Làm sao để phát hiện ung thư vú trong khi mang thai?

(4.24) - 83 đánh giá

Ngực bạn sẽ có những thay đổi rất kì diệu mà bạn không hề hay biết khi mang thai. Vì bầu ngực cần phải phát triển, sản xuất sữa để chuẩn bị cho việc nuôi con sau này, nên kích cỡ sẽ to lên gấp đôi, và vô cùng nặng nề do chứa nhiều chất lỏng. Các mô ngực cũng sẽ luôn trong trạng thái căng đầy và bạn sẽ cảm thấy có những cục u sần sần cứ lềnh bềnh trong ngực.

Chính vì những thay đổi này khiến cho việc chẩn đoán ung thư vú trở nên rất khó khăn. Các thai phụ thường lo lắng rằng các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vì vậy họ thường hạn chế việc chẩn đoán dù biết mình có thể đã mắc bệnh.

Rất nhiều các nghiên cứu nhỏ cho thấy ung thư vú thường được phát hiện nhiều nhất là khi phụ nữ mang thai; các phương pháp xác định như chụp nhũ ảnh, siêu âm, phương pháp trực quan khác đều rất an toàn và cho ra kết quả đáng tin cậy.

Dấu hiệu mắc ung thư vú ở thai phụ

Hầu hết các thai phụ hoặc phụ nữ sau sinh được chẩn đoán mắc ung thư vú đều không hề thấy đau đớn hay cảm nhận được khối u nào. Tuy nhiên, hầu hết các khối u được phát hiện thường không phải u ác tính. Vì vậy bạn cần nhớ là không phải cứ cảm thấy ngực có khối u trong khi mang thai thì có nghĩa là đã mắc ung thư vú. Nhưng bạn cũng cần cẩn trọng và phải đi khám bác sĩ, thực hiện các cuộc kiểm tra để chắc chắn xem có bị ung thư hay không.

ĐỪNG CHỜ ĐẾN KHI SINH CON HOẶC CHO CON BÚ XONG RỒI MỚI ĐI KIỂM TRA KHỐI U, LÚC ĐÓ ĐÃ MUỘN RỒI.

Vậy thì bạn cần thực hiện những kiểm tra gì để an toàn cho cả mẹ và con?

Chụp nhũ ảnh

Chụp nhũ ảnh thường được chỉ định cho những thai phụ có dấu hiệu hoặc triệu chứng tiềm tàng của ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung Thư Hoa Kỳ, việc chụp nhũ ảnh tương đối an toàn cho thai phụ. Chỉ có một lượng tia bức xạ rất nhỏ được dùng trong chụp nhũ ảnh và đa số các tia này không hề ảnh hưởng đến phần còn lại của cơ thể bạn. Để chắc chắn hơn, bạn nên yêu cầu bác sĩ đặt tấm chì lên bụng, như vậy sẽ không có bất kỳ tia bức xạ nào đi qua bụng bạn cả.

Phương pháp chụp nhũ ảnh thông thường dành cho phụ nữ không có triệu chứng không được áp dụng cho phụ nữ đang mang thai.

Siêu âm

Siêu âm thường được xem là một công cụ an toàn để kiểm tra rõ những gì đang diễn ra bên trong bầu ngực thai phụ. Nó thường được áp dụng trước khi dùng đến phương pháp chụp nhũ ảnh để đánh giá những khối u mà bạn có thể cảm nhận được.

Đối với cả phụ nữ mang thai và không mang thai, việc siêu âm có thể phát hiện chính xác khối u đó có phải chỉ là u nang chứa các dung dịch lỏng không, hay chính là khối u đặc cứng chứa tế bào ung thư.

Chụp MRI

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, mức độ an toàn của phương pháp chụp MRI vẫn chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu nhỏ liên quan đến việc chụp MRI trong khi mang thai đều cho thấy MRI an toàn với thai phụ. MRI sẽ được chỉ định thực hiện nếu các khối u này trông có vẻ giống ung thư trong nhũ ảnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ xem phương pháp chụp MRI có ảnh hưởng đến mẹ con bạn không.

Xét nghiệm sinh thiết

Để chẩn đoán ung thư chắc chắn ở cả phụ nữ mang thai và không mang thai, bác sĩ buộc phải thực hiện thủ thuật lấy ra một mô nhỏ từ khối u để xét nghiệm. Quá trình này được gọi là xét nghiệm sinh thiết. Các mô này có thể được lấy ra bằng một chiếc kim nhỏ (phương pháp sinh thiết lõi) hoặc bằng cách phẫu thuật lấy ra toàn bộ khối u (phương pháp sinh thiết cắt bỏ).

Khi làm xét nghiệm sinh thiết trong khi mang thai, bạn có thể không cần phải nhập viên. Bác sĩ dùng thuốc gây tê khu vực cần sinh thiết. Vì vậy, nguy cơ cho thai nhi là rất nhỏ. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể phải gây mê toàn thân, điều này có thể gây ra nguy cơ rất nhỏ cho thai nhi.

Sinh thiết lõi cũng rất an toàn cho bà mẹ đang cho con bú. Còn sinh thiết cắt bỏ có thể tồn tại nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, bởi vì vùng phẫu thuật sẽ rộng hơn, sữa có thể bị rò rỉ sang vùng phẫu thuật. Nếu điều này xảy ra thì bác sĩ sẽ dùng một chiếc kim nhỏ hút sạch lượng sữa này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giải mã phương pháp Double Cleansing cùng dầu tẩy trang

(31)
Chúng ta thường tìm kiếm không ngừng nghỉ những sản phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất, đa chức năng để giải quyết các vấn đề về da nhanh chóng nhất có ... [xem thêm]

14 công dụng của sen giúp bạn vừa đẹp da lại khỏe người

(41)
Công dụng của sen không chỉ đơn giản là một món chè giải khát trong những ngày hè nóng bức mà còn là một liệu pháp điều trị tự nhiên cho các chứng mất ... [xem thêm]

6 bước mát xa đánh thức đam mê tình dục

(37)
Bạn đang tìm cách mang trở lại những cảm giác như thuở ban đầu đầu với chàng? Vậy còn cách gì tốt hơn là tìm đến phương pháp mát xa nào. Thật vậy, mát ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Da liễu Hà Nội

(46)
Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu tại Hà Nội, có chức năng khám và điều trị bệnh cho những bệnh nhân gặp các bệnh ... [xem thêm]

Bé đổ mồ hôi quá nhiều là triệu chứng của bệnh gì?

(58)
Bé đổ mồ hôi quá nhiều khiến bạn cảm thấy lo lắng vì sợ rằng bé đã mắc phải căn bệnh nào đó. Đừng quá lo, vì đó là chứng tăng tiết mồ hôi ở ... [xem thêm]

6 cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi bị đái tháo đường típ 2

(47)
Đái tháo đường típ 2 là một bệnh mạn tính, thời gian mắc bệnh càng lâu thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng nhiều. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nguy ... [xem thêm]

7 loại tinh dầu không chỉ làm đẹp mà còn giúp chữa bệnh

(59)
Tinh dầu làm đẹp từ thiên nhiên được sử dụng để kích thích tóc mọc dày hơn, chống rụng tóc, giữ ẩm cho da, trị mụn và làm trơn bóng móng tay, móng ... [xem thêm]

Nói chuyện với cha mẹ hoặc người lớn như thế nào?

(56)
Bạn có thể nói chuyện với bạn bè nhiều hơn với cha mẹ của mình. Đó là điều tự nhiên. Ngay cả khi bạn và cha mẹ có một mối quan hệ tuyệt vời, bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN