Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Con bạn thiếu hay thừa vitamin D?

(3.62) - 45 đánh giá

Theo nghiên cứu, các bé bú mẹ hoàn toàn sẽ hấp thu khá ít vitamin D. Do đó, bạn cần chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thông qua các nguồn khác để tránh nguy cơ bé bị còi xương.

6 tháng đầu sau khi sinh là thời điểm bé sẽ phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc. Do đó, bạn cần chú ý nhiều đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. Một trong số các dưỡng chất quan trọng mà bạn nên chú ý đó là vitamin D. Tại sao nên bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh và nên bổ sung như thế nào? Những thắc mắc xung quanh vấn đề này sẽ có trong những chia sẻ sau của Chúng tôi.

Tại sao bạn nên bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh?

Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), chỉ có 5 – 13% trẻ bú sữa mẹ và 20 – 37% trẻ bú sữa công thức được cung cấp đủ vitamin D. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và duy nhất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong sữa mẹ lại không có đủ lượng vitamin D mà bé cần mỗi ngày. Thậm chí, những bé uống sữa công thức cũng có nguy cơ bị thiếu vitamin D rất cao. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên lưu ý bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời để tránh nguy cơ bị còi xương.

Nên bổ sung bao nhiêu vitamin D cho trẻ sơ sinh?

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh cần hấp thu khoảng 400 IU vitamin D mỗi ngày. Đến 1 tuổi, con số này sẽ tăng lên là 600 IU và giữ nguyên cho đến khi trẻ trưởng thành. Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của xương thông qua việc điều hòa cân bằng canxi và phốt phát. Ngoài ra, vitamin D còn giúp tăng trưởng tế bào, hỗ trợ chức năng thần kinh và chức năng miễn dịch.

Trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về xương như còi xương (một rối loạn khiến xương dễ bị gãy). Không những vậy, việc bổ sung đủ vitamin D còn giúp xương trẻ chắc khỏe hơn sau khi trưởng thành. Thậm chí, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng tình trạng thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rối loạn tự miễn và ung thư.

Trẻ nào có nguy cơ thiếu vitamin?

Trẻ em có thể bị thiếu vitamin D nếu không được bổ sung đầy đủ. Thiếu vitamin D là nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Một số nguyên nhân khiến bé bị thiếu vitamin bao gồm:

– Trẻ sống ở nơi ánh nắng bị hạn chế;

– Trẻ có da tối màu. Sắc tố da melanin ngăn chặn ánh nắng nên vitamin D sẽ không được tạo ra một cách hiệu quả;

– Trẻ chỉ được bú sữa mẹ: Bú sữa mẹ rất tốt cho trẻ nhưng sữa mẹ lại không đủ lượng bệnh xơ nang, bệnh viêm ruột. Đối với những trẻ này, cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng không được tốt, bao gồm cả vitamin D. Ngoài ra, những trẻ bị béo phì cũng có khả năng bị thiếu hụt vitamin.

Cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin D (dạng thuốc nhỏ giọt) theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa. Mặc dù sữa công thức có thể bổ sung đủ vitamin D cho trẻ, nhưng đôi khi bé bú không đủ, do đó lượng vitamin D hấp thu vào cơ thể cũng không được bảo đảm. Lưu ý là nếu bé uống khoảng 500ml sữa công thức mỗi ngày hoặc nhiều hơn, bạn không cần phải bổ sung vitamin D cho bé.

Những bé bú sữa mẹ cần bổ sung vitamin D cho đến khi bé đến tuổi ăn dặm. Trong thời gian ăn dặm, bé sẽ hấp thu vitamin D thông qua các loại thực phẩm như sữa, nước cam, sữa chua, phô mai, cá hồi, cá ngừ, trứng, ngũ cốc, đậu phụ… Ở thời điểm này, nếu vẫn lo lắng bé không nhận đủ vitamin D mỗi ngày, bạn có thể cho trẻ uống thêm các loại vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để xem nên bổ sung như thế nào và liều lượng bao nhiêu là phù hợp nhé.

Trong thời gian mang thai, tốt nhất bạn nên bổ sung đủ vitamin D để ngăn ngừa tình trạng bé sinh ra có lượng vitamin D trong cơ thể thấp. Bạn có thể bổ sung bằng cách phơi nắng mỗi ngày từ 10 – 15 phút và ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin D.

Trẻ sơ sinh có thể hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời không?

Bạn nghe nhiều người nói rằng không nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời vì làn da của trẻ rất mỏng manh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bạn vẫn nên ẵm trẻ đi dạo dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm hay chiều tà khoảng từ 10 – 15 phút/mỗi ngày. Nếu bé có làn da trắng mịn thì mỗi ngày bạn chỉ nên bế trẻ ra ngoài khoảng 10 phút, còn nếu làn da trẻ hơi sẫm màu thì có thể ra ngoài lâu hơn một chút.

Thời điểm bạn nên cho bé ra ngoài là từ 7 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều vì đây là thời điểm các tia cực tím yếu nhất và ít gây hại cho bé. Bạn không nên cho bé tắm nắng ở nơi gió lùa cũng như không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mặt và bộ phận sinh dục của bé. Khi cho bé ra ngoài, tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn cho bé một chiếc mũ.

Nếu bạn có ý định cho trẻ ra ngoài trong thời gian dài (hơn 15 phút), hãy thoa kem chống nắng cho bé khoảng 15 phút trước khi đi và bôi lại sau mỗi vài giờ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là những bé dưới 6 tháng tuổi không nên ở ngoài nắng hơn 15 phút.

Mời bạn tham khảo bài viết Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách để bé hấp thụ đủ vitamin D

Con của bạn có thể bị dư vitamin không?

Theo Cơ quan Thực phẩm chức năng (một khoa của Viện sức khỏe Quốc gia Mỹ), giới hạn vitamin D cho trẻ sơ sinh đến 12 tháng là 1.000 đến 1.500 đơn vị hàng ngày, và từ 2.500 đến 3.000 đơn vị cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi. Vitamin D được dự trữ trong mô cơ thể, vì vậy tốt nhất các mẹ không nên cho bé dùng quá số lượng các chuyên gia đã khuyến cáo.

Để an toàn, nếu bạn có con nhỏ, hãy cho trẻ dùng 400 đơn vị thực phẩm bổ sung hằng ngày như khuyến cáo. Đối với những bé lớn hơn, bố mẹ có thể cung cấp lượng trên 400 đơn vị và tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cung cấp lượng vitamin cho bé.

Nếu bổ sung vitamin D quá liều, bé sẽ gặp phải nguy cơ gì?

Mặc dù vitamin D là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng bạn chỉ nên bổ sung một lượng vừa phải. Nếu lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc vitamin D, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Tăng canxi máu, làm trẻ bỏ bú mẹ, hay nôn trớ. Nghiêm trọng hơn có thể khiến trẻ bị vôi hóa mạch máu, sỏi thận, tổn thương tim mạch.
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, không chịu vận động, chơi đùa.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu này, bạn cần ngưng bổ sung vitamin D ngay lập tức và đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin bổ ích về việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh. Nếu bạn vẫn còn có những thắc mắc xung quanh việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh hay các dưỡng chất khác cho trẻ, hãy đến gặp bác sĩ để được giải đáp nhé.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

4 cách đặt tay khi ngồi thiền để tìm lại sự bình yên

(64)
Thiền là phương pháp giúp ta sống trọn vẹn với hiện tại, tìm được bình an trong tâm hồn và còn có lợi ích giúp cải thiện chuyện ấy. Tuy nhiên, không ... [xem thêm]

Bí quyết làm vườn cùng con chỉ với 5 bước đơn giản

(63)
Nếu bạn cảm thấy không an tâm với thực phẩm mua bên ngoài, hãy áp dụng cách trồng rau sạch ngay tại nhà để tha hồ tận hưởng món ăn lành mạnh này ... [xem thêm]

Bố mẹ chú ý khi bấm lỗ tai cho bé để không bị nhiễm trùng

(84)
Tại một số bệnh viện, nếu trẻ sơ sinh là gái và được bố mẹ đồng ý, nhân viên y tế sẽ bấm lỗ tai cho bé ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, bạn cũng ... [xem thêm]

9 tuyệt chiêu giúp trẻ học nói và phát triển khả năng ngôn ngữ

(36)
Có thể trẻ học nói một cách tự nhiên nhưng nếu có sự trợ giúp từ bố mẹ, khả năng ngôn ngữ của bé có thể được phát triển tối đa. Không phải bố ... [xem thêm]
Đang tải ...

Tăng huyết áp thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

(38)
Mẹ bầu cần lưu ý về bệnh tăng huyết áp thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn cho chính bản thân và bé yêu.Tăng huyết áp thai kỳ là một dạng ... [xem thêm]

Norovirus và bệnh tiểu đường

(33)
Viêm dạ dày ruột do virus còn được gọi với tên là cúm dạ dày. Đây là một bệnh lý khá thường gặp gây ra viêm và rối loạn chức năng ở dạ dày, ruột. ... [xem thêm]

Mẹ bầu uống rượu: thai nhi mang hậu quả

(67)
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ khi mang thai không nên uống bất kỳ loại rượu nào. Uống rượu khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra các dị tật ... [xem thêm]

Thông báo việc mang thai ở công ty: khi nào và như thế nào?

(70)
Không có thời điểm nào là hoàn hảo cho việc thông báo với cấp trên chuyện mang thai của bạn. Đây hoàn toàn là quyết định dựa trên những điều kiện chủ ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...