Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không?

(3.93) - 96 đánh giá

Núm vú giả hay ti giả là một trong những sản phẩm phổ biến được nhiều bà mẹ cho con sử dụng. Thế nhưng, mẹ có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Bé thường cảm thấy dễ chịu khi ngậm ti mẹ để ngủ. Thế nhưng, mẹ không thể cho con ngậm hàng giờ được vì có thể gây mệt mỏi. Do đó, nhiều người đã nghĩ đến việc cho bé ngậm núm vú giả khi ngủ không? Phần lớn các bà mẹ đều nghĩ núm vú giả là một vật dụng rất kỳ diệu bởi nó giúp đánh bay những cơn cáu kỉnh gắt ngủ của trẻ. Vậy liệu núm vú giả có an toàn cho bé không?

Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ?

Khi cho bé ngậm ti giả, bé sẽ bị phụ thuộc vào nó. Điều đó có nghĩa là bé sẽ không chịu ngủ nếu không có nó. Dưới đây là một vài điều mà bạn nên biết trước khi quyết định xem có nên cho bé ngậm ti giả hay không:

1. Bé có thật sự cần bú thêm hay không?

Một số bé thường bú sữa nhiều hơn so với những đứa bé khác. Do đó, nếu bé muốn bú mà mẹ lại cho bé ngậm ti giả thì hoàn toàn không tốt. Bởi ti giả không hề cung cấp bất cứ chất dinh dưỡng nào, nó chỉ giúp bé bình tĩnh và dễ ngủ thôi.

2. Bé ngậm ti giả khi ngủ giảm nguy cơ đột tử

Việc ngậm ti giả khi ngủ sẽ làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ.

3. Quá phụ thuộc vào núm vú giả sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bé

Núm vú giả giúp bé đi vào giấc ngủ rất dễ dàng nhưng cũng khiến bé dễ bị đánh thức. Nếu ti giả bị rơi ra trong lúc bé ngủ, bé sẽ thức dậy và quấy khóc. Mẹ sẽ phải thức dậy, đặt ti giả vào miệng lại cho bé và dỗ cho bé ngủ tiếp.

4. Khi bị cảm lạnh

Nếu bị cảm hoặc nghẹt mũi thì mọi việc sẽ trở nên rắc rối hơn. Bởi khi bị cảm, bé không thể thở bằng mũi được. Theo phản xạ, bé sẽ chuyển sang thở bằng miệng. Điều này có nghĩa là mẹ không nên cho bé ngậm ti giả để bé hít thở dễ dàng hơn. Thế nhưng, một khi mẹ không cho bé ngậm ti giả, bé sẽ cảm thấy cực kỳ cáu kỉnh và khó chịu đấy.

Tác hại của việc ngậm núm vú giả

Cho bé ngậm ti giả khi ngủ cũng có một vài hạn chế nhất định mà mẹ nên biết:

1. Viêm tai giữa

Núm vú giả sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.

2. Bé ngậm ti giả khi ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng

Cho bé ngậm núm vú giả thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng, có thể gây vẩu răng cửa và làm chệch khớp cắn. Nếu bé ngậm ti giả khi ngủ, hãy thử cho bé ngưng dùng ít nhất 6 tháng trước khi bé được 2 tuổi.

3. Ảnh hưởng đến việc bú mẹ

Nếu bé vẫn còn bú mẹ thì việc ngậm ti giả rất dễ khiến bé nhầm lẫn. Núm vú giả đem đến rất nhiều sự tiện lợi nhưng nó không hề cung cấp chất dinh dưỡng. Ngậm ti giả quá nhiều sẽ khiến bé thích ti giả nhiều hơn là bú mẹ. Điều này sẽ khiến bé thiếu các chất dinh dưỡng.

Mặt khác, nếu bé không chịu bú mà cứ đòi ngậm ti giả thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của người mẹ. Bởi mẹ tiết sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng sữa mà bé bú. Nếu bé ngưng bú thì lượng sữa tiết ra cũng giảm đi.

Làm sao để cai ti giả cho bé?

Đây là một công việc khá khó khăn đấy. Hãy thử một vài mẹo dưới đây, biết đâu chúng sẽ giúp ích cho bạn.
• Lấy ti giả đi trước khi bé quen với nó
• Cai ti giả trước khi bé được một tuổi
• Cho bé một khoảng thời gian để thích ứng
• Chọn thời điểm bé ít quấy khóc nhất để tập cai ti giả cho bé
• Đánh lạc hướng bé
• Giảm dần thời gian bé ngậm ti giả khi ngủ
• Nếu bé đã lớn, hãy nói chuyện với bé về việc cai ti giả.

Những mẹo trên đây sẽ giúp các bé “từ bỏ” ti giả một cách dễ dàng. Dĩ nhiên ban đầu, mẹ sẽ gặp phải nhiều khó khăn, song khi bé đã quen thì điều này sẽ tốt cho bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hiểu đúng về nguyên nhân sâu xa gây hôi nách và cách trị hôi nách

(98)
Vùng da nách bình thường có màu sắc tự nhiên gần giống với những vùng da còn lại trên cơ thể. Nhưng đôi khi da nách trở nên sẫm màu và nặng mùi hơn vì ... [xem thêm]

Tìm hiểu về nội soi âm đạo và sinh thiết cổ tử cung

(12)
Nội soi âm đạo và sinh thiết cổ tử cung là những xét nghiệm đặc hiệu khi nghi ngờ có ung thư. Liệu chúng có mang lại kết quả chính xác và an toàn cho các ... [xem thêm]

Đi tìm sự khác nhau giữa bệnh thủy đậu và đậu mùa

(99)
Thoạt nghe, bệnh thủy đậu và đậu mùa có vẻ giống nhau. Cả hai đều gây ra những nốt phát ban và mụn nước. Song thực tế, chúng là những căn bệnh hoàn ... [xem thêm]

Phục hồi chức năng và sức khỏe cho trẻ sau đột quỵ

(16)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Cách sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ giúp bạn thư giãn

(56)
Nếu biết cách sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ, bạn sẽ luôn cảm thấy thư giãn mỗi khi trở về nhà. Đây là một trong những bí quyết đơn giản giúp bạn ... [xem thêm]

Biến chứng của viêm gan C, những điều bạn nên biết

(73)
Tìm hiểu chungXơ gan không do rượu là bệnh gì?Gan là một cơ quan thường xuyên tiếp xúc với độc tố và những mầm bệnh, có nhiệm vụ thanh lọc máu, sản ... [xem thêm]

3 con đường làm lây lan bệnh giang mai

(89)
Giang mai là bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn treponema pallidum gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Dù rất dễ chữa khỏi bằng kháng sinh nhưng nếu ... [xem thêm]

Tác dụng của hạt mít vừa bổ dưỡng lại giúp ngừa ung thư

(29)
Nếu không biết các tác dụng của hạt mít, bạn đã bỏ phí một nguyên liệu nấu ăn độc đáo, thơm ngon mà lại không tốn kém. Những món ăn từ hạt mít ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN