Có thể giúp con phát triển ngôn ngữ bằng cách nào?

(4.48) - 50 đánh giá

Biết nói là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ biết nói, bạn hãy là người thầy đầu tiên giúp con phát triển ngôn ngữ.

Những âm thanh đầu tiên của bé trước khi bắt đầu sử dụng ngôn ngữ là tiếng gù gù và những tiếng bập bẹ khi nghe những âm thanh xung quanh. Bạn sẽ nghe được những âm thanh này trong 3 tháng đầu đời, thời điểm mà não bộ phát triển nhanh chóng. Khả năng nói của bé sẽ dần hình thành trong những tháng tiếp theo.

Khi nào bé bắt đầu nói những từ đầu tiên?

Ở giai đoạn 8 – 9 tháng, nếu nghe bé phát ra tiếng “ba” hoặc “ma” thì bạn cũng đừng vội mừng. Lúc này, bé vẫn chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của những từ này mà chỉ là phản ứng lại những gì mà bé nghe được xung quanh. Thông thường, bé sẽ nói những từ đầu tiên khi 11 – 14 tháng. Vào thời điểm này, não đã bắt đầu kết nối đối tượng với tên gọi của chúng. Đến tháng thứ 18, bé sẽ đạt được cột mốc phát triển quan trọng của việc học nói và sẽ bắt đầu nói nhiều hơn trước. Lúc này, bạn chỉ có thể giúp bé phát triển đúng tốc độ và khuyến khích bé nói nhiều hơn.

Các cột mốc phát triển ngôn ngữ của bé trước 1 tuổi

Ngoại trừ những từ đầu tiên, còn có rất nhiều mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng khác trong năm đầu mà bạn nên biết. Nếu bạn thấy bé bỏ lỡ một số cột mốc phát triển nào đó, hãy đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến.

3 tháng tuổi

Bé 3 tháng tuổi đã bắt đầu lắng nghe những âm thanh xung quanh. Đó có thể là tiếng nói của bố mẹ hoặc những âm thanh khác trong nhà. Khi lắng nghe, bé sẽ quan sát biểu cảm trên gương mặt bạn và ghi nhớ giọng nói. Đa số các bé thường thích nghe tiếng nói và tiếng nhạc; thường thích tiếng của phụ nữ hơn đàn ông. Cuối giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh đơn giản.

6 tháng tuổi

Khi 6 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu bập bẹ các từ có 2 âm như “baba”, “mama”… nhưng không hiểu ý nghĩa của những từ này. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bé đã có thể phản ứng lại với ngôn ngữ, giọng điệu và tên của bé.

9 tháng tuổi

Đến 9 tháng, bé có thể hiểu một số từ đơn giản như “tạm biệt”, “không” hoặc gật đầu và bé bắt đầu phát âm ê a kéo dài thành một chuỗi âm thanh có ngữ điệu giống như tiếng nói của người lớn.

1 tuổi

Bé 1 tuổi có thể bắt đầu nói “baba”, “mama” và hiểu được ý nghĩa của những từ này. Thậm chí, bé có thể thực hiện theo một số yêu cầu đơn giản của bạn như đặt đồ chơi xuống, chỉ đầu đẹp, hôn…

Làm thế nào để giúp bé phát triển ngôn ngữ?

Khi bé bắt đầu nói những từ ngữ đầu tiên, bạn nên bắt đầu giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Để làm được điều đó, bạn cần phải cung cấp cho bé một môi trường có nhiều sự giao tiếp như:

1. Nói chuyện với bé

Hãy trò chuyện với bé nhiều hơn. Đó có thể chỉ là một cuộc trò chuyện đơn giản như bạn và bé cùng đặt tên cho các đồ vật, cùng nhau gọi tên chúng, mô tả những đồ vật quen thuộc hoặc đơn giản hơn, bạn hãy hát ru cho bé ngủ. Điều này sẽ giúp bé hiểu được ý nghĩa của từ ngữ chứ không phải chỉ phát ra một cách vô thức.

2. Đọc truyện cho bé nghe trước khi đi ngủ

Đọc truyện cho bé là cách tốt nhất để giúp bé tiếp xúc với câu, nhân vật và từ vựng mới. Bé sẽ thích thú với giọng nói của người đọc và bắt đầu tìm kiếm các hình ảnh của nhân vật trong mỗi trang sách. Dần dần, khi 3 – 4 tuổi, bé sẽ có thể tự kể lại câu chuyện trong cuốn sách mà bé đã nghe rất nhiều lần.

3. Lắng nghe

Hãy lắng nghe khi bé nói chuyện với bạn và chú ý trả lời vì điều này sẽ giúp bé mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình.

4. Gọi tên đồ vật

Khi bé chỉ vào một vật dụng, bạn hãy gọi tên sự vật đó, chẳng hạn như muỗng, bảng, chén… Bằng cách này, bé sẽ tự xây dựng được vốn từ vựng phong phú cho bản thân.

5. Cho bé nghe nhạc

Âm nhạc là một cách để nâng cao vốn từ vựng của bé. Hãy cho bé nghe những bài hát thiếu nhi như “Con cò bé bé”, “Cháu lên ba”… hoặc hát cho bé những bài hát ru. Điều này sẽ giúp bé tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua nhịp điệu và những từ ngữ mà bé nghe được.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Cứ 4 bé thì có 1 bé biết nói muộn và cần được điều trị mới đạt cột mốc phát triển này. Nếu bé 2,5 tuổi mà bé vẫn không biết nói, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa vì ở tuổi này, đa số các bé đều đã biết nói. Các triệu chứng cho thấy bé biết nói trễ:

  • 2 tuổi, bé chỉ sử dụng một từ để đặt câu hỏi
  • Bé chỉ nói được những từ có 1 âm tiết
  • Thường xuyên dừng cuộc nói chuyện khi bé cảm thấy bạn không hiểu.

Nếu bạn thấy bé có các triệu chứng này, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các bước chăm sóc da cơ bản cho người mới bắt đầu

(44)
gây tắc lỗ chân lôngVề mặt lý thuyết, việc chăm sóc da hằng ngày nghe có vẻ khá đơn giản. Nhưng hiện nay có rất nhiều beauty blogger chia sẻ các bước ... [xem thêm]

Chấn thương dương vật và tinh hoàn

(31)
Chấn thương dương vật hay chấn thương tinh hoàn là những tình huống rất dễ xảy ra với phái nam. Vậy cánh mày râu cần làm gì để xử trí ngay? Chấn thương ... [xem thêm]

Dương vật có mùi hôi: Xử lý ngay để lấy lại phong độ giường chiếu!

(88)
Nếu dương vật có mùi hôi khó chịu thì đây có thể là dấu hiệu của các căn bệnh như lậu, viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu… Hãy tìm cách ... [xem thêm]

Có thuốc tránh thai cho nam giới, vợ chồng bạn có dùng không?

(28)
Tin vui cho những nam giới muốn chia sẻ trách nhiệm ngừa thai với phụ nữ là các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công thuốc tránh thai cho nam giới và không ... [xem thêm]

Giải tỏa tâm trạng căng thẳng khi bị viêm gan

(36)
Bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh khi mắc viêm gan. Một lối sống lành mạnh và suy nghĩ tích cực chính là chìa khóa vàng để bạn mở ra cánh cửa hạnh ... [xem thêm]

Mách nhỏ các cách phòng ngừa bệnh cườm nước

(44)
Cườm nước có thể được phòng ngừa nếu bạn có lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra mắt.Cườm nước (hay còn gọi tăng nhãn áp hoặc bệnh glocom) ... [xem thêm]

Bà bầu ăn mì tôm liệu có an toàn chăng?

(64)
Mặc dù mì tôm là món ăn được nhiều người yêu thích nhưng nếu bà bầu ăn mì tôm quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến bản thân và thậm chí là cả ... [xem thêm]

Vai trò của dây rốn: Nguồn cung cấp sự sống cho thai nhi

(38)
Dây rốn kết nối mẹ với cơ thể thai nhi, chứa tế bào gốc nhiều gấp 10 lần so với tủy xương ở người lớn. Thực tế, khi được nuôi dưỡng và bảo vệ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN