Hãy cẩn thận nếu bị đau đầu khi mang thai!

(3.53) - 62 đánh giá

Đau đầu khi mang thai là tình trạng hết sức phổ biến. Vậy nguyên nhân của triệu chứng này là do đâu? Mẹ bầu nên sử dụng những loại thuốc giảm đau nào để hạn chế đau đầu?

Rất nhiều phụ nữ bị đau đầu khi mang thai, có khi là đau dữ dội đến mức không thể ngủ được và không có dấu hiệu thuyên giảm. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới những triệu chứng nghiêm trọng đáng báo động. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi bài viết sau để xác định, liệu tình trạng đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không và đâu là nguyên nhân gây ra nhé?

Đau đầu khi mang thai có phổ biến không?

Đau đầu căng cơ xuất hiện rất phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Cảm giác đau như bị bóp chặt hoặc đau âm ỉ liên tục hai bên đầu và sau gáy. Nếu trước đây bạn thường hay bị đau đầu căng cơ, việc mang thai có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.

Các chuyên gia hiện vẫn chưa biết chính xác tại sao khi mang thai các mẹ lại có khuynh hướng đau đầu thường xuyên hơn. Nhiều khả năng là do biến động hormone trong cơ thể. Việc lượng máu tăng đột ngột cũng có thể góp phần gây nên triệu chứng này, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nguyên nhân khiến bạn đau đầu khi mang thai

Nguyên nhân chính thông thường vẫn là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Các nguyên nhân khác có thể là do mệt mỏi, căng thẳng, stress về thể chất hay tinh thần, viêm xoang hoặc dị ứng (thường nghiêm trọng hơn khi mang thai), tăng thân nhiệt đột ngột hoặc cũng có thể là sự kết hợp của tất cả những điều trên.

Những điều bạn cần biết về đau đầu căng cơ

Rất nhiều phụ nữ, ngay cả những người chưa từng bị đau đầu trước đây vẫn có thể mắc tình trạng này trong thai kỳ. Phần lớn các cơn đau không nghiêm trọng và không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn kéo dài hơn 4 giờ hoặc bạn xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, rối loạn thị giác, tăng cân đột ngột, sưng mặt hoặc tay thì hãy ngay lập tức tới gặp bác sĩ.

Có thể dùng những loại thuốc giảm đau đầu nào?

Bạn có thể sử dụng thuốc acetaminophen như hướng dẫn trên bao bì. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được dùng các loại thuốc giảm đau khác như aspirin, ibuprofen, các loại thuốc điều trị đau nửa đầu khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ những loại thuốc nào có thể dùng nếu bạn bị chứng đau nửa đầu nặng.

Nhức đầu có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng?

Hầu hết chứng nhức đầu gây khó chịu trong thai kỳ là vô hại, nhưng đôi khi đây là dấu hiệu của một triệu chứng nghiêm trọng hơn. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau nửa đầu hoặc đau đầu nghiêm trọng nếu đã uống acetaminophen mà không có dấu hiệu suy giảm. Lúc đó, bạn cần được khám bệnh đầy đủ để chắc chắn rằng không có vấn đề gì khác.

Trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3 của thai kỳ, đau đầu có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật, một triệu chứng vô cùng nghiêm trọng do việc tăng huyết áp trong thai kỳ. Các triệu chứng khác của bệnh này gồm có protein bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác và bất thường về gan, thận.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu:

  • Bị đau đầu dữ dội ở tam cá nguyệt 2 hoặc 3;
  • Bị đau một cách đột ngột, dữ dội, cơn đau làm bạn thức giấc, đau không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bạn cảm thấy chưa từng đau như vậy bao giờ;
  • Nhức đầu đi kèm với sốt, cứng cổ;
  • Cơn nhức đầu ngày càng nặng hơn, đi kèm với rất nhiều triệu chứng khác như nhìn mờ hoặc rối loạn thị giác, nói mớ, buồn ngủ, cảm giác tê buốt hoặc có thay đổi về cảm giác hay tri giác;
  • Đau đầu sau chấn thương;
  • Đau đầu ngay khi đọc hoặc nhìn vào màn hình máy tính.

Hy vọng Chúng tôi đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về vấn đề đau đầu khi mang thai, đặc biệt là đau đầu căng cơ ở mẹ bầu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những cảnh báo không nên bỏ qua khi uống trà đen trong thai kỳ

(33)
Ở Việt Nam, trà vốn dĩ là một thức uống quen thuộc đối với tất cả mọi người. Ngoài trà xanh, trà đen cũng là một sự lựa chọn được nhiều người ... [xem thêm]

Co thắt âm đạo

(25)
Tìm hiểu chungCo thắt âm đạo là hội chứng gì?Co thắt âm đạo là hội chứng xảy ra khi cơ bắp ở âm đạo không co thắt hoặc liên tục co bóp khi có vật ... [xem thêm]

5 lý do tại sao bạn nên cắm hoa tươi trong phòng

(38)
Thói quen cắm hoa tươi trong phòng không những là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe như giảm ho, cảm lạnh, giảm đau… Đặc ... [xem thêm]

Quan hệ sau sinh cần lưu ý những gì?

(73)
Sau sinh bao lâu thì vợ chồng có thể quan hệ tình dục trở lại? Quan hệ sau sinh là một trong những vấn đề mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm và mong muốn ... [xem thêm]

Tại sao Kim Thần Khang giúp loại bỏ căng thẳng kéo dài hiệu quả?

(11)
Căng thẳng kéo dài là chứng bệnh sinh ra do tổn thương tâm lý, khiến tâm trạng bị khủng hoảng. Ngày nay, Kim Thần Khang là giải pháp hàng đầu được nhiều ... [xem thêm]

10 tinh dầu hạn chế nếp nhăn không phải ai cũng biết

(61)
Quá trình lão hóa tự nhiên làm cho các nếp nhăn xuất hiện trên mặt, trán, miệng và mắt. Có nhiều loại kem làm giảm nếp nhăn có sẵn trên thị trường, nhưng ... [xem thêm]

Bạn biết gì về thuốc lợi tiểu?

(87)
Các thuốc lợi tiểu, còn gọi là thuốc nước, là loại thuốc được thiết kế giúp tăng thải nước và muối ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Có ba loại thuốc ... [xem thêm]

Điểm danh 10 bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp

(79)
Da người là “đất sống” của nhiều loài vi khuẩn, thậm chí cả nấm và kí sinh trùng. Bình thường các loại vi khuẩn này không gây bệnh nhưng khi gặp điều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN