Suy hô hấp do sinh mổ chưa chuyển dạ

(4.2) - 35 đánh giá

Đại cương

Sơ sinh được sinh mổ khi chưa chuyển dạ (mổ chủ động, chọn ngày đẹp…) có nguy cơ bị suy hô hấp sau sinh cao hơn trẻ được sinh mổ khi đã khởi phát chuyển dạ và cao hơn so với trẻ sinh thường ở cùng tuổi thai và cân nặng.

Sinh lý bệnh

  • Thai không được đi qua ngã âm đạo, lồng ngực trẻ không được ép cơ học trong quá trình di chuyển do đó các chất dịch chưa trong phế nang không thoát ra được, làm giảm thể tích phổi, gây cản trở trao đổi khí, dẫn đến suy hô hấp.
  • Thiếu 1 số nội tiết tố sản sinh trong quá trình chuyển dạ : Prostaglandine I2, E2, NO, stress hormon…các chất này giúp tăng bài tiết chất hoạt diện phổi (surfactan), giúp tái hấp thu dịch phế nang, giảm cao áp phổi, ngoài ra các chất này còn giúp trẻ chống laị stress vài giờ trong và sau sinh.

Vì sao lại chọn mổ lấy thai dù chưa chuyển dạ?

Thường là các lí do sau:

  • Sẹo mổ trên tử cung của mẹ, nếu đợi chuyển dạ nguy cơ bị vỡ tử cung.
  • Con quý hiếm, mẹ lớn tuổi.
  • Do thai kì bất thường: nhau tiền đạo, ngôi bất thường , thai quá ngày…
  • Mẹ bị bệnh: bệnh tim , basedow, sản giật , tiểu đường…
  • Nguyên nhân tâm lí xã hội: chọn ngày giờ tốt , sợ đau, tránh tổn thương sinh dục ngoài, lợi nhuận…

Chẩn đoán suy hô hấp sau sinh ở trẻ

  • Trẻ đủ tháng hoặc gần đủ tháng, sau mổ lấy thai mà chưa có chuyển dạ:
    • Trẻ không tự thở, cần hồi sức ngay tại phòng sinh
    • Hoặc ngay sau sinh vài giờ xuất hiện suy hô hấp: Thở nhanh, thở rên, co lõm ngực, phập phồng cánh mũi, tím.
  • Cần phân biệt với tim bẩm sinh có tím và viêm phổi bẩm sinh.

Xử trí

  • Hỗ trợ hô hấp tùy thuộc bệnh cảnh nào nổi bật.
  • Xử trí hạ huyết áp trong bệnh cảnh suy hô hấp.
  • Điều trị bệnh màng trong (nếu có): dùng surfactan.
  • Giãn mạch máu phổi nếu có cao áp phổi tồn tại.
  • Điều trị nhiễm trùng bệnh viện (nếu có hay nghi ngờ).

Khuyến cáo mổ lấy thai khi chưa chuyển dạ

  • Trừ trường hợp phải chấm dứt thai kì khẩn cấp do thai kì bất thường (sản giật nặng) hoặc mẹ có bệnh lý, các trường hợp mổ lấy thai nên tuân thủ 1 số khuyến cáo sau đây để giảm tỉ lệ suy hô hấp sau sinh hoặc giảm độ nặng của suy hô hấp:
    • Đúng chỉ định.
    • Đã khởi phát chuyển dạ ( tự nhiên hoặc can thiệp )/ vỡ ối.
    • Tuổi thai đến 39 tuần.
    • Cần chuẩn bị hồi sức sau sinh tại phòng sinh.
    • Theo dõi sát trẻ sau sinh mổ , phát hiện sớm suy hô hấp sau sinh, sử dụng NCPAP (Thở áp lực dương) sớm khi có suy hô hấp.

Tài liệu tham khảo

  • Kỹ năng xử trí sơ sinh phần chuyên sâu – BV Nhi Đồng 1
  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/884189598445228
  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/454681041396088
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Một số câu hỏi về hen phế quản

    (30)
    Dưới đây tôi liệt kê những câu hỏi thường gặp nhất của phụ huynh khi có con được chẩn đoán hay nghi ngờ hen phế quản và câu trả lời đơn giản, dễ ... [xem thêm]

    Kháng sinh gây béo phì ở trẻ em?

    (42)
    Kháng sinh là thuốc được kê toa phổ biến nhất ở trẻ em, tuy nhiên việc sử dụng chúng có thể mang lại những vấn đề ngoài ý muốn. Trong các vấn đề đó, ... [xem thêm]

    Thông tin về vaccine MMR

    (73)
    Tại sao nên tiêm chủng? Sởi, quai bị và rubella là các bệnh do vi rút có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trước khi có vắc-xin, những bệnh này rất ... [xem thêm]

    Hen có chữa khỏi được không?

    (21)
    Cho đến nay hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn vì nguyên nhân sâu xa của nó nằm trong gene, là cơ địa sẵn có trời sinh hoặc bố mẹ truyền cho, không ... [xem thêm]

    Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

    (71)
    Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Đại đa số các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là không cần dùng thuốc. Những đứa trẻ này ... [xem thêm]

    Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn

    (81)
    Ép ăn, dọa nạt Cố gắng nhồi ép càng nhiều càng tốt, mặc dù con đã tỏ ra ngán, ngậm, ói….. có nhà còn dùng lời quát mắng, roi vọt để ép trẻ ăn theo ... [xem thêm]

    Điều trị chàm (lác sữa) ở trẻ em

    (27)
    Nguyên tắc Chăm sóc, làm ẩm da Điều trị kháng viêm Điều trị ngứa Điều trị đặc hiệu Giữ ẩm da Có thể dùng 1 trong các loại sau: Cetaphil, Ceradan, ... [xem thêm]

    Đôi điều về lồng ruột

    (29)
    Những trẻ nhũ nhi dưới 2 tuổi có thể mắc một chứng bệnh nguy hiểm là Lồng ruột. Bạn tưởng tượng ruột em bé cũng như mớ săm xe, cuộn ngổn ngang trong ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN