Điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành

(4.12) - 81 đánh giá

Rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD) là dạng rối loạn tâm thần xảy ra sau khi bệnh nhân gặp chấn thương. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với hội chứng sang chấn tâm lý PTSD.

Điều trị căng thẳng cấp tính nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh. Mục đích điều trị là giảm các triệu chứng và ngăn chặn bệnh phát triển thành rối loạn chấn thương sang chấn (còn gọi là sang chấn tâm lý).

Tiếp cận điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường ưu tiên liệu pháp hành vi nhận thức trong điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính. Đây là phương pháp được nghiên cứu rộng rãi và được chứng nhận đạt hiệu quả cao.

Theo đó, người bệnh sẽ được bác sĩ tâm thần áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức khoảng nửa tháng sau chấn thương. Điều này sẽ làm giảm căng thẳng và các triệu chứng thoáng qua của bệnh.

Bác sĩ sẽ yêu cầu hoãn điều trị đối với một số trường hợp sau đây:

  • Có các phản ứng cực đoan hoặc phản ứng phân ly nghiêm trọng
  • Luôn ở trong trạng thái tức giận cực độ
  • Có phản ứng đau buồn cấp tính
  • Dấu hiệu của bệnh tâm thần khác
  • Có nguy cơ tự tử
  • Người bệnh là trẻ em dưới 12 tuổi

Nghiên cứu được thử nghiệm trên 90 người trưởng thành bị căng thẳng cấp tính, không phân biệt giới tính cho thấy liệu pháp nhận thức hành vi mang lại nhiều hiệu quả hơn khi được cung cấp dưới dạng đơn trị liệu so với việc tái cấu trúc nhận thức ở bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân có tình trạng lo lắng dữ dội, kích động hoặc bị rối loạn giấc ngủ thì cần có sự kết hợp phương pháp. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành liệu pháp hành vi nhận thức kèm với một số loại thuốc uống (thường là benzodiazepine). Nhóm thuốc này có khả năng làm giảm các triệu chứng lo âu, kích động và giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng vẫn chưa có đủ bằng chứng xác định hiệu quả của benzodiazepine so với các loại thuốc khác.

Điều trị bằng thuốc nên được giới hạn từ 2 – 4 tuần. Quá thời gian trên, người bệnh có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc hoặc bị phụ thuộc vào thuốc.

Điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính ở người lớn

Cũng như phần lớn các chứng rối loạn tâm thần khác, điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính được tiến hành với 2 phương pháp: liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Ở từng trường hợp, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng.

Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Liệu pháp thường được các bác sĩ tâm thần áp dụng là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Liệu pháp này tập trung vào việc hướng dẫn bệnh nhân, tái cấu trúc, tiếp xúc và phỏng vấn tâm lý. Liệu pháp này được thực hiện với quy trình sau:

Hướng dẫn bệnh nhân

Bác sĩ tâm thần sẽ hướng dẫn bệnh nhân về tình trạng căng thẳng đối với chấn thương, các rối loạn liên quan đến chấn thương và lựa chọn điều trị. Việc hướng dẫn này nhằm mục đích bình thường hóa các phản ứng căng thẳng và nâng cao kỳ vọng phục hồi.

Tái cấu trúc nhận thức

Tái cấu trúc nhận thức được sử dụng để giải quyết các đánh giá không thực tế hoặc thực tế mà bệnh nhân có thể có về chấn thương. Đồng thời, hình thức trị liệu này giúp bệnh nhân thể hiện cảm giác của họ.

Tiếp xúc

Liệu pháp tiếp xúc giúp bệnh nhân đối mặt với những ký ức, tình huống mà họ cho là khủng khiếp. Việc trải nghiệm lại chấn thương cho phép bệnh nhân được một lần nữa xử lý cảm xúc của bản thân. Như vậy, người mắc bệnh sẽ phải liên tục đối mặt với chấn thương cho đến khi không còn cảm thấy ám ảnh về nó.

Trong quá trình trị liệu, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tường thuật chi tiết về những trải nghiệm tồi tệ (ít nhất 30 phút). Thông qua việc hồi tưởng lại ký ức nhiều lần, bệnh nhân dần dần sẽ không còn quá khó chịu hay tránh né khi nhớ đến nó.

Phỏng vấn tâm lý

Mặc dù được sử dụng khá rộng rãi nhưng phương pháp phỏng vấn tâm lý không mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm các triệu chứng căng thẳng cấp tính. Tuy nhiên, liệu pháp này vẫn có những tác dụng nhất định ở các bệnh lý khác. Theo đó, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân hồi tưởng, tái hiện chấn thương theo định dạng nhóm.

Hiệu quả của liệu pháp

Một phân tích tổng hợp của 3 thử nghiệm lâm sàng và 93 bệnh nhân cho thấy, trị liệu hành vi nhận thức làm giảm các triệu chứng của rối loạn căng thẳng cấp tính ngay trong tuần đầu tiên áp dụng.

Liệu pháp này không chỉ hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng cấp tính, mà còn có khả năng ngăn ngừa sang chấn tâm lý ở người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy nó đã giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ bị PTSD sau 6 tháng điều trị.

Hơn nữa, liệu pháp nhận thức đã cho thấy bằng chứng về hiệu quả ngăn ngừa rối loạn căng thẳng sau chấn thương như một liệu pháp đơn trị liệu. Cụ thể, một thử nghiệm trên 242 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên đã cho thấy, những người được chỉ định điều trị nhận thức ít có nguy cơ mắc chứng PTSD hơn số còn lại đến 18,2%.

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc được dùng để điều trị triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của rối loạn căng thẳng sau sang chấn bao gồm: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), các thuốc chống trầm cảm khác, benzodiazepine, morphine…

SSRIs

Các thử nghiệm lâm sàng chưa tìm thấy lợi ích đáng kể của SSRIs đối với các triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính ASD so với giả dược. Tuy nhiên, SSRIs đã được tìm thấy là có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng ở bệnh nhân PTSD.

Thuốc chống trầm cảm

Các thử nghiệm lâm sàng đã tìm thấy kết quả của imipramine trong điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính sau khi bị bỏng nặng. Đáp ứng lâm sàng với các thuốc này thường cần 2 – 8 tuần điều trị hàng ngày.

Benzodiazepine

Nghiên cứu cho thấy benzodiazepine có thể hữu ích cho chứng lo âu cấp tính, kích động hoặc rối loạn giấc ngủ trong giai đoạn ngay sau khi xảy ra chấn thương. Tuy vậy, sử dụng thuốc ở liều duy trì có thể gây bất lợi cho cơ thể.

Ở một thử nghiệm nhỏ, bác sĩ cho 4 bệnh nhân điều trị bằng benzodiazepine trong 1 – 3 tuần sau chấn thương. Thuốc được dùng qua đường uống trước khi ngủ với liều lượng là 15 mg/ngày. Kết quả, giấc ngủ và cảm xúc của cả 4 bệnh nhân đều được cải thiện.

Propranolol

Propranolol được thử nghiệm ngay sau khi bệnh nhân tiếp xúc với chấn thương. Các chuyên gia đưa ra giả thuyết, nếu giảm kích hoạt noradrenergic thì sẽ có thể điều hòa ký ức chấn thương và ngăn ngừa sự phát triển của PTSD.

Một nghiên cứu trên 41 bệnh nhân có triệu chứng căng thẳng cấp tính cho thấy, sử dụng propranolol trong 10 ngày có xu hướng hạn chế sự sợ hãi. Tác dụng của loại thuốc này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.

Morphine

Một số nghiên cứu đã lưu ý rằng morphine có công dụng trong điều trị căng thẳng cấp tính và sang chấn tâm lý. Cụ thể, loại thuốc này được sử dụng để kiểm soát cơn đau trong 48 giờ đầu sau khi người bệnh gặp chấn thương. Nó có liên quan đến việc giảm các triệu chứng PTSD sau này.

Theo WebMD, mối liên hệ giữa morphine và bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương vẫn chưa được thử nghiệm đầy đủ. Tuy nhiên, các chuyên gia đã có thể chứng minh được tầm quan trọng của việc kiểm soát cơn đau đối với ngăn ngừa PTSD.

Một nghiên cứu trên 155 bệnh nhân nhập viện vì sang chấn tâm lý cho thấy, những bệnh nhân nhận được liều morphine thấp hơn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc điều trị.

Hydrocortisone

Chưa đủ nghiên cứu để đề xuất sử dụng hydrocortisone như một loại thuốc đặc trị cho rối loạn căng thẳng sang chấn. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp về 4 thử nghiệm lâm sàng trên 165 người đã tìm thấy bằng chứng về tác động của loại thuốc này trong việc ngăn ngừa PTSD.

Rối loạn căng thẳng cấp tính cần được phát hiện sớm và điều trị bởi các bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị phù hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chứng rối loạn điều chỉnh: dễ nhầm lẫn, khó phát hiện

(48)
Chứng rối loạn điều chỉnh rất dễ nhầm lẫn nhưng khó phát hiện. Do đó bạn cần hiểu rõ về bệnh, tư vấn bác sĩ đúng lúc và điều trị kịp thời.Bạn ... [xem thêm]

8 dấu hiệu bạn có thể đưa mối quan hệ tiến xa hơn

(84)
Bạn đang tìm hiểu một người, song lại không biết có nên tiếp tục tiến đến hôn nhân hay không? Để mối quan hệ tiến xa hơn, bạn không những lắng nghe ... [xem thêm]

Bạn có thể bị bạo hành tinh thần mà không hề hay biết!

(73)
Bạo hành tinh thần có thể đến từ chính những người bạn yêu thương mà bạn chẳng thể nhận ra cho đến khi nỗi đau trở nên quá sức chịu đựng.Bạn có ... [xem thêm]

Khi nào nói dối được chấp nhận?

(98)
Không ai muốn nói dối trừ khi hoàn cảnh bắt buộc cả. Nếu được, bạn hãy tránh xa những lời nói dối hết mức có thể. Một lời nói dối nhỏ cũng đủ ... [xem thêm]

Làm thế nào để hỗ trợ người bị trầm cảm?

(92)
Hỗ trợ người bị trầm cảm là một thử thách không hề dễ dàng. Điều này thậm chí sẽ càng khó khăn hơn khi người mắc bệnh lại là một trong những thành ... [xem thêm]

Sự căng thẳng của bạn thuộc dạng nào?

(27)
Sự căng thẳng (stress) xuất hiện khi cơ thể chúng ta đối mặt với một số tình huống nhất định. Theo các bác sĩ, có nhiều loại căng thẳng khác nhau và ... [xem thêm]

Hội chứng ăn đêm: Rối loạn tâm thần ít người biết đến

(81)
Hội chứng ăn đêm là một dạng rối loạn ăn uống, ảnh hưởng đến cả nam và nữ, được đặc trưng bởi thói quen dùng bữa vào đêm khuya.Bạn luôn bám sát ... [xem thêm]

9 bí mật mà đàn ông mong ước được thấu hiểu

(39)
Chàng trai của bạn có thuộc tuýp người lãng mạn, giỏi chịu đựng và “chuẩn men”? Nếu đúng như thế, hãy cùng nghe Hello Bacsi tiết lộ 9 bí mật nho nhỏ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN