Các phương pháp giảm đau khi sinh

(4.19) - 95 đánh giá

“Đau như đau đẻ” là câu nói dân gian hay dùng để nói về sự đau đớn khi chuyển dạ sanh. Đau xé da xé thịt, đau khủng khiếp…, tóm lại là đau thật đau.Vậy sợ mổ mà sợ đau thì sao? Thì…có bác sĩ giúp mình – giảm đau khi chuyển dạ.

Đau trong lúc chuyển dạ sanh khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi mẹ, vị thế thai nhi, kích cỡ thai nhi, các cơn co thắt làm giãn nở và căng cơ tử cung, cổ tử cung…Cơn đau gây khó chịu từ giữa rốn, lan xuống và ra sau, đau từ da, cơ thành bụng và ra sau lưng. Cảm giác đau còn khác biệt ở các giai đoạn chuyển dạ.

Sản phụ mang thai con so, sanh lần đầu có thể thấy đau nhiều hơn so với người đã từng sanh.

Bạn đừng sợ, các bác sĩ không để mặc cho bạn đau đâu. Có thể bạn sẽ lo lắng việc làm giảm đau khi chuyển dạ sanh sẽ không tự nhiên, nhưng ngược lại, giảm đau sản khoa giúp bạn thấy dễ chịu hơn, kiểm soát tốt hơn, không gây hại cho mẹ và con.

Xem thêm bài: "Cách giảm đau khi sinh thường" của Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh

Các phương pháp giảm đau dùng thuốc

Lưu ý rằng các phương pháp này được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, được đào tạo và huấn luyện đầy đủ về Gây mê hồi sức, có chỉ định và chống chỉ định rõ ràng. Mình muốn bạn trao đổi cụ thể với bác sĩ theo dõi. Mình chỉ mô tả thông tin tổng quát vì tính phức tạp của vấn đề này. Các phương pháp giảm đau tại chỗ phổ biến:

  • Gây tê ngoài màng cứng: bác sĩ tiêm thuốc vào vùng lưng qua một ống nhỏ (catheter – mình dịch một cách dễ hiểu nhất). Bạn ngồi, hay nằm nghiêng. Liều lượng thuốc điều chỉnh tuỳ trường hợp, mức độ đau. Phương pháp này được xem là khá an toàn, linh hoạt. Tác dụng phụ rất thấp, có thể gặp như hạ huyết áp thoáng qua, đau lưng, và khoảng 1% bị nhức đầu trong vòng 1-7 ngày sau tiêm. Những cơn đau này có thể điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường.
  • Gây tê tuỷ sống: thuốc tê được bơm vào dịch não tuỷ (cố gắng lắm nhưng không thể viết dễ hiểu hơn). Thời gian tác dụng bị giới hạn, cảm giác đau nhanh hơn, hay dùng trong mổ lấy thai.
  • Gây tê cạnh cổ tử cung, gây tê tại chỗ tầng sinh môn (khi cần cắt hay may phục hồi tầng sinh môn).

Các phương pháp giảm đau không dùng thuốc

  • Giường nằm sanh: điều chỉnh nhiều tư thế, nằm, ngồi, dang chân, nâng cao đầu…Các loại giường hay bàn nằm sanh ở bệnh viện thuận tiện khi bạn sanh, các bác sĩ đỡ sanh, may tầng sinh môn…
  • Tắm nước ấm, thậm chí còn ngồi hay ngâm trong bồn nước ấm. Vì nhiều lý do, phương pháp này không được triển khai ở các bệnh viện nước mình, nguyên nhân chính là vẫn chưa có chứng cứ tin cậy cho thấy có hiệu quả giảm đau và rút ngắn chuyển dạ.
  • Đi lại: trong giai đoạn sớm, việc đi lại có thể làm bạn thấy dễ chịu hơn ngồi/ nằm một chỗ. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết khi nào cần nằm (như để mắc monitor theo dõi bé chẳng hạn).

Các khoá học trước sanh còn hướng dẫn bạn hít thở, các tư thế ngồi, nằm khiến bạn dễ chịu. Sự hỗ trợ, an ủi, động viên của người thân cũng là một liệu pháp tinh thần hữu hiệu.

Bên cạnh bạn có bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh giúp đỡ, xử trí muôn vàn tai biến có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình chuyển dạ sanh. Tự nhiên, không có nghĩa là mặc kệ bạn và em bé trong bụng, mà là đứng bên cạnh theo dõi để hỗ trợ và can thiệp kịp thời trong suốt quá trình rất đỗi tự nhiên này. Tất cả những can thiệp (nếu cần) đều nhằm một mục tiêu duy nhất: bạn và em bé của bạn an toàn.

Mong bạn vuông tròn và hạnh phúc!

Xem thêm bài Đối phó với cơn đau trong quá trình sinh nở của ThS.BS. Nguyễn Khánh Linh và BS. Chế Thị Trà My

Tài liệu tham khảo

  • Pain Relief during childbirth – Your pregnancy and childbirth month to month – 6th – ACOG, p.223-232
  • https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1584400508323194
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bài 46 – Những điều cần biết khi thai quá ngày dự sanh

    (34)
    Trước khi đọc bài này, bạn cần tìm lại bài “Cách tính tuổi thai và ngày dự sanh” để đọc trước sẽ dễ hiểu hơn. Ngày dự sanh bác sĩ thông báo cho ... [xem thêm]

    Những điều cần biết trước khi mang thai

    (13)
    Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để làm gì? Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai nhằm mục đích để tìm kiếm những yếu tố có thể ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

    Bệnh tiểu đường ở phụ nữ và những lưu ý trước khi mang thai

    (64)
    Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường là bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng được insulin – một chất máu gọi là hormone giúp ... [xem thêm]

    Siêu âm ngã âm đạo

    (71)
    Ai sẽ được làm xét nghiệm này? Nhiều phụ nữ sẽ được chỉ định siêu âm ngã âm đạo vào quý I thai kỳ. Ở giai đoạn này, siêu âm ngã âm đạo chính xác ... [xem thêm]

    Bơm tinh trùng (IUI) là gì?

    (96)
    Bơm tinh trùng là kỹ thuật để điều trị hiếm muộn, bằng cách đặt tinh trùng vào trong buồng tử cung để tăng khả năng có thai. Mục đích của IUI là làm ... [xem thêm]

    Bài 8 vs Bài 9: Câu chuyện ối ít – ối nhiều

    (31)
    Chiều qua có bệnh nhân khám thai than thở “mấy hôm nay trời nóng quá – em không uống nhiều nước không biết con em có thiếu nước ối không?”. Rồi run rủi ... [xem thêm]

    Các bệnh tuyến vú lành tính

    (23)
    Mô tuyến vú được cấu tạo như thế nào? Mô vú được cấu tạo bởi tuyến sữa, mô mỡ và mô xơ. Mỗi vú có từ 15-20 thùy vú. Mỗi thùy cấu tạo bởi nhiều ... [xem thêm]

    Hội chứng tiền kinh nguyệt

    (78)
    Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì? Nhiều phụ nữ cảm thấy có sự thay đổi về thể chất hoặc tâm lý trong những ngày trước khi hành kinh. Khi những ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN