Công dụng của đu đủ chín với phụ nữ đang cho con bú

(4.03) - 81 đánh giá

Công dụng của đu đủ chín khi cho con bú mà mẹ rất quan tâm đó là điều tiết sữa. Ăn đu đủ chín vừa phải còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ khác cho cơ thể.

Đu đủ chín là loại trái cây quen thuộc với giá cả phải chăng ở Việt Nam. Nếu bạn đang cho con bú và đang tìm kiếm một loại trái cây lợi sữa và tốt cho sức khỏe thì đu đủ chín là lựa chọn hợp lý cho bạn. 6 công dụng của đu đủ chín trong thời kỳ cho con bú sẽ được tiết lộ trong bài viết sau.

Có nên ăn đu đủ chín khi đang cho con bú không?

Chế độ ăn uống sau sinh rất quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục mà còn cả việc tiết sữa cho bé bú. Các bác sĩ khuyên các bà mẹ đang cho con bú nên có một chế độ ăn cân bằng với từ 2–3 khẩu phần trái cây mỗi ngày. Công dụng của đu đủ chín rất đa dạng. Đu đủ chín giàu vitamin và khoáng chất, do đó đây là loại thực phẩm mà các bà mẹ đang cho con bú nên dùng.

Ăn đu đủ sẽ ảnh hưởng đến việc tiết sữa như thế nào?

Đu đủ gần chín mềm dùng để hầm với giò heo từ lâu được xem là một món ăn lợi sữa. Đây là một siêu thực phẩm có thể làm tăng số lượng và chất lượng sữa tiết ra. Do đó, đu đủ là một món ăn cần phải có đối với những bà mẹ đang cho con bú.

Hormone oxytocin có vai trò điều tiết việc sản xuất sữa mẹ. Ăn đủ đủ sẽ giúp cơ thể sản xuất nhiều hormone này, làm tăng lượng sữa tiết ra. Thêm đu đủ chín mềm sau bữa ăn cũng sẽ giúp bạn cho con bú tốt hơn.

Những công dụng của đu đủ chín cần kể thêm

Đu đủ chín là loại trái cây nhiệt đới rất có lợi cho sức khỏe. Đây là một nguồn cung cấp vitamin A, C, E, K, folate và axit pantothenic. Ngoài ra, đu đủ còn có chứa magiê, kali và canxi. Công dụng của đu đủ chín rất đa dạng, giúp nó trở thành món ăn dân giã nhưng giàu dinh dưỡng.

  • Đu đủ chứa rất ít calorie, mỗi 100g chỉ chứa 39 calorie và không có chứa cholesterol. Nếu ăn hết một tô đu đủ, bạn có thể no mà không cần thêm calorie nào nữa. Do đó, nó có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng sau khi sinh.
  • Đủ đủ là một trong những loại trái cây rất giàu vitamin C. Do đó, ăn đu đủ sẽ giúp bạn tăng tốc độ hồi phục sau sinh và giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé. Ăn đu đủ mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và các bệnh như ho, cúm…
  • Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp kali dồi dào (mỗi 100g đu đủ chứa đến 257mg kali). Do đó, đu đủ giúp cân bằng chất điện giải, điều chỉnh huyết áp, tăng năng lượng, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường hoạt động của cơ.
  • Quan trọng hơn, đu đủ còn chứa một lượng rất lớn chất xơ hòa tan. Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ giúp cải thiện tiêu hóa, giúp việc thải các chất bã ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, nên giảm nguy cơ bị táo bón.
  • Đu đủ là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Điều này không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn giúp ngăn ngừa lão hóa và sự thoái hóa điểm vàng.
  • Đặc biệt hơn, đu đủ rất giàu chất ß-carotene, lutein và cryptoxanthin. Những chất chống oxy hóa này giúp loại bỏ các gốc tự do, chống lại sự oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.
  • Cách chế biến đu đủ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ

    • Bạn có thể thêm đu đủ xanh vào món gỏi. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể cho thêm ớt, nước cốt chanh và một ít tỏi. Đây sẽ là một món ăn nhẹ ngon miệng đấy.
    • Canh đu đủ giò heo là một món ăn tuyệt vời để tăng lượng sữa tiết ra và giúp xoa dịu cơn đói của bạn.
    • Đu đủ gần chín hấp chấm kèm với các loại nước chấm khác.

    Một số điều cần lưu ý

    Đu đủ có thể gây dị ứng trầm trọng ở những người nhạy cảm. Nếu bạn bị dị ứng nhựa, tốt hơn hết là nên tránh ăn đu đủ.

    Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm đu đủ vào chế độ ăn uống của mình trong thời gian cho con bú. Bất kỳ món ăn nào bạn ăn trong giai đoạn này đều có ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của bạn và ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của bé. Ngoài ra, chỉ nên ăn đu đủ ở một mức độ vừa phải. Trong thời gian cho con bú, nếu ăn quá nhiều bất cứ thực phẩm nào đều có thể không tốt cho bé. Còn nếu bạn đang trong giai đoạn thai kỳ thì mẹ bầu tham khảo bài tác dụng của đu đủ chín khi mang thai.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Hội chứng Cushing, biến chứng bệnh tiểu đường

    (93)
    Định nghĩaHội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát) là gì?Hội chứng Cushing, còn được gọi là bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát là một chứng ... [xem thêm]

    Giữ xương chắc khỏe đúng cách nhờ thực phẩm chức năng

    (71)
    Chúng ta thường chỉ chú trọng bổ sung canxi khi muốn trẻ phát triển xương chắc khỏe mà quên rằng magiê cũng quan trọng không kém.Magiê rất quan trọng đối ... [xem thêm]

    Bạn biết gì về việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn?

    (62)
    Người ta ước tính có khoảng 5–10% phụ nữ thích quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Thông thường, mỗi khi nhắc đến cụm từ “quan hệ hậu môn”, bạn ... [xem thêm]

    Nấm dương vật và những điều nam giới cần biết

    (95)
    Mặc dù các bệnh về nấm thường chỉ xảy ra ở nữ giới nhưng nguy cơ nam giới mắc các bệnh truyền nhiễm do nấm vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là nhiễm ... [xem thêm]

    Bổ sung những hợp chất chứa nitơ từ những nguồn thực phẩm nào?

    (35)
    Nitơ là một phần quan trọng trong tất cả các axit amin để tổng hợp các protein cần thiết cho cơ thể. Vậy nên, các chuyên gia khuyên bạn nên tiêu thụ các ... [xem thêm]

    Cách xác định nhu cầu calo của bạn

    (70)
    Những nhóm người khác nhau có nhu cầu calo hàng ngày khác nhau. Ví dụ, một vận động viên trưởng thành sẽ cần tiêu thụ nhiều calo hơn là em bé năng động 3 ... [xem thêm]

    7 dấu hiệu chứng tỏ anh ấy đang lừa dối bạn

    (45)
    Nếu người yêu bạn có một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn hãy cẩn thận vì có thể anh ấy đang lừa dối bạn đấy!Tình yêu là một mối quan hệ rất ... [xem thêm]

    Hậu thu hẹp âm đạo: nguy cơ nào bạn có thể gặp?

    (94)
    Ngày nay càng có nhiều phụ nữ lựa chọn các phương pháp phục hình âm đạo để cải thiện dáng sắc của “cô bé” và tìm lại sự tự tin. Thế nhưng, liệu ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN