Chăm sóc cho trẻ bị ban nhiệt

(4.34) - 99 đánh giá

Ban nhiệt là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết quá nóng bức. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Vậy nguyên nhân gây ra ban nhiệt là gì và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về căn bệnh này nhé!

Bệnh ban nhiệt là gì?

Ban nhiệt hay còn được gọi là rôm sảy hoặc ban đỏ, thường xuất hiện trên da khi cơ thể bé quá nóng. Khi mắc bệnh này, da bé sẽ xuất hiện các mụn nhỏ màu đỏ. Trẻ em có thể bị ban nhiệt ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ sơ sinh.

Khi bị nổi ban nhiệt, các vết ban thường xuất hiện ở nếp gấp da và các bộ phận như ngực, bụng, cổ, háng và mông. Nếu bé thường xuyên đội mũ, ban có thể lan rộng đến da đầu hoặc trán.

Nguyên nhân gây ra ban nhiệt là gì?

Ban nhiệt xuất hiện khi bé đổ mồ hôi quá nhiều khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và không thể thoát mồ hôi ra ngoài. Thời tiết nóng, ẩm ướt là thời điểm thích hợp để ban nhiệt xuất hiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhìn thấy ban nhiệt vào mùa đông nếu bé mặc quá nhiều quần áo hoặc đang bị sốt.

Ban nhiệt có nguy hiểm không?

Ban nhiệt không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang quá nóng. Nếu tình trạng này kéo dài, bé có thể gặp các hiện tượng khác như kiệt sức hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, cơ thể quá nóng trong khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ.

Ban nhiệt có khiến bé đau đớn?

Ban nhiệt thường không gây cảm giác đau nhưng chúng thường gây ngứa. Tuy nhiên, cũng có một số chỗ phát ban có thể khiến bé đau nhẹ khi chạm vào.

Điều trị ban nhiệt như thế nào?

  • Bạn nên nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo và đưa bé vào phòng máy lạnh hoặc nơi thoáng mát. Lau sạch mồ hôi và dầu trên cơ thể để giảm nhiệt độ trên da bé cũng là một cách hiệu quả.
  • Bạn có thể sử dụng quạt để làm mát da bé thay vì lau bằng khăn. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng bất kỳ loại kem nào để thoa lên vùng bị rôm sảy trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Để da bé tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt. Bạn cũng có thể cởi hết quần áo hoặc chỉ mặc cho con một bộ thoáng mát.
  • Bạn cắt tỉa móng tay con để trẻ không làm xước da khi gãi và đeo tất để bé hạn chế gãi khi ngủ.

Ngăn ngừa nổi ban nhiệt

  • Vào những ngày thời tiết nắng nóng, bạn để con nằm trong nhà có máy điều hòa hoặc tìm những nơi mát mẻ để ngồi chơi.
  • Giữ cho da bé thoải mái, mát mẻ bằng cách chỉ cho con mặc một bộ quần áo mỏng làm từ vải tự nhiên như bông sẽ giúp thấm hút mồ hôi tốt hơn.
  • Chú ý đến những vùng thường hay bị hầm như cổ, háng, nếp gấp da và các khu vực khác bằng cách rửa những vùng này bằng nước lạnh và cố gắng giữ không bị ẩm.
  • Không sử dụng phấn trẻ em vì chúng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp cũng như làm bít các lỗ chân lông, làm cho da trở nên nóng hơn.
  • Kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên để xem con có đang cảm thấy quá nóng hay không.
  • Nếu trời nóng vào ban đêm, hãy dùng máy điều hòa hoặc quạt. Bố mẹ nên kéo quạt đến gần bé nhưng không nên thổi trực tiếp vào con.

Có nên đưa bé đến bác sĩ khi bị ban nhiệt?

Cách tốt nhất là bạn hãy đưa con đến bác sĩ để đảm bảo tình trạng bệnh là do ban nhiệt gây ra. Ngoài ra, nếu ban không biến mất sau 3–4 ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng rằng các bạn đã hiểu thêm về bệnh ban nhiệt. Đây không phải là căn bệnh nghiêm trọng nhưng bạn hãy chú ý chăm sóc bé cẩn thận nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹo hay giúp người nhiễm HIV hình thành thói quen tập thể dục

(58)
Để hình thành thói quen không hề dễ, nhất là các thói quen tốt. Tuy nhiên, bài viết sẽ cung cấp các mẹo hay giúp người nhiễm HIV có thể làm được.Nếu bạn ... [xem thêm]

Gây mê nha khoa có an toàn với phụ nữ đang cho con bú?

(14)
Gây mê trong nha khoa áp dụng được với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, với phụ nữ cho con bú, liệu phương pháp này có an toàn? Thực hiện gây mê trong ... [xem thêm]

9 cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

(15)
Điều bậc phụ huynh nào cũng quan tâm và mong muốn chính là nhìn ngắm con mình dần lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình. Để nhận biết được con ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc: Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

(45)
Nhắc đến sốt xuất huyết thì người người nhà nhà đều thấy lo sợ và đặc biệt căn bệnh này thường bùng phát vào mùa mưa. Người mắc bệnh nếu không ... [xem thêm]

Hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim để lấy lại niềm vui trong cuộc sống

(63)
Tác dụngTác dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Tâm KhangTPBVSK Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ... [xem thêm]

Lá Xoài chữa bệnh tiểu đường, thực hư thế nào?

(52)
Ngay cả khi y học hiện đại đã có nhiều bước tiến mới, tác dụng kỳ diệu lá Xoài chữa bệnh tiểu đường đến tận bây giờ vẫn còn được lưu truyền ... [xem thêm]

Cách làm bánh chưng chay đón Tết

(73)
Bánh chưng chay sẽ giúp ngày Tết bớt ngán khi bạn đã có quá nhiều các món nhiều dầu mỡ như chả giò hay thịt kho trứng. Đây sẽ là món mới lạ bạn có ... [xem thêm]

Vai trò của vitamin E trong sự phát triển của bé

(62)
Tác dụngTác dụng của vitamin E là gì?Vitamin E là chất chống oxy hóa có trong thực phẩm cũng như các loại đậu, hạt và các loại rau lá xanh. Đây là một loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN