Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ 6 tháng tuổi

(3.84) - 39 đánh giá

Khi bước sang tháng thứ 6, ngoài sữa mẹ thì bé cần bổ sung thêm thức ăn dặm. Vậy mẹ cần lên chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi như thế nào?

Trước 6 tháng tuổi, dù trẻ bú sữa rất nhiều nhưng vẫn có vẻ đói. Vì thế, một số bà mẹ đã cho bé ăn dặm. Vậy, việc làm này có đúng không? Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm bạn nhé!

Bé có cần phải ăn thêm gì ngoài sữa không?

Trước khi bé 6 tháng tuổi, bạn không cần cho con ăn gì thêm ngoài sữa mẹ. Nếu bạn cho con bú sữa ngoài, hãy chọn loại sữa công thức có ghi rõ dành cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu, ngoại trừ trường hợp bác sĩ khuyên sử dụng một loại sữa khác. Bộ Y tế cho biết tốt nhất là bạn chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau thời gian này, bạn nên cho con ăn thêm vì sữa mẹ không còn cung cấp đủ cho bé mọi chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là chất sắt.

Mặc dù ngũ cốc từ lâu được xem là thực phẩm phổ biến cho trẻ ăn dặm nhưng nó không phải là lựa chọn duy nhất. Các sản phẩm khác như thịt, trái cây, rau quả hoặc ngũ cốc đều là một nguồn thực phẩm tốt khi trẻ bắt đầu ăn dặm miễn là nó nhỏ, mềm và mịn. Thịt là một lựa chọn tốt vì nó có hàm lượng chất sắt cao, trẻ sẽ hấp thụ vi chất này tốt hơn so với trong ngũ cốc.

Tại sao phải đợi đến 6 tháng mới cho trẻ ăn dặm?

Để an toàn, bạn không nên cho bé ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ cho đến khi bé đủ 6 tháng tuổi. Bằng cách này, bé sẽ ít có nguy cơ bị:

  • Nhiễm độc thức ăn vì hệ tiêu hóa của bé đã trưởng thành hơn;
  • Dị ứng thực phẩm vì khi đó hệ thống miễn dịch của bé đã mạnh hơn.

Nếu bạn cảm thấy bé đã có thể ăn thức ăn rắn trước 6 tháng tuổi, đừng vội mà hãy cho bé bú nhiều sữa hơn. Nếu bé nhà bạn bú sữa công thức, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về một loại sữa công thức khác có nhiều dưỡng chất hơn.

Thông thường, nhiều người cho trẻ ăn dặm từ từ lúc 4 tháng tuổi, bằng cách cho con ăn thừ 1-2 thìa cà phê mỗi ngày. Khi cho bé ăn bất cứ thứ gì, bố mẹ cần lưu ý vấn đề an toàn và loại bỏ những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng. Các loại thực phẩm dễ làm cho bé bị dị ứng là:

  • Sữa bò và các sản phẩm làm từ sữa;
  • Bất cứ thứ gì có chứa gluten;
  • Hoa quả và nước trái cây có múi;
  • Cá và động vật có vỏ;
  • Trứng.

Nếu bạn muốn chắc chắn là bé đã ăn được thức ăn rắn hay không, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bé sinh non vì có thể bé phải ăn dặm ở một thời điểm khác.

Cách nhận biết bé sẵn sàng ăn dặm

Khi bé được 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu nhận biết được một vài yếu tố rằng bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn thực phẩm rắn:

  • Bé vẫn còn có vẻ đói sau khi đã bú đủ sữa;
  • Bé chậm tăng cân;
  • Bé muốn nhai và hay đưa đồ chơi cũng như đồ vật khác vào miệng;
  • Bé tỏ vẻ quan tâm đến những gì bạn đang ăn và muốn lấy đưa vào miệng.

Bạn nên cho bé thử một món mới mỗi lần và chờ đợi một vài ngày trước khi bạn cho bé thử một món khác. Điều này sẽ giúp bạn xác định xem liệu bé có bị dị ứng thực phẩm đó hay không và khám phá thêm những vị mà bé thích. Bạn có thể lo lắng khi thấy bé liên tục cho mọi thứ vào miệng của mình. Vì vậy, hãy luôn quan sát, không để bé cho bất cứ vật gì sắc nhọn và có thể gây nguy hiểm vào miệng.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bé nhà bạn mau ăn chóng lớn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bước dưỡng da buổi sáng giúp bạn rạng rỡ cả ngày

(28)
Bạn muốn mình trông thật xinh tươi vào mỗi buổi sáng mà không cần tốn thời gian? Chỉ cần dành 5 – 10 phút cho các bước skincare buổi sáng, bạn sẽ có một ... [xem thêm]

Nước ép cần tây có tác dụng gì? 15 lợi ích tuyệt vời

(86)
Nước ép cần tây không chỉ là thức uống giảm cân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho da và tóc. Tác dụng của nước ép cần tây có thể sẽ khiến bạn ngạc ... [xem thêm]

Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng berberine?

(50)
Berberine là một chất thuộc loại hữu cơ, có màu vàng, vị chua, có chứa chất đạm, được dùng nhiều trong nền y học Trung Hoa và Hindu. Chúng ta có thể tìm ... [xem thêm]

Bác sĩ bật mí 5 bước để có đời sống tình dục thú vị sau tuổi mãn kinh

(45)
Tình dục sau mãn kinh trở thành mối quan tâm lớn của hầu hết phụ nữ trong độ tuổi này.Nhiều bác sĩ tâm lý cho rằng, điều làm nên sự tự tin của phụ ... [xem thêm]

Ứ dịch vòi trứng

(55)
Tìm hiểu chungỨ dịch vòi trứng là gì?Ứ dịch vòi trứng (ứ dịch ống dẫn trứng, ứ dịch tai vòi) là tình trạng vòi trứng bị tắc nghẽn bởi dịch. Đây ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống tình dục của bạn?

(63)
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, nước lọc có lẽ là loại nước hoàn hảo và an toàn nhất vì chúng không chứa calo, đường hay carbohydrate. Nhưng ... [xem thêm]

Nhân sâm liệu có tốt cho phụ nữ mang thai?

(52)
Với quan niệm nhân sâm là vị thuốc bổ, quý hiếm, giúp sinh được những đứa con khỏe mạnh, thông minh, không mắc các bệnh sơ sinh… nhiều bà bầu sẵn sàng ... [xem thêm]

Ù tai kiểu mạch đập: Quen nhưng lại lạ

(99)
Ù tai kiểu mạch đập là một tình trạng khá quen thuộc và có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh quen thuộc này. Ù tai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN