệt ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về bệnh đau lưng trên và lưng giữa?

(78)
Đau thắt lưng là một vấn đề phổ biến, nhưng nguyên nhân gây bệnh phần lớn không rõ. Hiểu rõ về bệnh đau thắt lưng cùng các triệu chứng của bệnh sẽ ... [xem thêm]

Bạn lựa chọn giải pháp nào để chữa khô âm đạo?

(69)
Vào thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn, từ từ sẽ ngưng hẳn quá trình này. Sau đó phụ nữ sẽ phải trải qua khá nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN