Hiện tượng cương cứng ở trẻ sơ sinh có đáng lo?

(3.65) - 84 đánh giá

Khi thấy “cậu nhỏ” của con cương cứng như người lớn, bạn cảm thấy lo lắng? Thế nhưng, hiện tượng cương cứng ở trẻ sơ sinh là điều bình thường.

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn luôn gặp nhiều điều bất ngờ. Trong đó, hiện tượng cương cứng ở bé trai khi tắm hoặc thay tã có thể làm bạn lo lắng. Thế nhưng, hầu hết trường hợp cương cứng ở trẻ sơ sinh không phải là điều đáng lo ngại. Đây là hiện tượng tự nhiên và xảy ra trong vô thức ở trẻ.

Nhận biết tình trạng cương cứng ở trẻ

Theo trang web Kids Health, hiện tượng cương cứng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Ngoài việc “chào cờ”, bạn có thể nhìn thấy “cậu nhỏ” có kích thước lớn bất thường ở trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ trở về bình thường trong vài ngày.

Nguyên nhân gây cương cứng

Nhiều bé trai bị cương cứng nhưng không biết lý do. Hiện tượng cương cứng là dấu hiệu hệ thần kinh của con đang hoạt động bình thường. Ngoài ra, một nguyên nhân khác gây hiện tượng này là khi buồn tiểu, “cậu nhỏ” của bé trai cũng cứng lên nhưng sau khi đi tiểu sẽ mềm lại bình thường.

Khi nào đưa con đến bác sĩ khám?

Nếu con bạn có hiện tượng cương cứng liên tục kéo dài hơn một vài giờ hoặc có các triệu chứng khác như phát ban, sốt hay đổi màu da, bạn hãy đưa con đến ngay bác sĩ nhi khoa để khám và điều trị.

Lưu ý

Bạn đừng quá lo lắng nếu bé thích chạm hoặc cọ xát “cậu nhỏ” để cương cứng vì đây là hành vi hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, để tránh những tác động về mặt sinh lý, bạn nên hạn chế cho con tiếp cận với đồ chơi, phim hoặc sách báo có liên quan đến vấn đề nhạy cảm và có tính kích dục nhằm tạo môi trường lành mạnh, trong sáng cho sự phát triển của trẻ ngay từ nhỏ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách hiệu quả làm giảm cơn đau đầu

(39)
Tình trạng đau đầu ở mẹ bầu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, là hiện tượng vô cùng phổ biến. Vậy đâu là các cách chữa đau đầu cho bà ... [xem thêm]

Những điều mẹ cần biết về tật nói lắp ở trẻ

(41)
Nói lắp thường phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 5. Đối với nhiều trẻ em, điều này chỉ đơn giản là bé đang học cách sử dụng ngôn ngữ và ... [xem thêm]

Nổi mẩn do thuốc kháng sinh amoxicillin: Bạn cần làm gì?

(75)
Thuốc kháng sinh amoxicillin là một trong những loại thuốc đầu tay điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ như ... [xem thêm]

Mặt nạ tinh trùng có thật sự tốt cho da mặt không?

(64)
Tinh trùng – ngoài chức năng thụ tinh, cũng được sử dụng để làm đẹp da. Tuy nhiên, mặt nạ tinh trùng có thật sự tốt cho da của bạn?Mặt nạ tinh trùng có ... [xem thêm]

7 dấu hiệu chứng tỏ bạn chưa sẵn sàng yêu ai đó

(47)
Bạn đang cảm thấy bất an khi bước vào tình yêu mặc dù người ấy bày tỏ sự quan tâm đặc biệt? Nếu bạn chưa thật sự sẵn sàng yêu ai đó thì dù có ... [xem thêm]

Giới thiệu các phương pháp điều trị cường tuyến giáp

(82)
Cường tuyến giáp (cường giáp) là bệnh có thể điều trị được. Các phương pháp điều trị chính bao gồm: thuốc kháng giáp, uống iốt phóng xạ và phẫu ... [xem thêm]

5 điều bạn cần biết về liệu pháp gen khi điều trị bệnh hiểm nghèo

(86)
Các thành tựu đột phá của liệu pháp gen đã mang đến hy vọng cho nhiều bệnh nhân ung thư, mù lòa và nhiều dị tật bẩm sinh như teo cơ tủy, bệnh máu khó ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống để bé có cân nặng đúng chuẩn

(73)
Hạn chế calo và tập thể dục không phải là giải pháp hợp lý để tạo ra cân nặng đúng chuẩn cho bé. Hãy giúp bé thêm khỏe mạnh bằng cách tạo dựng một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN