Chữa đau lưng tại nhà từ 7 mẹo vặt hay

(3.91) - 60 đánh giá

Đau lưng là chứng bệnh rất phổ biến với nhiều người. Nếu cơn đau không phải do chấn thương mạnh hay bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến cột sống cần tìm đến bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể điều trị các cơn đau nhẹ tại nhà bằng các cách đơn giản.

Tự làm bác sĩ chữa đau lưng tại nhà bằng những liệu pháp đơn giản, bạn đã thử? Với chứng đau lưng nhẹ, bạn có thể áp dụng 7 mẹo vặt sau để đầy lùi cơn đau hiệu quả.

1. Chườm lạnh

24 đến 48 giờ sau chấn thương, bạn nên chườm khăn lạnh để giảm viêm. Sau 48 giờ, bạn có thể thay bằng khăn nóng nếu muốn, vì chườm nóng giúp mang lại cảm giác thoải mái hơn nhưng không giảm viêm hiệu quả bằng chườm lạnh. Tuy nhiên, dù dùng bất cứ hình thức nào, bạn chỉ nên giữ túi chườm đá hoặc chườm nóng trên da trong khoảng 20 phút mà thôi để da thư giãn. Nếu cơn đau không biến mất, bạn cần tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

2. Vận động hợp lý

Cột sống là một phần quan trọng giúp cơ thể di chuyển. Vì vậy, bạn đừng nên ngừng hẳn các hoạt động thường ngày chỉ vì một cơn đau lưng nhỏ. Một khi cảm thấy thoải mái hơn, bạn hãy thử bơi lội hay đạp xe và đi bộ để giữ cột sống linh hoạt và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bạn không nên cố sức thực hiện chúng. Nếu cơn đau xuất hiện, bạn nên dừng luyện tập và đi khám bác sĩ.

3. Kéo giãn cơ thể

Bạn không nên ngồi trên bàn làm việc cả ngày, hãy dậy sớm 20 phút để tập thể dục. Bạn cần đứng thẳng dậy và kéo giãn cơ thể nhiều lần. Yoga cũng là một cách giảm đau lưng hiệu quả.

4. Lưu ý tư thế

Cúi, khom người khi mang vác vật nặng khiến lưng bạn chịu một áp lực lớn. Khi bạn cần nâng vật gì, hãy thật cẩn trọng về tư thế, không cúi sâu hơn thắt lưng. Bạn nên gập gối, hạ thấp trọng tâm và giữ lưng thẳng để nâng chúng.

Khi mang giày, thay vì phải khom lưng, bạn nên ngồi trên ghế để mang.

5. Mang giày thấp

Bạn cần mang giày bệt hay giày thấp (ít hơn 3cm), đồng thời hạn chế dùng giày cao gót. Giày cao làm tư thế của bạn không vững chắc, gia tăng áp lực lên cột sống dưới.

6. Điều chỉnh giấc ngủ

Bạn nên nằm ngửa khi ngủ và thử đặt một chiếc gối dưới chân. Tư thế này rất có ích cho lưng của bạn. Nếu muốn nằm nghiêng, bạn có thể đặt gối giữa hai đầu gối để thư giãn các cơ. Nằm sấp không tốt cho lưng, nhưng nếu bạn chỉ có thể ngủ khi nằm sấp, hãy đặt gối dưới hông và xương chậu để giảm căng cơ ở lưng.

7. Thư giãn

Trong một vài trường hợp, cơn đau không xuất hiện do chấn thương vật lý gây ra. Chúng có thể xuất hiện khi bạn hoạt động quá sức. Bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi khi thực hiện các hoạt động thể chất nếu bị đau lưng. Hoạt động quá sức có thể làm cơn đau tệ hơn. Do đó, bạn cần từ từ và thư giãn. Điều này giúp ích cho lưng nhiều hơn bạn nghĩ.

Nếu cơn đau lưng trở nặng, việc thăm khám bác sĩ kịp thời là điều rất cần thiết. Cơn đau này có thể do nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống lưng… Thông thường, các bác sĩ có thể điều trị triệu chứng cho bệnh nhân trước tiên bằng thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs). Sau đó, tùy vào nguyên nhân cụ thể gây ra cơn đau, bác sĩ sẽ chỉ định các phác đồ điều trị khác nhau sao cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Hy vọng những chia sẻ nhỏ trên sẽ giúp bạn chữa đau lưng tại nhà hiệu quả!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc trị suy tuyến thượng thận và những rủi ro bạn nên biết

(71)
Điều trị suy tuyến thượng thận thường liên quan đến sử dụng các loại thuốc corticosteroid ở dạng viên nén. Bạn sẽ cần dùng chúng trong suốt quãng đời ... [xem thêm]

Không nên xem thường bệnh sỏi thận ở trẻ em

(21)
Nhiều người nghĩ sỏi thận ít xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, gần đây, bệnh sỏi thận ở trẻ em ngày càng tăng. Phát hiện sớm bệnh này ở trẻ để kịp thời ... [xem thêm]

7 điều quan trọng cần dạy con trai để bé biết tôn trọng phụ nữ

(89)
Nếu bạn có con trai, hãy dạy con biết tôn trọng phụ nữ ngay từ khi con còn nhỏ. Điều này giúp con trở thành một người đàn ông tốt trong tương lai, có khả ... [xem thêm]

5 cách tái chế bàn chải bạn có thể thử ngay!

(70)
Những chiếc bàn chải qua 6 tháng sử dụng thường sẽ dính bẩn hoặc xù lông, chẳng còn dùng để đánh răng được nữa. Thay vì vứt đi, bạn có thể tái chế ... [xem thêm]

4 loại gây mê, gây tê phổ biến nhất bạn cần biết

(10)
Có rất nhiều ca phẫu thuật yêu cầu thực hiện gây mê hoặc gây tê để giảm đau cho bệnh nhân trong quá trình tiến hành. Tuy nhiên tùy theo từng loại phẫu ... [xem thêm]

Biến chứng và cách điều trị viêm cột sống dính khớp

(63)
Viêm cột sống dính khớp và thoái hóa cột sống lưng là hai bệnh cơ xương khớp rất dễ gây nhầm lẫn do triệu chứng của chúng khá giống nhau. Nếu bạn không ... [xem thêm]

Có thai 1 tháng: Biểu hiện và những lưu ý đi kèm

(77)
Có thai 1 tháng không đem đến quá nhiều biểu hiện rõ ràng nhưng một vài người vẫn cảm nhận được cơ thể có sự thay đổi so với trước.Thông thường ... [xem thêm]

Top 10 câu hỏi về bệnh thiếu máu

(83)
Thiếu máu, một trong những bệnh rối loạn về máu phổ biến nhất, thường xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể thấp dưới mức bình thường. Tình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN