Làm thế nào để có mái tóc khỏe đẹp trong thời kì mang thai

(4.5) - 59 đánh giá

Chăm sóc tóc trong thai kì

Trong thai kỳ, do thay đổi của nội tiết nên cơ thể người mẹ có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Chăm sóc tóc đúng cách khi mang thai là một vấn đề được nhiều phụ nữ lưu ý.

Bác sĩ da liễu Paradi Mirmirani chia sẻ: “Tôi luôn nói với bệnh nhân của mình rằng, đây là khoảng thời gian mái tóc của họ trở nên đẹp nhất – dài và dày hơn. Hãy yêu quý chúng!”

Thay đổi của tóc khi mang thai

Tóc thường phát triển qua 3 giai đoạn: mọc nhanh, ngưng lại và rụng. Trong những giai đoạn này, trung bình tóc rụng khoảng 100 sợi mỗi ngày. Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ sản sinh thêm hormone làm thay đổi chu kỳ mọc tóc. Tóc mọc ra nhưng không rụng đi. Đây là lý do vì sao tóc phụ nữ mang thai có vẻ dài và dày hơn bình thường.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các sợi tóc thực sự dày hơn trong thai kỳ. Mirmirani chia sẻ: “Chúng tôi đã tiến hành đo đường kính các sợi tóc trong quý 3 và sau khi kết thúc thai kỳ, kết quả cho thấy tóc dày hơn khi mang thai”

Đôi khi, tóc sẽ xoăn hay ít xoăn hơn trong hoặc sau khi mang thai.

“Chúng tôi chưa tìm ra cơ chế chính xác của sự thay đổi này” Mirmirani chia sẻ. “Có rất nhiều giả thuyết về việc liệu hormone thai kỳ có thể thay đổi hình dạng của nang tóc hay không. Hình dạng của nang quyết định hình dạng sợi tóc.”

Tránh sử dụng hóa chất lên tóc

Phụ nữ thường nhuộm, duỗi, uốn hay dưỡng tóc có thể thắc mắc rằng nên hay không tạm dừng những hoạt động trên với tóc khi mang thai. Một số bác sĩ khuyên nên dừng lại, trong khi đó một số khác lại cho rằng điều này không ảnh hưởng gì đến thai kỳ. Tuy nhiên, thai phụ không nên sử dụng các sản phẩm cho tóc bằng hoá chất trong ba tháng đầu thai kỳ và có thể sử dụng bình thường sau giai đoạn này.

Vì sao lại có nhiều ý kiến khác nhau như vậy? Có rất ít nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhuộm tóc và các hoá chất sử dụng trên tóc lên thai kỳ. Dù vậy, vẫn có khả năng hóa chất độc hại thông qua các lỗ chân lông đi vào da đầu khi sử dụng sau đó đi vào máu, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

“Chúng tôi thực sự không biết rõ loại chất nào có thể hấp thụ qua lỗ chân lông hay không, nhất là khi da đầu của bạn đang bị kích ứng”, bác sĩ da liễu Nia Terezakis, giáo sư lâm sàng tại Đại học Tulane. “Càng ít sử dụng hóa chất cho da đầu càng tốt.”

Nếu những lo lắng về độc tính của các loại hóa chất nhưng vẫn muốn có một mái tóc nhuộm thật đẹp vì tính chất công việc, cũng có thể cân nhắc nhuộm hightlight hay sử dụng các loại sản phẩm nhuộm tóc làm từ nguyên liệu thiên nhiên.

Theo bác sĩ Heather Woolery-Lloyd, trợ lý giáo sư da liễu tại Đại học Miami, “Nếu bạn chỉ phủ màu tóc xám thì thuốc nhuộm như henna rất phù hợp cho những người thích sự tự nhiên.”

Không dùng các sản phẩm duỗi tóc có chứa keratin vì trong các sản phẩm này có chứa chất gây hại formaldehyde.

Dưỡng tóc trong thai kỳ

Khi mang thai, phụ nữ không nhất thiết phải thay đổi dầu gội, dầu xả, keo xịt tóc, gel vuốt tóc, mút tạo kiểu hay thói quen sấy và uốn trừ khi bạn dùng dầu gội trị gàu theo đơn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì có một số loại dầu gội trị gàu không được sử dụng trong thai kỳ.

Theo bác sĩ Woolery-Lloyd, thai phụ có thể sử dụng dầu gội trị nấm theo đơn nhưng đối với dầu gội có chứa cortisone thì phải được sự chấp thuận của bác sĩ .

Một số thai phụ có thể bị dị ứng bởi mùi hương và nhiều sản phẩm tạo mẫu tóc có thành phần nước hoa. Nếu mùi dầu gội hay keo xịt tóc đang dùng khiến thai phụ cảm thấy khó chịu vì quá nồng thì nên chuyển sang dùng dòng sản phẩm không mùi.

Viễn cảnh mái tóc sau sinh

Thời kỳ đẹp nhất của mái tóc người phụ nữ sẽ kết thúc một vài tháng sau khi sinh, những sợi tóc bám chắc trên da đầu bắt đầu rụng.

Theo Woolery-Lloyd, thai phụ sẽ bị rụng tóc rất nhiều vào thời điểm khoảng ba đến sáu tháng sau sinh. Tình trạng rụng tóc có thể nhiều hoặc cũng có thể ít tuỳ vào mỗi người.

Sau thời gian này, tóc sẽ mọc bình thường trở lại. Rụng tóc trong thời kỳ hậu sản là hết sức bình thường và cho thấy cơ thể người mẹ khỏe mạnh. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bị hói.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/baby/features/pregnancy-hair-care#1

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Lê Hưng Linh - Trần Thị Mỹ Hạnh - BS. CKI. Bùi Thị Phương Loan
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cắt bỏ nội mạc tử cung

(67)
Cắt bỏ nội mạc tử cung là gì? Cắt bỏ nội mạc tử cung nhằm phá hủy một lớp mỏng niêm mạc tử cung và ngăn tình trạng ra kinh ở nhiều phụ nữ mà ... [xem thêm]

Ba có thương con – thì đừng hút thuốc

(67)
Sáng nắng ấm đẹp trời, một bà mẹ mang thai ngồi đút mì cho anh nhóc chừng 2-3 tuổi, ông bố ngồi cạnh mơ màng, nhả thuốc lên trời. Anh mơ gì vậy? Chứ ... [xem thêm]

Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai

(86)
Thế nào là bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai? Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted ... [xem thêm]

Những điều cơ bản cho cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn

(61)
Tại sao chúng tôi gặp khó khăn khi mang thai? Nguyên nhân không thể mang thai có thể đến từ người chồng, người vợ hoặc cả hai. Khi một cặp vợ chồng gặp ... [xem thêm]

Ngứa âm hộ là do nguyên nhân gì?

(40)
Ngứa âm hộ một tuần nay có phải do nhiễm nấm? Tôi bị ngứa ở âm hộ và đã bị một tuần nay, tôi chưa từng quan hệ tình dục. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi ... [xem thêm]

Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Xoa bóp

(77)
Xoa bóp Xoa bóp có thể giúp giảm đau. Xoa bóp vùng hông lưng, vai và tay thường được dùng để giảm đau trong suốt giai đoạn chuyển. Biên dịch - Hiệu ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

(53)
Rối loạn chức năng tình dục là gì ? Khi bạn có vấn đề với tình dục, bác sĩ gọi đó là: “Rối loạn chức năng tình dục”. Cả nam giới và nữ giới ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ và những lưu ý trước khi mang thai

(64)
Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường là bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng được insulin – một chất máu gọi là hormone giúp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN