Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Có nên sử dụng probiotic để chữa bệnh âm đạo?

(3.63) - 84 đánh giá

Bạn thường được khuyên hãy thường xuyên cung cấp cho cơ thể các vi khuẩn có lợi cho việc tiêu hóa (probiotic). Nhưng bạn biết không, probiotic không chỉ mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa mà còn cho cả âm đạo của bạn nữa. Vây probiotic hỗ trợ sức khỏe âm đạo như thế nào?

Probiotic là gì?

Probiotic là những vi khuẩn, vi nấm sống có lợi đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Lactobacillus thường được xem là một loại probiotic phổ biến. Yogurt và những thực phẩm lên men khác giàu các vi khuẩn loại này.

Trên thực tế, cơ thể của bạn bao gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại. Vi khuẩn có lợi thường không gây bệnh và có thể giúp kìm hãm các vi khuẩn có hại, giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Khi vi khuẩn có hại trong cơ thể của bạn lấn át được vi khuẩn có lợi, đó là lúc bạn nên sử dụng các chế phẩm sinh học để giúp bạn lấy lại sự cân bằng.

Ngoài ra, probiotics được khuyến cáo cho một số chứng rối loạn trong y học thông thường không thể chữa trị, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích. Theo các nghiên cứu lâm sàng từ những năm 1990, chế phẩm sinh học có thể có hiệu quả trong điều trị một số bệnh tiêu hóa, làm chậm sự phát triển của bệnh dị ứng ở trẻ em và điều trị cũng như phòng ngừa nhiễm trùng âm đạo và nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ.

Probiotics tăng cường sức khỏe của âm đạo của bạn như thế nào?

Mối liên hệ giữa chế phẩm sinh học và sức khỏe âm đạo chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, chế phẩm sinh học được cho là cung cấp cho cơ thể bạn các vi khuẩn có lợi để chống lại vi khuẩn có hại, bao gồm cả vi khuẩn ở âm đạo. Điều này có nghĩa rằng chế phẩm sinh học có thể giúp âm đạo của bạn tránh được một số bệnh.

Hệ sinh thái âm đạo của bạn đạt được sự cân bằng nhờ các chủng lactobacillus chi phối. Dòng vi khuẩn này thường giữ độ pH âm đạo vào khoảng 4,2 để ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của các vi sinh vật có hại vì môi trường như vậy là quá axit để chúng có thể tồn tại. Nếu độ pH âm đạo tăng lên, vi khuẩn sẽ rất mau phát triển và gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn. Trong khi đó, giảm độ pH âm đạo có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các sinh vật nấm, đặc biệt là candida albicans, gây nhiễm trùng nấm men. Sự sụt giảm pH có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc diệt tinh trùng, thuốc tránh thai, thuốc steroid đường uống, quan hệ tình dục, kinh nguyệt và tiểu đường.

Khi đã đi khám và nhận được kết quả độ pH âm đạo của mình thấp, bác sĩ có thể xem xét cho bạn sử dụng probiotic. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng âm đạo như ngứa, chảy dịch, mùi hôi hay đau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng probiotic. Nếu không, bạn không thể tận dụng được hiệu quả của các chế phẩm sinh học mà còn có thể làm trầm trọng thêm vấn đề. Với sự giúp đỡ của probiotic, sự cân bằng của hệ vi sinh sẽ được phục hồi, giúp bạn chống lại nhiều bệnh, bao gồm viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, nếu bạn có ý định sử dụng probiotic bổ sung, bạn nên cẩn thận lựa chọn các nhà sản xuất đáng tin cậy. Mặc dù hầu hết các chế phẩm sinh học bổ sung được chứng nhận là an toàn và hiệu quả nhưng không ai có thể đảm bảo vì chúng không trải qua các quy trình thử nghiệm cũng nhu phê duyệt giống như thuốc. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn của mình. Như vậy, các chế phẩm sinh học sẽ có thể giúp ích cho sức khỏe của âm đạo của bạn nhiều hơn.

Mặc dù probiotic sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho âm đạo của bạn cũng như hệ tiêu hóa nhưng bạn hãy chú ý không nên dùng quá nhiều probiotic. Lời khuyên tốt nhất mà chúng tôi dành cho bạn là hãy luôn thảo luận cùng bác sĩ trước khi lựa chọn thực hiện bất cứ việc điều trị nào.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết liên quan sau đây:

  • Báo động nguy cơ sẩy thai vì nhiễm nấm âm đạo
Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Rối loạn ngôn ngữ: Trở ngại khiến bạn sợ giao tiếp

(38)
Đôi khi bạn quên từ, nói câu tối nghĩa, ậm ờ quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ. Đây là chứng bệnh phổ biến ở trẻ em, ... [xem thêm]

Vỏ gối lụa: Bí quyết giúp bạn ngủ ngon và làm đẹp

(49)
Vỏ gối lụa tơ tằm không chỉ khiến phòng ngủ của bạn thêm sang trọng mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Bạn có biết vỏ gối ... [xem thêm]

Những “bí mật” về tinh trùng (Phần 1)

(78)
Nhiều người tốn biết bao công sức để tránh khiến nàng mang thai, để rồi đến lúc muốn làm bố, họ mới nhận ra rằng việc thụ thai không hề đơn giản. ... [xem thêm]

Những lợi ích của trứng đối với trẻ nhỏ

(62)
Trong trứng gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ. Thế nhưng, có nên cho trẻ nhỏ ăn trứng hay không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ... [xem thêm]
Đang tải ...

Kiểm soát cơn nóng giận khi bị bệnh thận mạn

(87)
Giận dữ là một cảm xúc hết sức bình thường và lành mạnh, nhưng khi vượt qua khỏi kiểm soát, bạn có thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng trong ... [xem thêm]

Bà bầu đau nhức vùng kín, nguyên nhân do đâu?

(66)
Đau nhức vùng kín là hiện tượng tương đối phổ biến ở phụ nữ. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện trong lúc mang thai và xảy ra thường xuyên, mẹ bầu ... [xem thêm]

9 mẹo đánh tan cơn đau bụng kinh hiệu quả

(62)
Chứng đau bụng kinh (còn được biết đến như là chứng thống kinh) gây ra cảm giác đau ở bụng dưới. Tình trạng này thường xảy ra trước hoặc trong chu kỳ ... [xem thêm]

Trẻ bị chảy nước mũi khi mọc răng có sao không?

(58)
Nhiều người cho rằng việc sổ mũi, sốt, đau, khó chịu và chảy nước mũi khi trẻ mọc răng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học đằng sau ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...