Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Mách bạn 10 cách trị đau đầu khi hành kinh

(3.6) - 30 đánh giá

Những cơn đau đầu khi hành kinh có thể khiến ngày đèn đỏ của bạn thêm mệt mỏi và các sinh hoạt hằng ngày dễ bị xáo trộn. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách trị đau đầu khi hành kinh để thoải mái làm việc và vui chơi trong những ngày ấy.

Hormone dao động trong chu kỳ kinh nguyệt nên có thể gây ra nhiều thay đổi cho cơ thể. Một trong những thay đổi thường thấy là các cơn đau đầu khi hành kinh. Bạn có thể gặp nhiều loại đau đầu khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt như đau đầu do căng thẳng hoặc do mất máu và thiếu sắt. Trong các dạng đau đầu khi hành kinh, đau đầu do hormone và đau nửa đầu kinh nguyệt là phổ biến nhất.

Hãy cùng tìm hiểu về các loại đau đầu khi hành kinh và cách điều trị hiệu quả giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhé.

Những loại đau đầu khi hành kinh

Tình trạng đau đầu khi hành kinh có thể do thay đổi nồng độ estrogen và progesterone. Estrogen là hormone sinh dục nữ và sẽ tăng trong khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng để kích thích rụng trứng. Progesterone cũng là một hormone quan trọng giúp trứng bám vào tử cung. Sau khi ngày rụng trứng, nồng độ hormone estrogen và progesterone đều giảm và sẽ xuống mức thấp nhất ngay trước khi bạn hành kinh nên khiến bạn dễ gặp những cơn đau đầu khi có kinh nguyệt.

Hormone điều chỉnh nhiều chức năng cơ thể của bạn và sự thay đổi nồng độ hormone có thể gây ra đau đầu hormone và đau nửa đầu kinh nguyệt.

Đau đầu do hormone

Cơn đau đầu do hormone có thể từ nhẹ đến trung bình. Cơn đau này có thể gây khó chịu nhưng thường không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Đau nửa đầu kinh nguyệt

Cơn đau nửa đầu kinh nguyệt ảnh hưởng đến khoảng 60% phụ nữ và có thể bạn rất mệt mỏi trong ngày đèn đỏ. Những ai thường bị đau nửa đầu trong ngày thường sẽ dễ bị đau nửa đầu kinh nguyệt hơn. Tuy nhiên, chứng đau nửa đầu kinh nguyệt khác với chứng đau nửa đầu thông thường vì không đi kèm với một số dấu hiệu như thấy hoa mắt, đầu óc choáng váng…

Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt thường là những cơn đau nhói bắt đầu ở một bên trán và di chuyển dần sang bên kia. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau có thể khiến bạn gặp khó khăn khi làm việc hay suy nghĩ.

Triệu chứng đi kèm nhức đầu khi có kinh

Các triệu chứng đi kèm với chứng đau nửa đầu kinh nguyệt bao gồm:

  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Nhạy cảm với âm thanh
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Khi bị đau đầu hormone và đau nửa đầu kinh nguyệt, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng kinh nguyệt phổ biến như:

  • Thèm ăn
  • Mệt mỏi cực độ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Đau khớp hoặc đau cơ
  • Táo bón hoặc tiêu chảy

Cách trị đau đầu khi hành kinh

Cách điều trị đau đầu hormone và đau nửa đầu kinh nguyệt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Nếu cơn đau đầu ngày đèn đỏ không quá nặng, bạn có thể áp dụng một số cách chữa trị tại nhà như sau.

1. Tập luyện nhẹ nhàng

Các bài tập như thiền, yoga và thở sâu có thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và cải thiện các triệu chứng đau đầu khi hành kinh. Những cách tập luyện nhẹ nhàng này cũng giúp bạn thư giãn tinh thần, từ đó kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Điều này có thể giúp bạn giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu khi có kinh.

2. Chườm lạnh giảm đau đầu khi hành kinh

Khi đến ngày đèn đỏ bị đau đầu, bạn hãy chuẩn bị túi nước đá để chườm lên trán trong 10 phút rồi nghỉ 10 phút. Cách này có thể giúp bạn giảm viêm và làm giảm cảm giác đau khá tốt.

3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Thói quen ngủ quá ít có thể khiến cơn đau đầu ngày đèn đỏ tệ hơn nên bạn hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Để ngủ ngon hơn, bạn có thể tắt TV và đèn cũng như giữ phòng ngủ tối.

4. Bổ sung caffeine

Caffeine cũng có thể giúp bạn chữa đau đầu hormone khá tốt. Vậy nên, bạn có thể ăn chocolate và uống trà có caffeine để bớt khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên nạp quá nhiều caffeine vì chất này có thể gây nghiện và khiến bạn bị phụ thuộc.

5. Liệu pháp massage

Liệu pháp massage có thể thúc đẩy thư giãn cơ bắp và giảm áp lực ở vai, lưng và cổ. Liệu pháp này cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu.

Nếu các cách chữa trị đau đầu khi hành kinh tại nhà không hiệu quả, bạn có thể dùng vitamin, uống thuốc hoặc đến bác sĩ để được kê toa và chỉ định thực hiện một số liệu pháp.

6. Bổ sung vitamin chữa đau đầu khi hành kinh

Theo Mayo Clinic, các vitamin như vitamin B-2, coenzyme Q10 và magie có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thực phẩm chức năng bổ sung các loại vitamin này.

7. Thuốc giảm đau không kê đơn

Những loại thuốc này cũng có thể làm giảm đau đầu do căng thẳng và đau đầu do thiếu sắt rất tốt. Các loại thuốc để giảm đau và viêm bạn có thể tham khảo là ibuprofen, natri naproxen, aspirin hay acetaminophen.

8. Châm cứu

Châm cứu sẽ giúp kích thích giải phóng endorphin, một hormone cơ thể sản xuất để giúp bạn giảm căng thẳng và đau đầu khi gần đến kỳ kinh nguyệt.

9. Liệu pháp hormone

Nếu thuốc giảm đau không cải thiện tình hình, bạn có thể cần áp dụng liệu pháp hormone. Liệu pháp này có thể giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể. Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn bổ sung estrogen (Estradiol) để điều chỉnh sự mất cân bằng hormone.

10. Dùng thuốc chữa đau đầu khi hành kinh

Các loại thuốc theo toa có thể được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu bao gồm opioids, glucocorticoids, dihydroergotamine và ergotamine. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng triptans, một nhóm thuốc giúp điều trị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn có thể nhờ bác sĩ kê toa thuốc chống buồn nôn nếu thấy buồn nôn hoặc nôn khi bị đau nửa đầu kinh nguyệt.

Đi khám bác sĩ nếu như:

Bạn nên đi khám nếu bị đau đầu khi hành kinh thường xuyên và nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám nếu cơn đau đầu đi kèm các triệu chứng sau:

  • Bị tê
  • Co giật
  • Nhìn đôi
  • Khó khăn khi nói
  • Tinh thần rối loạn

Những cơn đau đầu khi đi kèm với các dấu hiệu trên có thể không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt mà là một tình trạng y tế nghiêm trọng.

Những cơn đau đầu khi hành kinh sẽ trôi qua nhanh chóng nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân bằng cách vận động nhẹ nhàng, ngủ đủ hay dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bạn cần đi khám sớm nếu cơn đau đầu xảy ra quá thường xuyên hay quá nghiêm trọng nhé.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

4 khía cạnh phát triển của trẻ cần bạn hỗ trợ

(75)
Niềm vui của bậc cha mẹ là từng ngày nhìn con khôn lớn và nên người. Sự hỗ trợ của bạn đối với sự phát triển của bé là rất quan trọng và sự hỗ ... [xem thêm]

9 bài tập cổ tay và bàn tay giúp bạn đỡ mỏi

(86)
Những bài tập cổ tay và bàn tay có thể giúp bạn thư giãn nhẹ nhàng và giảm bớt cảm giác mệt mỏi giữa giờ làm căng thẳng. Bạn chỉ cần bỏ ra vài phút ... [xem thêm]

Thực phẩm giúp tăng vòng 1 nhanh chóng cho chị em

(31)
Ăn gì để tăng vòng 1 nhanh đang là thắc mắc của nhiều chị em hiện nay với mong muốn cải thiện số đo từ nguyên liệu tự nhiên mà không phải đụng tới dao ... [xem thêm]

Giảm nỗi lo về phẫu thuật cắt bỏ khối u ở vú

(11)
Nếu bạn mắc bệnh ung thư vú, bạn có thể sẽ phải lựa chọn giữa hai phương pháp điều trị là cắt bỏ khối u và phẫu thuật đoạn nhũ.Đoạn nhũ là cắt ... [xem thêm]
Đang tải ...

5 lý do khiến bạn luôn cảm thấy cô đơn tuổi 30

(84)
Khi cảm thấy cô đơn vì sống một mình, ăn cơm một mình, mua sắm một mình, xem phim một mình… bạn có thể nghĩ mình là người duy nhất lẻ loi trong số bạn ... [xem thêm]

Những tác hại của công nghệ với gia đình và 9 cách giải quyết

(81)
Xã hội ngày càng hiện đại với công nghệ phát triển. Các thiết bị điện tử, Internet, mạng xã hội và các ứng dụng tiện ích ngày càng phổ biến, giúp con ... [xem thêm]

4 chất giúp tăng cường sức khỏe tự nhiên không cần thuốc

(73)
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các loại thực phẩm tự nhiên, có chứa các hoạt chất giúp tăng cường sức khỏe như “thần dược” ngay trong căn bếp gia ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết khi tập thể dục sau tuổi 50

(93)
Bước sang độ tuổi trung niên, bạn càng cần chú ý đến vận động để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh. Làm sao để duy trì tập thể dục sau tuổi 50 ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...