7 câu hỏi thường gặp về thai 6 tuần chưa có tim thai

(3.97) - 66 đánh giá

Hiện tượng thai 6 tuần chưa có tim thai sẽ dễ khiến nhiều mẹ bầu suy nghĩ rằng bé yêu đang gặp vấn đề nhưng sự thật lại không phải như vậy.

Nhịp tim của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng, đại diện cho sự tăng trưởng, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tim bé thường bắt đầu đập vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Nếu bạn không nghe hay thấy nhịp tim lúc siêu âm, việc trở nên lo lắng là điều khá dễ hiểu.

Tuy nhiên, bạn đừng vội hoang mang bởi bài viết sau sẽ tổng hợp các câu hỏi về vấn đề thai 6 tuần chưa có tim thai cùng lời giải đáp để giải tỏa nỗi lo này.

1. Thai 6 tuần chưa có tim thai có sao không?

Ngay cả khi nghe qua thực sự đáng lo nhưng việc không nghe thấy nhịp tim của thai nhi ở tuần thứ 6 là điều bình thường và không có lý do để lo lắng, bởi vẫn còn khá sớm để phát hiện nhịp tim. Bên cạnh đó, vẫn còn một số lý do giúp giải thích, chẳng hạn như: Tuổi thai của bạn cũng có thể không chính xác và chu kỳ trứng rụng, chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, loại hình siêu âm mà mẹ bầu chọn lựa cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Siêu âm vùng bụng thường ít nhạy và có thể làm bạn mất nhiều thời gian hơn để xác định nhịp tim. Siêu âm qua ngả âm đạo sẽ mang đến kết quả chính xác, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai giai đoạn đầu vì đầu dò sẽ được đưa vào âm đạo của bạn, từ đó dễ dàng tiếp cận với tử cung.

2. Thai 6 tuần không có tim thai có phải dấu hiệu sẩy thai?

Thiếu nhịp tim thai sẽ là dấu hiệu sẩy thai trong các trường hợp sau:

  • Không nghe thấy nhịp tim thai và mức hCG của mẹ bầu giảm
  • Các kết quả đo siêu âm không chỉ ra sự hiện diện của nhịp tim
  • Không nghe thấy nhịp tim trong lần siêu âm tiếp theo dù đã ghi nhận tim đập trước đó.

Bác sĩ cũng có thể đo chiều dài của phôi để xác định nguy cơ. Nếu phôi lớn hơn 5mm nhưng không có nhịp tim, điều này sẽ đại diện cho tình trạng hư thai. Ngoài ra, nếu túi thai lớn hơn 10 mm mà không có túi noãn hoàng hoặc túi thai lớn hơn 20 mm mà không có phôi hoặc túi noãn thì tiên lượng rất xấu.

3. Siêu âm thai 6 tuần còn có tác dụng gì?

Ngoài tim thai thì còn một điều có thể sẽ xuất hiện khi siêu âm 6 tuần là vị trí của phôi. Bác sĩ cũng sẽ biết được liệu phôi có làm tổ chính xác ở tử cung hay không. Nếu thai ngoài tử cung, bạn sẽ cần được hỗ trợ ngay lập tức để tránh các nguy cơ về sau.

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu vẫn không có nhịp tim ở lần siêu âm tiếp theo?

Mặc dù không có nhịp tim trong siêu âm theo dõi sau một tuần có thể làm tăng khả năng thai ngừng tiến triển nhưng đừng vội buồn bởi bạn sẽ vẫn còn hy vọng. Nếu thời điểm siêu âm 7 tuần không tìm thấy nhịp tim thì đôi lúc là do tuổi thai chưa chính xác và việc kinh nguyệt không đều khiến bạn dễ bị nhẫm lẫn thời gian thụ tinh thành công.

5. Có nên lo lắng khi không thấy tim thai ở tuần thứ 8?

Nếu ngày mang thai chính xác và không có nhịp tim sau 8 tuần, thì có nguy cơ thai ngừng tiến triển (hay gọi là thai chết lưu). Tuy nhiên, có một số rất ít trường hợp cụ thể ghi nhận việc siêu âm không thấy tim thai ở tuần thứ 8 nhưng trẻ sơ sinh vẫn chào đời khỏe mạnh.

6. Nhịp tim thai thế nào là bình thường?

Nhịp tim thai bình thường dao động từ 110 – 160 lần/phút. Từ trong tam cá nguyệt thứ nhất thì nhịp tim thai có thể nhanh hơn một chút, từ 170 – 180 lần/phút. Sau đó, nhịp tim thai ổn định trong khoảng nêu trên, trung bình 130 – 140 lần/phút.

7. Làm thế nào để giữ phôi thai khỏe mạnh?

Có một số lý do khiến thai 6 tuần không có tim thai. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước sau để giúp trái tim của thiên thần nhỏ được khỏe mạnh:

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá vào 3 tháng đầu mang thai
  • Uống axit folic khi mang thai vì giúp ngăn ngừa khuyết tật tim bẩm sinh
  • Tránh xa rượu bia để tránh hội chứng rượu bào thai và các biến chứng khác
  • Giữ đường huyết ở mức ổn định, đặc biệt là nếu bạn mắc phải đái tháo đường thai kỳ
  • Tránh sử dụng Accutane để trị mụn trứng cá vì nó khiến bé có nguy cơ bị dị tật tim thai

Hy vọng những thông tin được chia sẻ đã giúp bạn phần nào giải tỏa được lo lắng thai 6 tuần chưa có tim thai. Trong thời gian này, hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt để chuẩn bị cho lần khám thai kế tiếp nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Siêu âm thai tuần 22 mẹ bầu sẽ biết được gì?
  • Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai liệu có cần thiết?
  • Sự cần thiết của xét nghiệm tripple test trong thai kỳ
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cù lét để chọc bé cười: nên hay không?

(71)
Tuy cù lét là một trong những hình thức vui đùa khá phổ biến của bố mẹ với con cái nhưng lại có thể ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ của con.Mọi ... [xem thêm]

Cách trị mụn nội tiết để “nhân đôi” vẻ đẹp

(23)
Ngay cả khi có làn da đẹp, bạn vẫn có nguy cơ bị mụn nội tiết mỗi khi đến ngày đèn đỏ hay bước vào giai đoạn mãn kinh. Liệu có cách trị mụn nội ... [xem thêm]

Lợi ích của ngủ không cần gối đối với bé yêu và cả nhà

(25)
Ngủ không cần gối là một thói quen tốt không những cho sức khỏe trẻ nhỏ mà cả ở người lớn và phòng ngừa được một số tình trạng nhất định.Từ ... [xem thêm]

Dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

(48)
Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Vì vậy, bố mẹ đừng nên chủ quan khi nghe thấy trẻ ... [xem thêm]

Chữa táo bón thai kỳ: Nên và không nên ăn gì?

(43)
Chứng táo bón thai kỳ luôn là một trong những nỗi lo của bà mẹ mang thai. Chế độ dinh dưỡng chính là phương thuốc chữa trị hiệu quả nhất cho chứng bệnh ... [xem thêm]

Làm quen với liệu pháp mesotherapy

(25)
Mesotherapy là một phương pháp điều trị phổ biến được dùng trong nhiều bệnh lý về da. Nó được xem là bước đột phá trong điều trị thẩm mỹ với nhiều ... [xem thêm]

Sự khác nhau giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

(77)
Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có đặc trưng là mức đường huyết cao hơn bình thường, tuy nhiên nguyên nhân và sự phát triển bệnh lại biểu hiện ... [xem thêm]

5 điều cần ghi nhớ khi cho trẻ mới tập đi ăn vặt

(10)
Dù cho những bà mẹ vẫn thường hay căn dặn: “Con không được ăn trước bữa tối vì nó sẽ làm hư răng đấy!” thì nhiều bậc cha mẹ thỉnh thoảng vẫn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN