Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Công dụng và liều dùng của thuốc kháng virus Acyclovir

(3.75) - 29 đánh giá

Cơ thể con người rất dễ bị tấn công bởi rất nhiều loại virus khác nhau gây nguy hiểm cho sức khỏe. Acyclovir là loại thuốc kháng virus hiệu quả được nhiều bác sĩ khuyên dùng.

Acyclovir là gì?

Acyclovir là một loại thuốc kháng virus có tác dụng làm chậm sự phát triển cũng như sự lây lan của virus herpes trong cơ thể con người. Mặc dù thuốc Acyclovir không chữa được bệnh herpes nhưng nó có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng nhiễm trùng do bệnh gây ra.

Acyclovir được sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus herpes, trong đó có thể kể đến như bệnh herpes sinh dục, bệnh loét lạnh, bệnh zona và bệnh thủy đậu. Ngoài ra, Acyclovir cũng có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác, tùy theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ.

Điều trị cùng thuốc Acyclovir

Acyclovir nên được sử dụng càng sớm càng tốt, ngay sau khi bạn phát hiện những triệu chứng đầu tiên như ngứa, rát. Để điều trị hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Nhiễm trùng herpes rất dễ lây lan và lây nhiễm qua người khác, kể cả khi bạn đang được điều trị bởi thuốc Acyclovir. Tốt nhất, bạn nên tránh tiếp xúc với người khác để không lây lan bệnh. Đồng thời, bạn cũng nên tránh chạm vào mắt sau khi tiếp xúc với khu vực nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rửa tay thường xuyên để tránh lây truyền bệnh cho người khác.

Cảnh báo trước khi sử dụng thuốc Acyclovir

Bạn tuyệt đối không được dùng Acyclovir nếu đang bị dị ứng hay mẫn cảm với thành phần Acyclovir hay valacyclovir (Valtrex). Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng loại thuốc này nếu cơ thể bị dị ứng với protein có trong sữa.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, tốt nhất bạn nên nói với bác sĩ (nếu có) về tiền sử bệnh, về việc bạn đang mắc bệnh thận hoặc hệ thống miễn dịch của cơ thể không tốt bởi bệnh tật hay do việc sử dụng một loại thuốc liều nặng nào đó.

Acyclovir cũng có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ mới sinh, vì vậy hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hay có dự định mang thai trong thời gian chữa trị bệnh mà sử dụng Acyclovir. Bệnh herpes có thể lây từ mẹ bị nhiễm sang con trong khi sinh. Đặc biệt, nếu người mẹ bị herpes sinh dục, việc phòng tránh lây lan trong quá trình mang thai là vô cùng quan trọng. Sử dụng thuốc Acyclovir tức thời là biện pháp ngăn chặn và ức chế căn bệnh tốt nhất.

Nếu người mẹ đang trong thời gian cho con bú sử dụng thuốc Acyclovir, thuốc này có thể đi vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ trong thời kỳ bú mẹ. Chính vì vậy, các mẹ không được uống thuốc này mà không có sự chỉ định hay giám định từ bác sĩ nếu bạn đang trong thời kỳ cho con bú.

Tác dụng phụ của Acyclovir

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của việc điều trị với Acyclovir cho bệnh herpes sinh dục bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Bên cạnh đó, bệnh zona đòi hỏi việc điều trị với liều lượng thuốc Acyclovir cao hơn, và các tác dụng phụ thường gặp khiến cho cơ thể mệt mỏi và uể oải.

Hãy chắc chắn rằng bạn cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào trong khi sử dụng Acyclovir. Những tác dụng phụ của việc sử dụng Acyclovir bao gồm:

  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Ói mửa;
  • Nhức đầu;
  • Chóng mặt;
  • Mệt mỏi;
  • Đau cơ hoặc đau khớp;
  • Thay đổi trực quan;
  • Cơ thể ứ nước;
  • Rụng tóc;
  • Nhầm lẫn;
  • Những thay đổi trong hành vi.

Những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra. Trong trường hợp đó, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để có những biện pháp chữa trị kịp thời nhất. Những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Phát ban nặng, nổi mề đay hoặc gây ra mụn nước và bong tróc;
  • Vàng da hoặc vàng mắt;
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;
  • Bất tỉnh;
  • Sưng mặt, môi hoặc lưỡi;
  • Khó thở;
  • Buồn ngủ cực độ hoặc nhầm lẫn;
  • Ảo giác;
  • Ngứa ran, tê hoặc run rẩy.

Vấn đề tuổi tác cũng gây ảnh hưởng đến việc phát sinh những tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc Acyclovir. Cơ thể những người trên 65 tuổi có thể sẽ xuất hiện tác dụng phụ nhiều hơn từ việc sử dụng thuốc Acyclovir vì thận của họ không lọc thuốc được nhanh như những người trẻ tuổi hơn.

Mặc dù có nhiều công dụng trong việc chữa trị và phòng tránh bệnh do virus gây ra nhưng Acyclovir cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn được bác sĩ hướng dẫn sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

6 sai lầm của đàn ông trong hôn nhân

(71)
Trong cuộc sống, đôi khi những sai lầm nhỏ mà nếu bạn không tinh tế nhận ra thì đó cũng là nguyên nhân khiến cho cuộc hôn nhân của bạn tan vỡ đó. Đừng lo ... [xem thêm]

6 trò chơi rèn luyện trí thông minh mà bố mẹ nên chơi cùng con

(80)
Những hoạt động hay trò chơi nào giúp trẻ rèn luyện trí thông minh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về điều này đấy.Cách để trẻ học tốt ... [xem thêm]

Suy thận độ 3 có nguy hiểm không? Cách hỗ trợ điều trị suy thận độ 3

(61)
Suy thận độ 3 xảy ra khi thận bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng thận suy giảm khiến tốc độ lọc cầu thận giảm. Người mắc suy thận độ 3 cần ... [xem thêm]

Buồng trứng đa nang có thai được không dù đã làm thụ tinh nhân tạo thất bại?

(28)
Nhiều phụ nữ lo lắng buồng trứng đa nang có thai được không. Câu trả lời cho thắc mắc này là có và bạn chỉ cần tuân thủ theo sự điều trị của bác ... [xem thêm]
Đang tải ...

Đánh đòn con chưa bao giờ là cách dạy hay

(46)
Đánh đòn con có thể ảnh hưởng đến tinh thần thậm chí là thể chất của trẻ nhỏ. Thế nhưng, hiện vẫn còn nhiều bố mẹ nghĩ đây là cách dạy con hiệu ... [xem thêm]

Viêm da cơ địa là gì? Thuốc trị viêm da cơ địa nào hiệu quả?

(80)
Điều trị viêm da cơ địa chỉ có thể bằng cách giảm bớt các triệu chứng của nó, vì hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn biết ... [xem thêm]

6 cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi bị đái tháo đường típ 2

(47)
Đái tháo đường típ 2 là một bệnh mạn tính, thời gian mắc bệnh càng lâu thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng nhiều. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nguy ... [xem thêm]

Nhận biết đau đầu do viêm xoang và cách giảm nhẹ

(56)
Khi xoang bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau, chất nhầy không thoát ra ngoài được và làm tăng áp lực ra xung quanh. Khi đó, người bệnh có thể cảm ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...