Điều trị hở eo cổ tử cung cho chị em phụ nữ

(3.87) - 94 đánh giá

Ngày nay, hở eo cổ tử cung là vấn đề không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị là điều vô cùng quan trọng.

Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, các bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Hở eo tử cung được điều trị thế nào?

Nếu bạn chưa được 24 tuần thai mà kết quả siêu âm cho thấy cổ tử cung ngắn hơn 25 mm và xuất hiện những dấu hiệu hở eo tử cung, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện khâu vòng cổ tử cung để làm giảm nguy cơ sinh non.

Khâu vòng cổ tử cung là thủ thuật giúp cổ tử cung đóng kín lại bằng cách dùng một sợi chỉ chắc để khâu cổ tử cung. Sau khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi vài ngày. Trong thời gian đó, bạn có thể bị chảy máu hoặc đau bụng ít. Vì vậy, bạn cần phải hạn chế quan hệ hoặc ngừng quan hệ cho đến ngày sinh.

Biện pháp khâu vòng cổ tử cung cũng mang lại hiệu quả cho những mẹ bầu từng sẩy thai hay sinh non trong tam cá nguyệt thứ 2. Nếu bạn từng mắc phải những trường hợp trên, bác sĩ sẽ chỉ định khâu vòng cổ tử cung từ tuần thứ 12 đến 14 của thai kỳ trước khi cổ tử cung bắt đầu biến đổi.

Một số mẹ bầu được chỉ định khâu vòng cổ tử cung qua thành bụng (TAC). Phương pháp này không giống như các thủ thuật khâu vòng khác, vốn được thực hiện qua ngả âm đạo và không hề để lại bất kỳ vết sẹo nào trên cơ thể.

Phẫu thuật khâu vòng cổ tử cung qua thành bụng có thể được thực hiện giữa các lần mang thai hoặc trong giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ nhất. Phẫu thuật này sẽ để lại một vết mổ khá lớn trên bụng và bạn cần phải nằm lại bệnh viện ít nhất một đêm.

Nếu phẫu thuật khâu vòng cổ tử cung qua thành bụng, bạn sẽ phải sinh mổ. Đối với những mẹ bầu từng sinh non tự phát trước đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng progesterone mỗi tuần, từ tuần thứ 16 để làm giảm nguy cơ sinh non lần nữa.

Sau khi thực hiện phẫu thuật khâu vòng cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra sự thay đổi cổ tử cung đến khi chỉ khâu ở cổ tử cung được lấy ra, thường là tuần thứ 37. Lúc này, bạn có thể yên tâm chờ đợi đến lúc chuyển dạ.

Một số bác sĩ chỉ định mẹ bầu nghỉ ngơi tại giường để ngăn tình trạng chuyển dạ sinh non. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh điều này là đúng, thậm chí nó còn có tác động tiêu cực cho mẹ bầu. Thay vào đó, mẹ bầu nên tránh hoạt động quá sức và hạn chế quan hệ.

Nếu mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, bác sĩ sẽ chỉ định dùng steroid kết hợp với các loại thuốc khác để ngăn chặn tình trạng này và giúp phổi của thai nhi phát triển nhanh hơn.

Có cần thực hiện lại khâu vòng cổ tử cung cho lần mang thai kế tiếp?

Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng cổ tử cung bằng siêu âm để đảm bảo rằng bạn không cần phải thực hiện thủ thuật khâu vòng nữa.

Có thể mang thai nếu đã phẫu thuật khâu vòng tử cung qua thành bụng?

Bạn vẫn có thể mang thai một cách bình thường vì vết khâu vòng tử cung qua thành bụng vẫn có khả năng tiếp tục giúp giữ cổ tử cung trong những lần mang thai sau đó.

Hy vọng rằng bài viết đã cho bạn những thông tin hữu ích về cách chữa trị hở eo cổ tử cung. Chúc bạn có những tháng thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết

(51)
Có rất nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể được điều khiển bỏi các hormone. Vì vậy, khi việc sản sinh hormone bị gián đoạn, chúng sẽ ảnh hưởng ... [xem thêm]

Cách nấu cháo cho người ốm nhanh hồi phục

(21)
Người ốm thường được bác sĩ khuyên nên ăn cháo để dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách nấu cháo cho người ốm sao cho ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh gai đen?

(75)
Phòng bệnh tiểu đường trước khi lượng đường và insulin trong máu lên quá cao sẽ giúp bạn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Bằng cách duy trì chế ... [xem thêm]

Bật mí 11 bí quyết làm trắng răng tự nhiên

(93)
Để giữ gìn hàm răng trắng không khó, bạn chỉ cần thường xuyên vệ sinh răng miệng, tránh xa các tác nhân gây vàng răng và sử dụng các phương pháp làm ... [xem thêm]

Thuốc xổ giun Fugacar

(75)
Thuốc Fugacar có tác dụng điều trị giun đũa, giun tóc, giun móc và giun kim. Thuốc có thể điều trị nhiễm một hay nhiều loại giun đường ruột cùng lúc.Thuốc ... [xem thêm]

Bổ sung vitamin C cho bé: nhiều chưa hẳn đã tốt

(78)
Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ và là một chất chống oxy hóa tự nhiên và kháng histamin. Bằng ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh bạch biến ở trẻ em

(74)
Bệnh bạch biến ở trẻ em là căn bệnh ngoài da dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó, các thắc mắc về cách điều trị dứt điểm căn bệnh này luôn được ... [xem thêm]

Chứng rối loạn nhân cách ái kỷ ở trẻ nghe lạ nhưng lại rất phổ biến

(30)
Các bé ganh tỵ khi thấy bạn có đồ chơi đắt hơn, quần áo đẹp hơn hay được điểm cao hơn vốn không phải chuyện quá nghiêm trọng. Thế nhưng, nếu trẻ có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN