Cần tránh 6 thực phẩm không an toàn cho bé

(4.05) - 25 đánh giá

Trẻ nhỏ không cần nhiều calorie nhưng cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, bé lại thích một số món ăn vặt chứa nhiều calorie, đường, muối và ít chất dinh dưỡng. Hãy tránh xa các thực phẩm không an toàn này cho bé nhé.

Khi ăn những món ăn vặt chứa nhiều calorie, bé thường no nhanh và dạ dày không còn chỗ để chứa những thực phẩm lành mạnh giàu dưỡng chất khác. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng khiến bé chậm phát triển. Do đó, bạn nên cho trẻ ăn những món giàu dinh dưỡng và tránh xa các thực phẩm không an toàn sau:

1. Hot dog và những món ăn nguy hiểm khác

Những món ăn cứng, dính, trơn và tròn thường không an toàn cho bé vì những món ăn này dễ gây nghẹt thở. Vì vậy, bạn không nên cho bé ăn hot dog, xúc xích, những khối phô mai hoặc miếng thịt lớn, quả nho chưa được cắt, bắp rang, rau chưa cắt và các loạt hạt. Khi muốn cho con ăn bốc, bạn nên cắt thực phẩm thành miếng nhỏ để bé không bị mắc nghẹn.

2. Nước ngọt có gas

Có khoảng 10% trẻ mới biết đi uống nước ngọt có gas mỗi ngày. Dù bạn có đang cho bé ăn một chế độ ăn đặc biệt thì nước ngọt có gas hoàn toàn không cung cấp chất dinh dưỡng nào cả. Vì vậy, đây không không phải là thức uống cần thiết cho bé. Bên cạnh đó, nước ngọt có gas còn chứa rất nhiều đường, có thể khiến bé bị sâu răng và béo phì.

3. Khoai tây chiên

Trẻ nhỏ rất yêu thích khoai tây chiên vì món ăn vặt này có vị mặn, giòn ngon. Có khoảng 14% trẻ hơn 9 tháng tuổi ăn khoai tây chiên ít nhất mỗi tuần một lần. Con số này tăng lên hơn 40% ở các bé 12 tuổi. Tuy nhiên, đây không phải là một thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé.

Tốt nhất, bạn nên hạn chế cho bé ăn thức ăn nhanh vì những món ăn này chứa rất nhiều chất béo, đường, muối, calorie nhưng lại chứa rất ít chất dinh dưỡng. Nếu bạn đang tìm kiếm một món vặt cho bé, hãy lựa chọn những món ăn khác tốt hơn, ví dụ như sữa chua hoặc nước sốt táo.

4. Thực phẩm chế biến sẵn

Người ta định nghĩa thực phẩm chế biến sẵn theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung, những thực phẩm càng bị biến đổi nhiều so với ban đầu khi chúng được thu hoạch, nuôi hoặc trồng và thành phần trên bao bì sản phẩm càng dài thì càng được chế biến nhiều. Với quá trình chế biến nhiều, thực phẩm thường mất đi những dưỡng chất quan trọng và chứa nhiều phụ gia không tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm được chế biến càng nhiều thì giá trị dinh dưỡng càng giảm, hàm lượng đường, muối, chất béo càng tăng.

Các thực phẩm chế biến sẵn không dành cho trẻ em mà cha mẹ thường cho bé ăn như mì gói vì món ăn này chứa quá nhiều muối. Thay vì cho bé ăn món này, tốt hơn bạn nên luộc mì, cắt nhỏ và phủ lên trên đó một ít cà chua nghiền hay bột phô mai.

5. Món tráng miệng chứa gelatin

Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhiều người nghĩ rằng món tráng miệng có chứa gelatin là một loại thực phẩm lành mạnh cho bé. Tại sao họ lại nghĩ như vậy? Nhiều người nghĩ rằng gelatin có chứa protein, vì nó được tạo ra từ xương và sụn động vật. Tuy nhiên, trên thực tế, những món tráng miệng gelatin chỉ chứa đường, màu, hương nhân tạo và một lượng nhỏ gelatin để làm đông bánh.

Đúng là món ăn có gelatin ngon nhưng bạn có thể chọn cho bé một món tráng miệng khác tốt hơn như một quả táo được nghiền, nướng nhẹ và rắc một ít bột quế. Món ăn này có vị ngọt tự nhiên, nhiều vitamin, chất xơ và có kết cấu mịn, dễ ăn.

6. Nước trái cây đóng hộp

Thức uống này làm từ trái cây nhưng không có nghĩa là nó lành mạnh. Chất xơ trong trái cây tươi mất đi rất nhiều trong quá trình chế biến nước ép và chỉ còn lại đường. Nước trái cây cũng có thể khiến một số bé bị tiêu chảy.

Sử dụng một số loại nước ép như táo và lê để tạo ngọt cho thức ăn của bé cũng không phải là một ý kiến hay. Đường trong những loại nước ép này có thể làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn trong đường ruột.

Những lời quảng cáo nước trái cây cung cấp cho bé một lượng vitamin C cần thiết thì sao? Thật ra, trẻ em có thể dễ dàng hấp thu được lượng vitamin C cần thiết từ một lượng trái cây rất nhỏ.

Nước trái cây đóng hộp không được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không cần uống gì khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Từ 6 – 12 tháng, bé có thể uống một ít nước nhưng sữa mẹ và sữa công thức vẫn là thức uống chính. Sau 1 tuổi, bé có thể uống thêm sữa bò.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh nghiện tình dục: hiểu để tìm cách chữa

(87)
Có thể bạn chưa biết, nghiện quan hệ tình dục là một chứng bệnh thực thụ. Nó không chỉ gây khó chịu cho mọi người mà chính người trong cuộc cũng cảm ... [xem thêm]

Trị mụn thịt tại nhà có nên hay không?

(49)
Mụn thịt xuất hiện trên gương mặt có thể khiến bạn lo lắng và cảm thấy tự ti. Nhiều người còn tìm đến các phương pháp trị mụn thịt tại nhà tuy dễ ... [xem thêm]

Con thứ trong gia đình sẽ có hành vi phạm tội nhiều hơn?

(55)
Bạn có thấy con thứ của mình thường sẽ nghịch ngợm và chống đối hơn con đầu lòng không? Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy một trong những tính cách ... [xem thêm]

Điểm danh các loại mổ mắt glocom

(15)
Mổ mắt glocom là một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh glocom (tăng nhãn áp). Mỗi loại phẫu thuật sẽ được chỉ định cụ thể cho từng ... [xem thêm]

Nguyên nhân của đột quỵ là gì?

(58)
Đột quỵ là sự tổn thương một phần não do dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn. Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ khác nhau.Tầm quan trọng của dòng máu ... [xem thêm]

Cẩn thận với chứng rối loạn khớp thái dương – hàm!

(40)
Khớp thái dương – hàm hoạt động giống như một khớp nối có thể trượt qua lại, có chức năng nối xương hàm với hộp sọ và khớp này nằm ở mỗi bên ... [xem thêm]

Lưu ý cho phái mạnh trước khi phẫu thuật thẩm mỹ

(97)
Hằng năm, có khoảng hàng triệu người, cả nam và nữ, đã chọn cách làm đẹp bằng dao kéo. Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ luôn có hai mặt tốt và xấu.Việc ... [xem thêm]

[Thực đơn mỗi ngày] Ăn rau sống có tốt không?

(22)
Bạn có thể ăn rau sống kèm các món mặn, chế biến thành món salad trộn hay làm các món chay bắt mắt. Rau sống là món ăn không thể thiếu trong thực đơn mỗi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN