Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Khi bé không chịu bú mẹ, đâu là nguyên nhân?

(4.31) - 41 đánh giá

Bé đang bú sữa mẹ bình thường bỗng đột ngột ngưng bú khiến các mẹ hết sức lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này sẽ tiết lộ cho mẹ nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe của bé.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, vì vậy mà các mẹ cần hết sức lưu ý khi con có biểu hiện không chịu bú mẹ. Việc tìm hiểu nguyên nhân và có cách giải quyết kịp thời là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bé.

Bé không chịu bú mẹ

Các bà mẹ có thể sẽ gặp phải tình huống con mình từ trước giờ luôn bú mẹ rất ngon lành, đột nhiên bé không chịu bú mẹ nữa. Hiện tượng này thường chỉ kéo dài trong một hoặc hai ngày hoặc có thể kéo dài lâu hơn.

Đây là một điều hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên mẹ cần bình tĩnh để xem xét nguyên nhân sâu xa bên trong, thay vì cảm thấy buồn bực vì nghĩ rằng bé không thích bạn nữa.

Tại sao bé không muốn bú mẹ?

Có nhiều lý do khiến con không muốn bú mẹ nữa. Trẻ có thể từ chối bú mẹ ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển. Lý do bao gồm:

  • Bé cảm thấy khó khăn để ngậm đầu ti của mẹ đúng cách và lượng sữa mà bé bú không đủ để hấp thụ. Thất vọng nhiều lần sẽ làm bé bỏ bú;
  • Bé cần được hướng dẫn làm thế nào để bú đúng cách với những điều cơ bản. Các mẹ có thể gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về sữa mẹ và cho con bú để tìm hướng giải quyết;
  • Bé bị vẹo cổ cho nên việc bú ở một trong hai phía khiến bé bị đau. Trong trường hợp này, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị;
  • Trẻ dễ bị trào ngược và bú mẹ với sự khó chịu, đau nhức;
  • Con bạn có thể đang bị đau miệng do nhiễm trùng cổ họng hay bị cảm lạnh;
  • Bé bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi làm con trẻ khó thở khi đang bú sữa mẹ;
  • Nhiễm trùng tai cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu khi bú. Đưa trẻ tới gặp bác sĩ để xử lý nhiễm trùng nhanh nhất là điều cần thiết lúc này;
  • Có thể bé đang mọc răng;
  • Sữa mẹ không đủ cho bé, các mẹ nên cho bé uống thêm sữa bột ngoài;
  • Môi trường ồn ào làm bé bị phân tâm hay gián đoạn khi đang cho bú;
  • Bé bị giật mình khi mẹ phản ứng lại việc bé cắn đầu ti;
  • Bé không được bú trong thời gian dài chẳng hạn như khi bạn chuyển nhà hay trở lại với công việc.

Ngoài những nguyên nhân trên, vẫn còn những lý do khác ít phổ biến hơn giải thích việc bé bỏ bú:

  • Con của bạn không thích vị hay mùi của kem dưỡng da hoặc nước hoa mà bạn thoa lên vùng ngực. Bé yêu thích mùi tự nhiên, vì vậy bạn hãy cố gắng không sử dụng các sản phẩm có mùi hương quá nồng;
  • Sữa mẹ có mùi lạ, có thể là do sự nhạy cảm đối với các loại thực phẩm nhất định hoặc do chu kỳ kinh của mẹ trở lại;
  • Các mẹ bị nhiễm trùng vú hoặc bị viêm vú có thể khiến cho mùi vị của sữa trở nên mặn. Khi bé đã bú xong, mẹ cần tiếp tục cho sữa chảy ra để làm sạch vú. Khi bệnh viêm vú của bạn cải thiện, độ mặn sẽ giảm.

Cách giúp mẹ“ gọi” sữa về để cung cấp đủ sữa cho bé

Khi nguyên nhân khiến bé bỏ bú là do bạn không đủ sữa khiến bé không nhận được lượng sữa cần thiết, chán nản và dẫn đến bỏ bú thì bạn cần dùng các biện pháp để tăng lượng sữa cung cấp hằng ngày cho bé. Bạn cần phải vắt hoặc ép sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa trong một thời gian. Cần thực hiện việc này nhiều lần khi bé mới sinh. Nếu con của bạn lớn hơn, sau khi cho trẻ bú, bạn nên vắt sữa để tạo đủ lượng sữa cho lần kế tiếp bú. Tiếp theo, bạn có thể cho trẻ uống sữa bằng bình, cốc hoặc muỗng trong thời gian chờ đợi.

Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia về sữa mẹ nếu bạn không chắc chắn về cách tốt nhất để thực hiện việc này. Việc vắt sữa sẽ giúp giữ nguồn cung cấp sữa cho bé, hơn thế còn ngăn ngừa tình trạng ngứa hoặc viêm vú. Mẹ luôn phải cung cấp đủ sữa cần thiết cho đến khi bé đã sẵn sàng tìm đến bú mẹ.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé bỏ bú, đừng quên giải pháp dành cho các mẹ khi bé không chịu bú bạn nhé.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Bé hay ợ sữa hoặc nôn ói: Có nguy hiểm không?

(76)
Là cha mẹ, hẳn bạn đã từng bối rối và bực bội khi bé liên tục ợ và ọc ra sữa và thức ăn. Ban đầu bé chỉ ợ một đôi lần nhưng càng về sau, tần ... [xem thêm]

Bà bầu uống nước mía khi mang thai: Lợi ích và lưu ý

(81)
Bà bầu có thể uống nước mía khi mang thai mà không gặp phải vấn đề sức khỏe nào nếu bạn thưởng thức với mức độ vừa phải. Khi mẹ bầu đang đau ... [xem thêm]

Chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa

(19)
Chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa là những thành phần dinh dưỡng có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách. ... [xem thêm]

Điểm danh các loại hạt tốt cho bà bầu

(12)
Các loại hạt tốt cho bà bầu bao gồm óc chó, hạt hướng dương, hạt sen… Chúng không những ngon miệng mà còn đem đến nhiều lợi ích tích cực cho mẹ ... [xem thêm]
Đang tải ...

Thực đơn cho bà bầu: Ăn gì để hai mẹ con đều khỏe?

(55)
Mỗi khi tìm hiểu thực đơn cho bà bầu, nhiều người cảm thấy hoang mang vô cùng khi có quá nhiều tin đồn phải kiêng cái này cái kia để tránh gây hại cho thai ... [xem thêm]

Cắt bỏ tuyến cận giáp

(74)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp là gì?Hầu hết mọi người đều có 4 tuyến cận giáp, các tuyến này thường nằm ở cổ và có vai trò kiểm ... [xem thêm]

Cách giặt đồ cho trẻ sơ sinh giúp diệt hết vi khuẩn

(55)
Cách giặt đồ cho trẻ sơ sinh đòi hỏi mẹ không chỉ cần cẩn thận chọn mua sản phẩm giặt mà còn cần để ý làm sạch được cả bụi bẩn lẫn vi khuẩn ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì khi dùng kháng sinh?

(41)
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị một chứng bệnh, bạn cần lưu ý 4 điều quan trọng sau đây để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, đồng thời ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...