Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

(3.64) - 56 đánh giá

Tác giả: BS. Phạm Thành Luân

Câu chuyện trưa nay là về 1 tờ giấy. Tờ giấy này là bùa hộ mệnh cho rất nhiều bệnh nhân. Mà tiếc rằng không phải bệnh nhân nào cũng biết. Thường là các bệnh nhân có điều kiện và hiểu biết thì có nó, còn người nghèo thì không biết. Thậm chí nhiều bác sĩ còn không biết về nó.

Lá bùa đó mang tên: “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.

Phép màu của nó là: Khi bạn bị ung thư (tôi làm ung thư nên chỉ đề cập bệnh này, bệnh khác hình như cũng vậy), nếu mức hưởng bảo hiểm y tế của bạn là dưới 100% (phổ biến là thẻ được hưởng 80%, 95%, đồng chi trả 20% hoặc 5% tùy theo loại thẻ bạn có) và tham gia bảo hiểm đủ 5 năm liên tục, thì sau khi khám chữa bệnh đúng tuyến, số tiền bạn phải đồng chi trả trong năm từ 6 tháng lương cơ bản trở lên (khoảng 8.5 triệu) thì bạn được cấp tờ giấy này. Và từ đó đến hết năm dương lịch đó, những lần đi điều trị sau bạn sẽ được hưởng mức 100%, tức miễn đồng chi trả (trừ một số thuốc thanh toán có điều kiện và kỹ thuật có điều kiện thanh toán thì không được tính).

Vậy nên khi ra viện bạn giữ lại giấy ra viện, hóa đơn và bảng kê chi phí của tất cả các đợt. Khi nào tính mình đã phải trả tầm 8.5 triệu (con số không cố định vì lương cơ bản có tăng theo năm miễn là từ 6 tháng lương cơ bản) thì lên cơ quan bảo hiểm xã hội của nơi cấp thẻ bảo hiểm (nhớ là bảo hiểm xã hội nhé, cơ quan này có ở cấp quận huyện) xin cấp tờ giấy này nhé.

Bệnh nhân ung thư thường có chi phí lớn. Các bạn hãy để ý để khỏi mất quyền lợi. Quy định này có từ lâu rồi mà ít người biết thôi.

P.s: Dưới đây là các hình ảnh minh họa, mời các bạn cùng tham khảo.

Hình 1. Mẫu Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

Hình 2. Câu hỏi về thủ tục cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả bảo hiểm y tế

Hình 3. Điểm c khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014
và Điểm m khoản 2 Điều 3 Quyết định 1399/QĐ-BHXH-2014

Hình 4. Điều 22 Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/luan.phamthanh.100/posts/2275484079384497

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thông tin dành cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua bệnh ung thư: Bảo hiểm y tế

(27)
Hướng dẫn & Lời khuyên về Bảo hiểm Y tế cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư Bài viết cung cấp thông tin về bảo hiểm y tế ở Mỹ Mọi người ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Chăm sóc sau điều trị

(89)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Chẩn đoán

(77)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết giới thiệu về những xét nghiệm thường quy, quy trình và thủ thuật ... [xem thêm]

Phì đại tuyến vú nam

(17)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: Bs. Lê Thành Chung – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài này cung cấp thông tin về bệnh phì đại tuyến vú ở nam giới, nguyên ... [xem thêm]

Lựa chọn của nam giới sau điều trị ung thư

(39)
Biên dịch: Nguyễn Đông Hải Hiệu đính: Bs. Lã Thanh Nga, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có chứa một ... [xem thêm]

Mối quan tâm về bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới

(30)
Người dịch: Đinh Thị Khánh Huyền Hiệu đính: Ths. Bs. Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 04/2018 Được chấp ... [xem thêm]

Hoạt động thể chất ở bệnh nhân ung thư

(73)
Trước đây, khi bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính (những bệnh mà bệnh nhân phải chung sống trong thời gian dài ví dụ như ung thư hay tiểu đường), họ thường ... [xem thêm]

Lựa chọn của nam giới trước khi điều trị ung thư

(36)
Biên dịch: Nguyễn Đông Hải Hiệu đính: Bs. Lã Thanh Nga, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết này cung cấp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN