Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ giúp phục hồi hiệu quả

(4.04) - 50 đánh giá

Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ sẽ giúp bệnh nhân dần phục hồi sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát cũng như các tình trạng có liên quan khác.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm xảy ra bất cứ lúc nào và dẫn đến tử vong đột ngột. Vì vậy, nếu đang lo lắng về đột quỵ, bạn hãy tìm hiểu những thông tin bổ ích để ngăn ngừa căn bệnh này nhé. Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân vừa trải qua cơn đột quỵ thì việc duy trì chế độ ăn lành mạnh rất cần thiết. Sau khi đột quỵ, cơ thể bệnh nhân có nguy cơ cao thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, bạn không nên giảm cân sau cơn đột quỵ vì chúng sẽ làm chậm quá trình hồi phục. Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng có thể là do:

  • Bệnh nhân gặp vấn đề nhai, nuốt;
  • Gặp khó khăn trong cử động cánh tay hoặc bàn tay;
  • Vấn đề về trí nhớ và thần kinh;
  • Chán ăn.

Do đó, bệnh nhân và người chăm sóc cần biết những loại thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân với chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ để giúp họ ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về một chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ bạn nhé.

Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ là gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ. Những bữa ăn ít chất béo, ít muối và nhiều rau củ, trái cây giúp làm giảm các mối nguy hiểm như cholesterol cao, tăng huyết áp, thừa cân và tiểu đường. Những thông tin dưới đây chỉ là những hướng dẫn chung. Vì vậy, chúng đôi khi không phù hợp với những người nhẹ cân và người gặp vấn đề nhai nuốt. Bạn nên tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ phù hợp nhất.

Các chất cần hấp thụ nhiều trong chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ

Trái cây và rau củ. Chúng có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ vì có chứa các chất sau đây:

  • Chất chống oxy hóa: làm giảm sự phá hủy mạch máu;
  • Potassium (kali): giúp kiểm soát huyết áp;
  • Chất xơ: làm giảm cholesterol;
  • Folate (có trong rau củ xanh sẫm): làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt chứa chất xơ, folate và các loại vitamin khác. Chúng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Nước. Bạn nên uống 8–10 ly nước một ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Các chất cần hấp thụ vừa phải

  • Thịt, thịt gà, cá;
  • Bạn có thể ăn thịt đỏ và thịt gà trong bữa ăn. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo những điều sau:
    • Chọn loại thịt nạc (ít hay không có mỡ);
    • Loại bỏ mỡ;
    • Tách da ra khỏi thịt gà.
  • Ăn các loại cá giàu chất béo sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ. Bạn nên cố gắng ăn ít nhất 2–3 lần/tuần;
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo. Lượng canxi và kali có trong các sản phẩm này giúp kiểm soát huyết áp cũng như giảm nguy cơ đột quỵ. Bạn nên chọn các thực phẩm từ sữa ít béo như sữa, yogurt, phô mai và bánh trứng sữa;

Các chất cần hấp thụ ít

Các chất béo lành mạnh bao gồm chất béo đa không bão hòa và chất béo đơn không bão hòa. Các chất béo này thường có trong:

  • Các loại đậu, hạt;
  • Quả bơ;
  • Dầu thực vật (như dầu hạt cải, dầu ô liu và hướng dương).

Các chất cần hạn chế hấp thụ

Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ cũng cần hạn chế một số chất dưới đây để đảm bảo sức khỏe bệnh nhân.

Các chất béo không lành mạnh: bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chúng có trong các loại thực phẩm sau:

  • Bơ;
  • Mỡ lợn;
  • Các loại thịt có mỡ;
  • Các loại bánh ngọt;
  • Một vài loại thức ăn vặt (thức ăn nhanh).

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm gia tăng lượng cholesterol, tăng nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân.

Muối. Bữa ăn có quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ.

  • Bạn nên chọn các sản phẩm “không thêm muối” hay “ít muối”;
  • Hạn chế ăn các món ăn vặt nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm mặn;
  • Không thêm muối vào bữa ăn. Thay vào đó, bạn hãy thử dùng các loại thảo mộc và gia vị khác để tăng mùi vị;
  • Xem xét bảng dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm. Muối thường được thay thế bằng tên sodium (natri). Bạn nên dùng ít hơn 4g sodium hay 1.600mg muối một ngày;

Đồ uống có cồn. Bạn nên chia sẻ với bác sĩ về lượng rượu bia đã sử dụng, vì cồn có khả năng phản ứng với một số loại thuốc. Nó còn khiến bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát huyết áp.

Chia giờ cho các bữa ăn

Bệnh nhân sau cơn đột quỵ thường chán ăn, vì vậy để đạt được một chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ, người chăm sóc nên giúp bệnh nhân bằng cách:

  • Chia đều các bữa ăn trong một ngày;
  • Cho người bệnh tự ăn nếu họ muốn;
  • Khuyến khích bệnh nhân ăn các bữa ăn nhẹ trong ngày;
  • Giảm sự xao nhãng của bệnh nhân trong suốt bữa ăn;
  • Theo dõi nếu bệnh nhân có bất kỳ vấn đề gì khi nhai hay nuốt.

Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ góp phần giúp bệnh nhân hồi phục nhanh. Bạn có thể tham khảo những thông tin để hỗ trợ người thân vượt qua giai đoạn này nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

“Ăn gian” tuổi với những loại tinh dầu chống lão hóa da

(100)
Đừng quá lo lắng khi bạn đã có dấu hiệu lão hóa nhé, vì các loại tinh dầu chống lão hóa da dưới đây sẽ giúp bạn duy trì làn da trẻ trung bất chấp tuổi ... [xem thêm]

6 cuốn sách cho bà bầu: Người bạn đồng hành không thể bỏ qua

(30)
Mang thai và nuôi dạy con là một hành trình khó khăn, đặc biệt là bạn mang thai lần đầu. Vì vậy, bạn hãy trang bị cho mình một cuốn sách cho bà bầu đặt ở ... [xem thêm]

Bổ sung vitamin C cho con bằng thực phẩm nào?

(40)
Nếu con bạn bỗng nhiên bị chảy máu răng, lừ đừ, mệt mỏi, sức đề kháng yếu, có thể mẹ đã chưa bổ sung đủ vitamin C cho con đấy! Việc bổ sung vitamin C ... [xem thêm]

5 biện pháp hiệu quả rèn tính kỷ luật cho trẻ

(29)
Trẻ nhỏ thường ương bướng, tự làm theo ý mình, có khi dẫn đến hậu quả không hay. Lúc này, bạn hãy áp dụng 1 trong 5 cách để rèn tính kỷ luật cho trẻ ... [xem thêm]

Khi nào bé có thể tự cầm bình sữa được?

(55)
Minh Thư mới làm mẹ lần đầu tiên, hiện tại con gái cô đã được 6 tháng tuổi. Cô đang có dự định cho bé bú bình nhưng sợ rằng bé không thể giữa được ... [xem thêm]

8 bài tập thở giảm mỡ bụng giúp bạn có vòng eo thon thả hơn

(68)
Một vóc dáng lý tưởng với vòng một căng tròn, vòng hai thon gọn và vòng ba săn chắc chính là hình mẫu mà nhiều cô gái hướng đến. Thế nhưng, vì nhiều lý ... [xem thêm]

Trắc nghiệm về những hiểu lầm đái tháo đường típ 2

(16)
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến hiện nay. Tìm hiểu rõ những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường giúp ... [xem thêm]

Giữ vệ sinh cá nhân trong giai đoạn bầu bí cần lưu ý những gì?

(83)
Việc giữ vệ sinh cá nhân trong thời gian mang cần được đặc biệt quan tâm bởi điều này không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà còn giúp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN