Chứng khó nuốt có nguy hiểm và cần chữa trị không?

(3.93) - 19 đánh giá

Nuốt tưởng chừng như là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhưng có một số người vẫn gặp rắc rối với việc này đấy. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chứng khó nuốt nhé.

Chứng khó nuốt (dysphagia) là gì?

Chứng khó nuốt là dấu hiệu cho thấy cổ họng hoặc thực quản có vấn đề khi nuốt thức ăn. Mặc dù chứng khó nuốt có thể xảy ra cho bất cứ ai, nó vẫn phổ biến hơn ở người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người có vấn đề về não hoặc hệ thần kinh.

Nguyên nhân

Thông thường, các cơ trong cổ họng và thực quản sẽ ép hoặc nén lại để thức ăn có thể dễ dàng đi từ miệng đến dạ dày mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, đôi khi quá trình này sẽ gặp một số vấn đề. Có hai trường hợp có thể làm cho quá trình này trở nên khó khăn hơn:

Trường hợp thứ nhất, các cơ và thần kinh hỗ trợ quá trình di chuyển thức ăn qua cổ họng và thực quản hoạt động không tốt. Điều này có thể xảy ra nếu bạn có các vấn đề sau:

  • Đã bị đột quỵ hoặc bị thương não hoặc tủy sống;
  • Một số vấn đề với hệ thần kinh như hội chứng sau bại liệt, chứng đa xơ cứng hoặc bệnh Parkinson;
  • Một số vấn đề về hệ thống miễn dịch gây ra sưng (hoặc viêm), chẳng hạn như viêm đa bào hoại hoặc viêm da;
  • Co thắt thực quản, làm cho các cơ của thực quản đột nhiên siết chặt lại;
  • Xơ cứng bì, làm cho các mô của thực quản trở nên cứng và hẹp. Bệnh xơ cứng bì cũng có thể làm cho cơ thấp thực quản trở nên yếu hơn, có thể làm thức ăn và axit trào ngược trở lại vào cổ họng và miệng.

Trường hợp thứ hai, có gì đó đang cản trở cổ họng hoặc thực quản của bạn. Điều này có thể xảy ra nếu bạn có các vấn đề sau:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản gây nhiễm trùng và tạo sẹo ở đây. Các sẹo làm thực quản hẹp lại;
  • Viêm thực quản. Viêm thực quản có thể do GERD, nhiễm trùng, thuốc kẹt lại ở cổ họng hoặc cũng có thể do một phản ứng dị ứng với thực phẩm hoặc những thứ trong không khí gây ra.
  • Miệng khô cũng có thể làm cho chứng khó nuốt nghiêm trọng hơn vì bạn không có đủ nước bọt để vận chuyển thức ăn vào thực quản.

Triệu chứng

Chứng khó nuốt có thể xuất hiện rồi tự biến mất, có thể nặng hay nhẹ hoặc cũng có thể ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian. Một số triệu chứng bạn có thể gặp như sau:

  • Gặp khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc chất lỏng ngay lần đầu tiên;
  • Cảm giác nghẹn hoặc ho khi nuốt;
  • Thức ăn hoặc chất lỏng trào ngược lại cổ họng miệng hoặc mũi sau khi nuốt;
  • Cảm giác thức ăn bị mắc kẹt ở một phần cổ họng hoặc ngực;
  • Cảm giác đau rát khi nuốt;
  • Thường có cảm giác áp lực trong ngực hoặc bị ợ nóng;
  • Sụt cân.

Làm thế nào để chuẩn đoán chứng này?

Bạn có thể được kiểm tra một số vấn đề về phản xạ, sức mạnh cơ bắp, hay giọng nói. Một trong số những chuyên gia sau đây có thể sẽ giúp được bạn:

  • Bác sĩ tai, mũi, họng;
  • Bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột, điều trị các vấn đề về tiêu hóa;
  • Bác sĩ chuyên khoa thần kinh, điều trị các vấn đề về não, tủy sống và hệ thống thần kinh;
  • Chuyên gia ngôn ngữ học, người có thể đánh giá và điều trị các vấn đề về nuốt.

Để tìm ra nguyên nhân của chứng khó nuốt, bạn có thể cần một hoặc nhiều loại xét nghiệm, bao gồm:

  • X – quang: chúng cung cấp hình ảnh của cổ và ngực;
  • Soi thực quản hoặc nội soi dạ dày – ruột trên;
  • Theo dõi độ pH, kiểm tra tần suất axit từ dạ dày trào vào thực quản và thời gian chúng ở lại thực quản.

Điều trị như thế nào?

Bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:

  • Thường xuyên thực hiện các bài luyện tập cơ nuốt để các cơ làm việc cùng nhau hỗ trợ cho quá trình nuốt thức ăn;
  • Lựa chọn một số thức ăn dễ nuốt hơn thay vì những thức ăn rắn khó nuốt;
  • Điều trị giãn nở thực quản, một thiết bị được đặt vào thực quản của bạn để có thể giúp mở rộng những khu vực hẹp một cách hết sức cẩn thận. Bạn có thể sẽ cần thực hiện việc điều trị này nhiều lần;
  • Trong trường hợp có thứ gì đó mắc kẹt trong thực quản, một ống dài mỏng có thể được đưa vào để loại bỏ vật cản này. Phương pháp này gọi là nội soi;
  • Một số trường hợp cần phải phẫu thuật để loại bỏ vật cản, chẳng hạn như khối u hoặc túi mật;
  • Nếu bạn bị chứng khó nuốt do bệnh GERD, ợ nóng hoặc viêm thực quản, thuốc theo toa của bác sĩ có thể giúp ngăn axit dạ dày xâm nhập vào thực quản. Nhiễm trùng trong thực quản thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Trong một số ít trường hợp, người bị chứng khó nuốt nặng có thể cần ống nuôi dưỡng bởi vì họ không thể trực tiếp đưa thức ăn vào nuôi sống cơ thể.

Khó nuốt có thể chỉ là một chứng bệnh nhẹ sẽ hết trong vài ngày, nhưng cũng có thể là một chứng bệnh nghiêm trọng cần chữa trị đấy. Bạn hãy theo dõi bệnh tình thật kỹ và trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị đúng nhất nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về bệnh hoang tưởng tự cao?

(68)
Hoang tưởng tự cao là một niềm tin lệch lạc, bất thường về cái tôi của một người. Chẳng hạn như, người bệnh có thể tin rằng họ là người nổi ... [xem thêm]

Dụng cụ rửa mặt: Liệu có thần kỳ như những gì bạn nghĩ?

(10)
“Rửa mặt bằng tay là đủ, tại sao lại phải tốn cả triệu bạc cho 1 chiếc máy rửa mặt mà không rõ công dụng của nó đem lại thật sự là gì?, “Dùng ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ bị tiểu đường: Khi nào nên gặp bác sĩ?

(26)
Đường huyết tăng cao gây ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường. Một số yếu tố có thể góp phần làm tăng đường huyết ở những người bị ... [xem thêm]

Trẻ bị khô môi, nứt môi: Nguyên nhân và cách chữa trị

(78)
Khi thời tiết thay đổi sẽ gây ra sự khác biệt về nhiệt độ và độ ẩm. Điều này có thể khiến cho làn da và đôi môi xinh xắn của con có thể bị khô, ... [xem thêm]

18 điều bạn nên chuẩn bị trước khi mang thai

(37)
Vợ chồng bạn đang lên kế hoạch sinh con? Nếu có kế hoạch này, bạn hãy bỏ túi ngay 18 điều chuẩn bị trước khi mang thai mà Chúng tôi giới thiệu ngay sau ... [xem thêm]

5 nguyên nhân khiến nước tiểu sẫm màu

(38)
Nước tiểu sẫm màu có thể chỉ đơn giản là do bạn uống ít nước, song đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng. Nước tiểu ... [xem thêm]

Bà bầu ăn bơ đậu phộng có nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ?

(11)
Bơ đậu phộng là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với đậu phộng hoặc ... [xem thêm]

Tư thế quan hệ giúp nữ giới lên đỉnh

(16)
Bất kỳ một vận động viên nào cũng sẽ nói rằng hình thức là yếu tố quan trọng quyết định thành tích. Chỉ một thay đổi nhỏ về kỹ thuật có thể làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN