Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Co giật do sốt cao – Hành xử thế nào cho đúng?

(4.31) - 72 đánh giá

Hầu hết phụ huynh đều hết sức hoảng loạn khi con họ lên cơn co giật khi đang sốt cao và họ không biết phải làm gì – thực tế họ cũng chưa kịp làm gì thì cơn giật đã qua mất rồi. Hầu như không có bà mẹ nào không khóc khi chứng kiến cơn co giật của con. Với những phụ huynh có con giật 1 lần rồi họ sẽ bị ám ảnh mãi không nguôi. Và mỗi lần con lên cơn sốt là họ sẽ triệt để dùng hạ sốt liên tục với hi vọng con đừng giật. Thật tiếc là phương pháp này tỏ ra không mấy hiệu quả.

Tổng quan về co giật do sốt

Chúng ta biết rằng, co giật là do các tế bào não (neuron thần kinh) phóng điện đột ngột, nhất thời và quá mức gây ra. Co giật có thể do rất nhiều nguyên nhân: do sốt cao quá, do bị viêm não, viêm màng não, hạ đường huyết, hạ canxi, động kinh ….. Trong đó co giật do sốt cao là hay gặp hơn cả .

Không như nhiều người nghĩ, co giật lành tính do sốt cao không để lại di chứng gì. Các trẻ vẫn thông minh và phát triển bình thường. Hiện tượng này thường chấm dứt sau 6 tuổi. Để xóa tan sự nghi ngờ của cha mẹ, tôi thường nói: “Nhìn xem, anh chị đẹp trai/ xinh gái học hành giỏi giang và thành đạt như bây giờ đó, và hãy về hỏi cha mẹ anh chị hồi xưa khi anh chị còn nhỏ, anh chị có sốt giật hay không nhé”. Tại sao tôi nói câu đó vì tôi biết rằng sự co giật lành tính do sốt cao này có tính chất di truyền. Tất nhiên không phải trẻ nào cũng có cha mẹ bị giật khi còn nhỏ.

Nhiều người thắc mắc rằng: “Tôi thấy nhiều đứa hồi nhỏ co giật nhiều lớn lên nó cứ ngu ngu ngơ ngơ’’. Những đứa trẻ đó hồi nhỏ giật có thể là giật do nguyên nhân khác như viêm não, màng não, động kinh bị bỏ sót nên để lại di chứng chứ không phải giật lành tính do sốt cao. Không phải cứ viêm não hay màng não là sẽ chết.

Thật tiếc khi phải thông báo rằng, mặc dù lành tính không để lại di chứng nhưng những trẻ đã co giật 1 lần thì có xu hướng giật lại ở những bệnh sau, vì vậy việc nhận diện và hành xử đúng cách của phụ huynh rất quan trọng .

Trước hết hãy nhận diện 1 cơn co giật ở trẻ

  • Cơn co giật lành tính do sốt cao thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi, ngoài lứa tuổi này mà trẻ có co giật cần hết sức cảnh giác các nguyên nhân khác.
  • Nhiệt độ nào có thể gây giật: không có ngưỡng cụ thể cho tất cả các trẻ. Nhưng thông thường các trẻ thường sốt cao trên 38.5 độ
  • Biểu hiện của cơn giật: giật toàn thân, cắn chặt răng, trợn mắt, gồng cứng tay, duỗi cứng 2 chân, tím tái, tiêu- tiểu ra quần….. nếu trẻ chỉ giật 1 chi hay 1 nơi nào đó trên cơ thế thì coi chừng nguyên nhân khác
  • Cơn giật chỉ kéo dài vài phút, không bao giờ kéo dài quá 15 phút
  • Sau cơn giật trẻ ngủ thiếp đi 5-10 phút rồi tỉnh lại chơi bình thường
  • Trong 1 đợt bệnh thường trẻ chỉ giật 1 cơn
  • Cơn giật thường xuất hiện đột ngột không báo trước, trong 24 giờ đầu kể từ khi khởi phát sốt, khiến ta không kịp trở tay.
  • Nếu trẻ giật không giống như trên mô tả hãy cảnh giác nguyên nhân nguy hiểm hơn: viêm não, màng não …..

Xử trí trong cơn co giật như thế nào cho đúng?

  • Phải bình tĩnh
  • Dẹp hết mọi thứ xung quanh để không gian thoáng cho trẻ nhằm tránh va chạm gây thương tích. Gia đình không nên xúm vào xoa bóp hay lay gọi làm gì.
  • Nới lỏng áo quần nếu trẻ mặc đồ chật chội quá
  • Đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, cổ ngửa ra 1 chút, không nhét hay đè bất cứ thứ gì vào miệng trẻ. Nếu trẻ chảy nhớt dãi thì dùng khăn lau sạch
  • Trẻ đang rất nóng hãy kêu 1 người phụ dung 1 viên Paracetamol đặt hậu môn cho trẻ (liều 15 mg/kg/lần).
  • Không cần lau mát lúc này, không kìm giữ hay ôm chặt trẻ.
  • Hãy nhìn đồng hồ xem cơn giật kéo dài bao lâu, và ước lượng thời gian từ xe cứu thương có thể xuất hiện tại nhà bạn kể từ lúc bạn gọi. Nếu trong vòng 5 phút xe có mặt ngay thì đừng ngại hãy bấm gọi. Điều này là không tưởng ở Việt Nam.
  • Chờ cho trẻ hết giật.
  • Khi trẻ qua cơn giật hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi .
  • Mục đích của việc theo dõi sau giật tại bệnh viên là nhằm xác định chính xác giật này là do sốt hay do bệnh khác nặng hơn. Có thể có vài xét nghiệm phải được tiến hành: xét nghiệm máu, đo điện não hay chọc dịch não tủy tùy biểu hiện của bé có gợi ý gì hay không.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/642482799282577:0

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Khói thuốc lá có hại gì cho bé?

(68)
Khói thuốc lá có hại gì cho bé Mẹ hút thuốc hay hít phải khói thuốc khi mang thai: Giảm tăng trưởng bào thai Giảm chức năng phổi Tăng đột tử ở trẻ sơ ... [xem thêm]

Bệnh ban đào – Roseola

(38)
Bệnh ban đào là gì? Bệnh ban đào là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh gây sốt cao từ 3-5 ngày sau đó phát ban. Đôi khi làm cha mẹ ... [xem thêm]

21 Lời khuyên cho cha mẹ có con biếng ăn

(86)
CHUẨN BỊ CHO BỮA ĂN 1. Cố định giờ ăn: giờ ăn được cố định là 1 điều rất quan trọng, góp phần tạo nên thói quen tốt và nhịp đói – no của trẻ, ... [xem thêm]

Viêm họng và viêm amidan cấp

(70)
Viêm họng cấp là viêm toàn bộ lớp niêm mạc phủ bề mặt của họng. Ở cả người lớn lẫn trẻ em, nguyên nhân của viêm họng cấp thường là virus hoặc vi ... [xem thêm]
Đang tải ...

Tính hài hước ở trẻ

(26)
Trẻ em hài hước là hạnh phúc hơn và lạc quan hơn, có tự trọng hơn. Hài hước có liên quan đến di truyền nhưng vẫn tập được. Vài tháng: cười với trẻ, ... [xem thêm]

Cảm lạnh thông thường

(29)
Thông tin cho bệnh nhân (phần cơ bản): ho, chảy mũi và cảm lạnh. Nguyên nhân nào gây ra chứng ho , chảy mũi và các triệu chứng của cảm lạnh thông thường? ... [xem thêm]

Cách chọn tả cho bé

(62)
Cách chọn tả Ngày xưa ông bà dùng tả vải giặt phơi. Hiện có tả dùng 1 lần thì quá tiện. Khi chọn tả phải chú ý cân nặng, đừng mua nhiều lúc đầu vì ... [xem thêm]

Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn

(81)
Ép ăn, dọa nạt Cố gắng nhồi ép càng nhiều càng tốt, mặc dù con đã tỏ ra ngán, ngậm, ói….. có nhà còn dùng lời quát mắng, roi vọt để ép trẻ ăn theo ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...