Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Đau đầu ở trẻ em

(3.53) - 75 đánh giá

Ba nguyên nhân phổ biến nhất gây đau tái đi tái lại ở trẻ em là đau bụng, đau tai và đau đầu. Hầu như tất cả trẻ em ở một thời điểm này hay thời điểm khác đều từng than đau đầu.

Khi cơn đau đầu xảy ra đột ngột và trầm trọng thì có thể nguyên nhân nằm bên trong sọ não hoặc hệ thống thần kinh trung ương cần phải được đánh giá ngay bởi bác sĩ nhi khoa. Tuy nhiên hầu hết các cơn đau đầu thường là triệu chứng của một bệnh khác hoặc tình trạng cảm xúc của trẻ. Con bạn có thể đang bị căng thẳng hoặc có thể bị cảm hoặc viêm họng do liên cầu. Đôi khi sốt và đau đầu có thể xuất hiện cùng lúc vì vậy nếu con bạn than đau đầu thì nhớ kiểm tra nhiệt độ của con.

Đau đầu Migraine

Một số trẻ từng có những cơn đau đầu tái đi tái lại gọi là đau đầu Migraine, không giống như đau đầu căng cơ, đau đầu Migraine thường kèm theo các triệu chứng khác.

  • Đứa trẻ có thể linh cảm được cơn đau sắp xảy ra. Thường thì cơn đau kéo dài và kèm theo nôn, buồn nôn hoặc sợ ánh sáng.
  • Cơn đau có thể là đau nhói hay đau theo nhịp đập, có thể ở 1 hoặc cả 2 bên phần trước đầu.
  • Trong cơn đau trẻ có thể có những cảm giác khác ở trong đầu rất khó diễn tả với trẻ em.
  • Đứa trẻ thường thích ở trong phòng tối và yên tĩnh.
  • Migraine có tính chất gia đình. Nếu Trẻ bị đau đầu Migrain thì cần lộ trình điều trị của bác sĩ.

Khi nào đưa trẻ đi khám?

Phụ huynh cần phải lưu ý những điều dưới đây và đi khám ngay nếu con bạn bị đau đầu và kèm theo một trong các dấu hiệu sau:

  • Có vẻ uể oải và nhầm lẫn bất thường, có thể nhận nhầm người thân hay nói lung tung, thay đổi tính cách điều này đôi khi gợi ý chứng viêm não
  • Không chịu cúi đầu về trước, điều này do căng cứng các cơ cổ phía sau. hay gặp trong chứng viêm màng não
  • Đau đầu ngày càng tăng, đau tăng khi nằm xuống hay khi thức dậy buổi sáng. Điều này có thể liên quan tới chứng u não làm tăng áp lực trong sọ não.
  • Sốt trên 39 độ, chứng tỏ trẻ có nhiễm trùng và chưa loại trừ nhiễm trùng thần kinh
  • Không chịu uống :có thể dẫn tới nguy cơ mất nước, hạ đường huyết..
  • Nôn nhiều, nôn mạnh nhưng không kèm theo tiêu chảy :có thể chỉ đơn thuần là viêm họng, viêm tai, viêm xoang nhưng cũng có thể là viêm não hoặc viêm màng não
  • Yếu hoặc mất khả năng điều khiển tay chân :chắc chắn có liên quan đến tổn thương não bộ.

Một số lưu ý khác không phải khẩn cấp

  • Nếu con bạn đang trong giai đoạn tập đi và bị té hay va đập vào đầu, có thể bé khóc nhưng bé không bất tỉnh, chấn thương nặng trong tình huống này rất hiếm. Bạn hãy trấn an trẻ và dỗ trẻ ngủ, hoặc bạn cũng có thể cho trẻ 1 liều giảm đau an toàn như paracetamol và dỗ trẻ đi ngủ. Nếu giấc ngủ không làm trẻ hết đau hoặc cơn đau kéo dài vài tiếng liên tục hoặc trầm trọng hơn thì hãy đi khám
  • Con bạn cũng bị sốt nhẹ, ho, sổ mũi.. kèm theo đau đầu có thể chỉ là cảm lạnh đơn thuần, cũng có thể là viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc các dạng viêm hô hấp khác, bạn cũng nên liên hệ khám với bác sĩ nhi.
  • Trẻ nói đau ở vùng mặt (gò má) hoặc ở hàm. Bé có thể sốt, ói, sổ mũi hoặc cáu kỉnh. Có thể là chứng viêm xoang hay đau răng. Bạn cũng nên cho con đi khám
  • Nếu con bạn lớn, biết mô tả cơn đau, chúng nói đau đầu và có cảm giác như có dải băng bó chặt cái đầu thì đó có thể là đau đầu do căng thẳng, có liên quan tới cảm xúc. nếu lâu lâu trẻ mới bị thì bạn hãy cho bé một liều giảm đau paracetamol. Nếu chứng đau này tái diễn thường xuyên hãy liên hệ bác sĩ.
  • Nếu con bạn chỉ phàn nàn đau đầu chỉ khi ăn kem hoặc khi uống đồ uống lạnh hay thức ăn lạnh khác. Thì đây là chứng đau đầu do thần kinh nhaỵ cảm lạnh hoặc do răng nhạy cảm. Giúp bé tránh những đồ ăn nói trên.
  • Nếu con bạn than phiền đau đầu kèm theo mỏi mắt, mỏi cổ vai. Hoặc bạn quan sát thấy bé chớp mắt hay nhoe mắt nhiều bạn hãy cho con tới gặp bác sĩ nhãn khoa để phát hiện các vấn đề về tật khúc xạ.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/755070141357175
  • Healthychildren.org
  • Chỉ dẫn sức khỏe từ Viện hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ ( aap) – sách bác sĩ của con
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:
    Đang tải ...

    Bài viết liên quan

    Virus Zika – Bệnh và phòng

    (89)
    Tổng quan Vi rút Zika được phát hiện từ những năm 40 của thế kỷ trước. Trước đây, vì bệnh rất nhẹ, tự hết, không biến chứng nên không được nhắc ... [xem thêm]

    Giải đáp một số thắc mắc về một số bệnh ở trẻ

    (64)
    Trẻ đồ mồ hôi nhiều Đổ mồ hôi nhiều không nhất thiết phải là thiếu canxi . Trong thực tế đa số là bình thường , do hệ thần kinh giao cảm và phó giao ... [xem thêm]

    Thông tin về vaccine MMR

    (73)
    Tại sao nên tiêm chủng? Sởi, quai bị và rubella là các bệnh do vi rút có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trước khi có vắc-xin, những bệnh này rất ... [xem thêm]

    Cha mẹ cần làm gì khi con bị sốt?

    (90)
    Sốt là 1 triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất tại các phòng khám nhi khoa, nên nhớ sốt chỉ là triệu chứng của 1 bệnh nào đó, cần tìm ra nguyên nhân ... [xem thêm]
    Đang tải ...

    Cập nhật điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

    (69)
    Triệu chứng lâm sàng nào gợi ý tiêu chảy do vi khuẩn hay siêu vi? Nếu trẻ có sốt cao (> 40 độ), đau bụng, phân có máu, có biểu hiện thần kinh thì gợi ý tác ... [xem thêm]

    Làm sao nuôi con khi không có sữa mẹ?

    (57)
    Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Sữa bò là thức ăn tốt nhất cho bò sơ sinh và bò nhỏ! Trải qua kỉ nguyên sùng bái ... [xem thêm]

    Dậy thì muộn

    (44)
    Dậy thì muộn là gì ? Dậy thì thường bắt đầu vào độ tuổi từ 9 – 12 ở con gái và 10 – 13 ở con trai. Gọi là dậy thì trễ khi: Một bé gái không xuất ... [xem thêm]

    Sốt: Lợi ích và tác hại

    (20)
    Khi nào gọi là sốt Khi đo nhiệt độ ở hậu môn, trán và tai từ 38 độ C trở lên Khi đo nhiệt độ ở miệng từ 37.8 độ C Khi đo nhiệt độ ở nách từ 37.3 ... [xem thêm]
    Đang tải ...

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

    Đang tải ...