Dương vật nổi mụn đỏ: Dấu hiệu mắc bệnh của các đấng mày râu!

(3.55) - 98 đánh giá

Những đốm đỏ hình thành trên dương vật khiến các đấng mày râu không khỏi lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như mụn rộp sinh dục, giang mai, ghẻ lở… Bạn nên xử lý thế nào khi gặp phải tình trạng dương vật nổi mụn đỏ?

Thông thường, dương vật nổi mụn đỏ có thể do bạn vệ sinh kém hay bị kích ứng nhẹ, thường biến mất sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, khi tình trạng này này kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Vì thế, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các nguyên nhân khiến dương vật nổi mụn đỏ và cách xử lý phù hợp nhé!

1. Dương vật nổi mụn đỏ do mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gây ra ở bạn các đốm đỏ trên dương vật, bìu, vùng gốc dương vật, đùi, miệng. Mụn rộp sinh dục do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Virus này xâm nhập vào cơ thể bạn khi quan hệ tình dục không được bảo vệ với người mang virus.

Ngoài ra, các triệu chứng khác do mụn rộp sinh dục có thể bao gồm:

  • Ngứa
  • Đau hoặc khó chịu
  • Loét chảy máu hoặc chảy mủ khi mụn nước xuất hiện

Bạn hãy gặp bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu dương vật nổi mụn đỏ do mụn rộp sinh dục. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus như valacyclovir hoặc acyclovir để giảm bớt các triệu chứng của bạn và ngăn ngừa lây lan sang bạn tình.

2. Dương vật nổi mụn đỏ do bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một bệnh STI gây ra bởi vi khuẩn Treponema pallidum. Vi khuẩn này lây lan qua quan hệ tình dục không được bảo vệ với người nhiễm bệnh. Triệu chứng đầu tiên do bệnh thường là vết đỏ, tròn, không đau ở dương vật.

Nếu không được điều trị, bệnh có thể lây lan và tiến đến các bộ phận khác trên cơ thể bạn. Khi nhiễm trùng tiến triển, bạn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Chán ăn
  • Đau đầu
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Phát ban trên các bộ phận khác của cơ thể

Bạn hãy gặp bác sĩ ngay lập tức nếu dương vật nổi mụn đỏ do bệnh giang mai để điều trị sớm. Đặc biệt, bạn không nên tham gia vào hoạt động tình dục cho đến khi tình trạng nhiễm trùng hết hẳn.

3. Dương vật nổi mụn đỏ do bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ xảy ra khi ký sinh trùng cắn vào da của bạn để sống, ăn tế bào da và đẻ trứng, gây ra phát ban giống như mụn trứng cá và ngứa dữ dội. Cơn ngứa có thể trở nên nhiều hơn vào ban đêm. Nếu bạn gãi vào vùng này có thể dẫn đến vết loét, có thể bị nhiễm trùng.

Những con ký sinh trùng này lây lan qua tiếp xúc gần gũi, thường là hoạt động tình dục với người đã bị nhiễm. Bệnh ghẻ ở vùng sinh dục có thể xuất hiện ở nam và nữ, nhưng thường bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam.

Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn bị dương vật nổi mụn đỏ do bệnh ghẻ. Bác sĩ có thể kê toa loại kem bôi, như permethrin hoặc crotamiton để điều trị. Hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ đưa ra, bạn sẽ sớm hồi phục.

4. Dương vật nổi mụn đỏ do molluscum contagiosum

Molluscum contagiosum là một bệnh nhiễm trùng da do virus gây ra. Bệnh lây lan qua tiếp xúc da hoặc dùng chung khăn, quần áo, khăn trải giường hoặc các đồ dùng khác với người bị nhiễm bệnh. Bệnh thường gây ra tình trạng dương vật nổi mụn đỏ, ngứa và các khu vực bị ảnh hưởng khác. Việc bạn gãi có thể gây kích ứng và khiến nhiễm trùng lan sang các khu vực khác của cơ thể.

Thông thường molluscum contagiosum có thể tự biến mất. Để giảm các triệu chứng, khi thăm khám bác sĩ có thể đề nghị thực hiện:

  • Phẫu thuật lạnh
  • Phẫu thuật laser
  • Phương pháp điều trị tại chỗ

5. Dương vật nổi mụn đỏ do balanitis

Balanitis là tình trạng viêm vùng đầu dương vậy hoặc bao quy đầu. Bệnh thường do vệ sinh kém hoặc nhiễm trùng. Bạn không cắt bao quy đầu có khả năng cao mắc balanitis. Những triệu chứng phổ biến gồm dương vật nổi mụn đỏ, sưng và ngứa.

Trong một số trường hợp, tình trạng dương vật nổi mụn đỏ do bệnh balanitis có thể được điều trị bằng cách thực hành vệ sinh tốt. Bạn nên giữ cho dương vật sạch sẽ bằng cách thường xuyên rửa dưới bao quy đầu, sử dụng xà phòng tự nhiên và không mùi để đảm bảo vệ sinh.

6. Dương vật nổi mụn đỏ do viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng phản ứng da do chạm vào thứ gì đó mà bạn dị ứng. Các triệu chứng bạn có thể gặp bao gồm:

  • Sưng
  • Ngứa
  • Mệt mỏi và sốt
  • Da khô, bong vảy
  • Mụn nước đầy mủ vỡ ra

Thông thường, viêm da tiếp xúc có thể tự biến mất. Nếu bạn xác định đúng tình trạng dương vật nổi mụn đỏ, sưng, ngứa do viêm da tiếp xúc, bạn có thể đến gặp bác sĩ hay nhà thuốc có uy tín để sử dụng thuốc kháng histamin không kê đơn.

7. Dương vật nổi mụn đỏ do nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men là một bệnh nhiễm trùng do nấm Candida gây ra. Bệnh thường do vệ sinh kém hoặc quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất là dương vật nổi mụn đỏ, kích thích hoặc cũng có thể ngứa.

Nhiễm trùng nấm men có thể tự biến mất nhờ việc cải thiện vệ sinh và mặc quần áo thoáng mát hơn. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn, bạn hãy đi khám bác sĩ để có thể được kê toa kem chống nấm hoặc thuốc uống.

8. Dương vật nổi mụn đỏ do bệnh vảy nến sinh dục

Bệnh vẩy nến sinh dục xảy ra khi các tế bào da phát triển quá nhanh và gây kích ứng. Bệnh có khả năng gây ra bởi một tình trạng hệ thống miễn dịch trong đó các tế bào bạch cầu của bạn nhầm lẫn tấn công các tế bào da. Các triệu chứng phổ biến nhất là đỏ, ngứa da hoặc phát ban ở vùng sinh dục của bạn.

Nếu bạn nghi ngờ các triệu chứng dương vật nổi mụn đỏ do bệnh vẩy nến, bạn hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị để giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn và ngăn ngừa bùng phát như sử dụng corticosteroid tại chỗ, quang trị liệu…

9. Dương vật nổi mụn đỏ do bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục là một tình trạng da có thể gây kích ứng trên dương vật của bạn. Nguyên nhân thường do yếu tố di truyền hoặc môi trường như căng thẳng, hút thuốc, dị ứng…

Các triệu chứng phổ biến nhất là dương vật nổi mụn đỏ, đốm kích thích hoặc phát ban. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Ngứa liên tục
  • Da khô, bong vảy
  • Mụn nước đầy mủ

Bạn hãy khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh chàm sinh dục. Bác sĩ có thể kê cho bạn kem kháng sinh, thuốc ức chế calcineurin, corticosteroid tại chỗ. Bạn có thể thoa kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm hoặc lô hội, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tương tác thuốc.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 “thủ phạm” làm giảm ham muốn quan hệ tình dục

(54)
Đừng vội đổ lỗi sự giảm ham muốn quan hệ tình dục là do yếu sinh lý, rất có thể là chế độ ăn uống hàng ngày mới chính là “thủ phạm” thật sự ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não

(51)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Bệnh đái tháo đường và chế độ ăn uống: 7 loại thức ăn giúp kiểm soát đường huyết

(35)
Khi bạn mắc phải bệnh đái tháo đường tuýp 2, thức ăn có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết, ngăn chặn cảm giác đói và kéo dài cảm giác no lâu hơn. ... [xem thêm]

Màu sắc kích thích trí não của bạn như thế nào?

(30)
Không phải vô cớ mà các văn phòng làm việc sáng tạo thường trang trí nội thất với nhiều màu sắc hấp dẫn. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà đồ chơi cho ... [xem thêm]

Chảy máu âm đạo sau phá thai: nguy hiểm tiềm tàng

(72)
Tìm hiểu về chảy máu âm đạo sau phá thai sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguy cơ và cách phòng ngừa hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe khỏi những nguy ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Đặt stent mạch vành được bao lâu?

(76)
Thời gian đặt stent mạch vành được bao lâu không chỉ dựa vào loại stent, kỹ thuật đặt stent mà còn do ý thức chủ động phòng bệnh bằng thói quen sống ... [xem thêm]

Tại sao bạn lại mang đa thai?

(77)
Niềm vui có lẽ sẽ tăng lên gấp đôi khi bác sĩ cho biết bạn mang đa thai. Vậy tại sao mang đa thai? Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé. Hai hoặc nhiều bé cùng ... [xem thêm]

Móng tay bị gãy: Chuyện nhỏ hay dấu hiệu cảnh báo bệnh tật?

(94)
Nhiều người quan niệm rằng móng tay là những tế bào chết và thường không quan tâm đến các biểu hiện của chúng. Tuy nhiên, tình trạng của móng tay có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN