Chế độ sữa của trẻ 1-3 tháng tuổi

(3.7) - 51 đánh giá

Trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng sẽ bắt đầu trở nên “to tiếng” để báo cho mẹ biết khi bé đói, đặc biệt khi bạn đã tập cho bé quen với thời gian bú cố định. Dù cho con bạn bú sữa mẹ hay sữa công thức, hãy tìm hiểu về chế độ sữa phù hợp dành cho trẻ giai đoạn này để chăm sóc con tốt nhất nhé.

Chế độ cho con bú sữa mẹ bao nhiêu và bao lâu một lần?

Vài tuần đầu sau khi sinh, trẻ bắt đầu bú ít hơn bình thường và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Bạn có thể yên tâm rằng con bạn đã bú đủ khi:

  • Trông bé lanh lẹ, thỏa mãn và nhanh nhẹn;
  • Tăng cân từ từ, lớn lên và phát triển hơn;
  • Số lần bú khoảng 6 đến 8 lần một ngày;
  • Trẻ đi tiêu thường xuyên.

Nếu bú chưa đủ, bé sẽ không hài lòng, bứt rứt hoặc khóc nhiều. Hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu bạn thấy các dấu hiệu trên.

Hãy nhớ rằng sau khoảng một tháng, bé có xu hướng đi tiêu ít hơn trước đây. Khi được khoảng 2 tháng tuổi, bé có thể không đi tiêu sau mỗi lần cho ăn hoặc thậm chí mỗi ngày. Nếu bé vẫn chưa đi tiêu sau 3 ngày, hãy gọi ngay cho bác sĩ nhé.

Chế độ sữa trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, bạn có thể nhận thấy rằng bé muốn bú thường xuyên hơn. Điều này giúp cơ thể người mẹ tăng thêm nguồn sữa. Trong một vài ngày, việc cung cấp sữa và nhu cầu bú sẽ được cân bằng.

Khi chào đời, trẻ cần được bổ sung vitamin D trong vài ngày đầu tiên khi bé chào đời và không cần các loại thực phẩm bổ sung, nước, nước trái cây hay các loại thực phẩm rắn khác.

Chế độ cho con bú sữa công thức bao nhiêu và bao lâu một lần?

Trẻ sẽ lanh lợi, biết ê a và bắt đầu cười sau vài tuần. Mẹ và bé có thể tương tác với nhau nhiều hơn trong lúc cho bé ăn.

Trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa công thức chậm hơn. Vì vậy, bạn nên cho bé bú sữa bình uống ít lần hơn sữa mẹ. Trong tháng thứ hai, trẻ có thể uống 120-150 ml sữa mỗi lần. Đến cuối tháng thứ 3, bé sẽ cần thêm 30 ml sữa nữa cho mỗi lần bú.

Khi bé lớn lên, chế độ sữa cũng sẽ thay đổi. Theo đó, bé sẽ ăn nhiều hơn và thời gian giữa những lần ăn cũng kéo dài hơn. Bạn sẽ nhận thấy rằng bé đang bắt đầu ngủ đêm lâu hơn.

Khi bú sữa công thức, bé sẽ dễ bị bú dư vì bú từ bình sẽ ít tốn sức hơn bú từ vú mẹ rất nhiều. Vì vậy, bạn nên đảm bảo các lỗ trên núm vú của bình đúng kích cỡ. Sữa phải chảy chậm từ lỗ và không tràn ra ngoài. Ngoài ra, hãy cho bé ngưng bú khi bé có dấu hiệu no.

Bạn không nên dùng đồ vật để giữ bình sữa khi cho bé bú vì bình có thể khiến trẻ bị ngạt, nhiễm trùng tai và sâu răng.

Trẻ bị ọc sữa/trớ sữa

Nhiều trẻ sơ sinh ọc một lượng nhỏ sữa sau khi bú hoặc trong quá trình ợ. Theo thời gian, điều này sẽ xảy ra ít hơn và gần như biến mất khoảng sau 10 tháng. Bạn không cần lo lắng nếu bé ọc ra một lượng nhỏ hơn 30 ml và điều này xảy ra trong vòng một giờ sau khi cho bú và không làm bé khó chịu.

Trong chế độ cho con bú, bạn có thể giảm tình trạng bé bị ọc sữa trong những tháng đầu bằng cách:

  • Cho bé ăn trước khi bé thấy quá đói;
  • Bế bé với tư thế nửa nằm nửa ngồi khi cho bú và một giờ sau cữ bú;
  • Cho bé ợ thường xuyên;
  • Không cho bé bú quá nhiều;
  • Không đùa giỡn với bé quá mạnh sau khi cho bé bú.

Nếu con bạn ọc ra một lượng lớn, mạnh và dễ bị kích thích trong hoặc sau khi ăn, bé có vẻ giảm cân hoặc không tăng cân như mong đợi, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu trẻ bị sốt hoặc có bất kỳ dấu hiệu mất nước, bạn hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác dụng của dầu chuối cho da, tóc và sức khỏe

(50)
Dầu chuối được làm từ vỏ quả chuối. Loại dầu này vừa thơm mà cũng mang đến các tác dụng tích cực cho sức khỏe mà ít ai biết được.Chúng ta đều ... [xem thêm]

Điều trị tăng áp động mạch phổi, một thách thức lớn

(17)
Tăng áp động mạch phổi (PAH) – hay tăng áp phổi nguyên phát – là một loại cao huyết áp hiếm gặp. Phạm vi ảnh hưởng của bệnh bao gồm động mạch phổi ... [xem thêm]

Chứng tự cắt rạch cơ thể

(20)
Chứng tự cắt rạch thân thể là gì? Tự làm bị thương mình một cách có mục đích, bằng cách sử dụng những vật thể bén nhọn tạo các vết cào xước ... [xem thêm]

Những điều nên biết về những cơn đột quỵ ở thân não

(30)
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong não. Một cơn đột quỵ ở thân não thường nhỏ nhưng có thể gây nên những triệu chứng nghiêm ... [xem thêm]

8 dấu hiệu giúp bạn biết được trứng bám vào tử cung

(35)
Trứng bám vào tử cung thành công là một bước quan trọng quyết định bạn có mang thai hay không. Quá trình này cũng có thể biểu hiện bằng một số dấu hiệu ... [xem thêm]

9 dấu hiệu cảnh báo bạn gặp vấn đề nghiêm trọng hơn bị cảm lạnh

(10)
Mỗi khi cảm thấy không được khỏe trong người, bạn thường tự chuẩn đoán đó là do bị cảm lạnh. Thế nhưng đây có thể không phải đơn giản là chứng ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện E Hà Nội

(57)
Bệnh viện E Hà Nội là cơ sở khám chữa bệnh được tin tưởng và luôn đi theo phương châm: “Chăm sóc người bệnh toàn diện bằng những phương pháp khoa học ... [xem thêm]

Giới thiệu về ghép tế bào gốc tạo máu

(40)
Ung thư tủy xương là một dạng ung thư bắt đầu từ tủy, nằm bên trong xương. Hầu hết những người bị ung thư tủy xương đều không có các yếu tố nguy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN