Đẩy lùi bệnh Alzheimer bằng 6 cách đơn giản

(3.96) - 86 đánh giá

Mất trí nhớ nhẹ là tình trạng bình thường khi chúng ta có tuổi, nhưng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer là bệnh lý và có tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người lớn tuổi. Không có cách nào để chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có rất nhiều cách giúp bạn phòng ngừa bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ.

Bộ não là một cơ quan kỳ diệu. Cho dù chúng ta không chú ý, nó vẫn đảm bảo tim đập đủ nhanh và hơi thở được đều. Não cũng giúp ta có thể học ngôn ngữ, soạn nhạc, tính toán và ghi nhớ lời bài hát. Có thể nói rằng não bộ có vai trò cực kỳ to lớn. Vậy chúng ta sẽ ra sao nếu không có trí nhớ?

Mất trí nhớ nhẹ khi bạn có tuổi là chuyện bình thường. Tuy nhiên, chứng sa sút trí tuệ lại là bệnh lý và tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi tác.

Bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ sau tai biến mạch máu não là hai loại phổ biến nhất của sa sút trí tuệ. Ở những người trên 65 tuổi, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng gấp đôi mỗi 5 năm. Đến khoảng 85 tuổi, có 25–50% người có dấu hiệu của sa sút trí tuệ.

Nhiều người trong chúng ta, khi bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên, sẽ bắt đầu lo lắng về những dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer hoặc chứng sa sút trí tuệ. Họ cũng lo lắng làm sao để điều trị bệnh Alzheimer. Tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu như nhầm lẫn về thời gian, không nhớ tên người thân, lạc đường khi đi từ nhà đến một cửa hàng quen thuộc.

Một số tình trạng sức khỏe sẽ làm bạn tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này như hút thuốc lá, nghiện rượu, thừa cân, béo phì và chấn thương ở đầu. Có rất nhiều cách giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mất trí. Trong đó có những cách đơn giản, rất dễ thực hiện tại nhà để điều trị Alzheimer.

6 cách đơn giản giúp bạn nâng cao sức khỏe não

  • Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có thể bảo vệ bạn chống lại mất trí nhớ và suy giảm nhận thức. Hơn nữa, nó cũng giúp cải thiện hệ thống tim mạch, duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Hạn chế căng thẳng. Bạn hãy tập cách sống suy nghĩ thoải mái, đừng để căng thẳng “nhấn chìm” bạn. Nếu nồng độ hormone căng thẳng cortisol tăng cao liên tục, nó có thể gây tổn thương đến khu vực ghi nhớ của não. Tập thiền là một biện pháp giúp giảm stress.
  • Ngủ nhiều hơn. Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng tạm thời đến chức năng nhận thức của não. Theo một nghiên cứu, thiếu ngủ mạn tính có thể làm tăng sự tích tụ beta-amyloid trong não, đây là một đoạn loại protein thường có trong não của người bệnh Alzheimer.
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá và hạt. Đây là chế độ ăn kiêng kiểu Địa Trung Hải, có tác dụng chống lại suy giảm nhận thức. Khi lựa chọn hạt, bạn có thể cân nhắc đến quả óc chó vì nó có nhiều dầu tốt cho sức khỏe và chất chống oxy hóa – polyphenol – có khả năng duy trì sức khỏe não bộ hiệu quả.
  • Thử dùng một số thảo dược. Theo một số nghiên cứu, chiết xuất lá Ginko bilola có thể cải thiện khả năng nhận thức và hành vi ở những người lớn tuổi bị sa sút trí tuệ. Theo một nghiên cứu 2014, Ginko bilola giúp hỗ trợ hiệu quả thuốc điều trị Alzheimer. Tuy nhiên, thảo dược này vẫn chưa được chứng minh có tác dụng phòng ngừa hay điều trị sa sút trí tệ.
  • Kích thích não. Nhìn chung, các hoạt động kích thích tâm thần – đọc, viết, tham gia các sự kiện, học ngôn ngữ, chơi nhạc, giải đố – sẽ giúp não duy trì nhận thức, làm chậm quá trình suy giảm trí tuệ. Ngày nay, có rất nhiều trò chơi hay ứng dụng game giúp kích thích não. Mặc dù vẫn cần được nghiên cứu thêm, nhưng một số trò chơi được ghi nhận giúp cải thiện chức năng nhận thức ở trẻ và người lớn.
  • Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

    • 10 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
    • 10 cách đơn giản giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Chấn thương dây chằng chéo có nên phẫu thuật?

    (74)
    Khi bạn tập luyện thể thao hoặc vận động mạnh sẽ rất dễ bị chấn thương dây chằng chéo ở đầu gối. Tùy theo tình trạng chấn thương, bác sĩ có thể ... [xem thêm]

    Bà bầu bị viêm gan B nên điều trị như thế nào?

    (14)
    Viêm gan B là bệnh khá phổ biến do virus HBV gây ra. Đối với người bình thường, căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu bà bầu bị viêm gan B thì sẽ có ... [xem thêm]

    Chăm sóc vùng kín sau phục hồi âm đạo không phẫu thuật

    (82)
    Một khi quyết định sinh con theo đường âm đạo, bạn sẽ phải chuẩn bị cho việc trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể không chỉ trong quá trình sinh mà ... [xem thêm]

    Tinh dầu thiên nhiên: Vừa đa năng lại tốt cho sức khỏe!

    (24)
    Tinh dầu thiên nhiên là những chiết xuất tinh túy nhất từ các loại hoa cỏ và thảo dược như sả chanh, hoa bưởi, hoa oải hương… Đây không chỉ là liệu ... [xem thêm]

    Thuốc ức chế men aromatase trong điều trị ung thư vú

    (31)
    Thuốc ức chế men aromatase có tác dụng ngăn ngừa sự sản xuất estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh. 3 loại thuốc thường được dùng trong nhóm này là letrozole ... [xem thêm]

    Làm sao kiểm soát tâm trạng cáu gắt khi mãn kinh?

    (32)
    Bạn thấy khi tâm trạng xấu thì cơ thể cũng mệt mỏi theo? Cảm xúc ảnh hưởng đến sức khỏe nên khi bạn biết kiểm soát tốt thì cơ thể cũng khỏe mạnh ... [xem thêm]

    7 lời khuyên của bạn thân có thể khiến bạn chia tay người yêu

    (77)
    Những khi nhớ nhung hay giận dỗi người yêu, các cô nàng sẽ có xu hướng bộc bạch tâm sự với bạn thân của mình. Làm thế nào để nhận diện những lời ... [xem thêm]

    Laser cấp IV: Liệu pháp vật lý chữa trị đau đầu gối

    (64)
    Bạn có thể đã từng nghe về liệu pháp vật lý sử dụng laser cường độ thấp để chữa trị đau đầu gối. Vậy liệu pháp sử dụng laser cấp IV có tác ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN