Sẩy thai liên tiếp hai lần nên làm gì để dự phòng cho lần mang thai tới?

(4.41) - 25 đánh giá

Sẩy thai liên tiếp hai lần nên làm gì để dự phòng cho lần mang thai tới?

Chào bác sĩ, cho em hỏi một vài vấn đề. Em đã sinh được một bé trai được 4 tuổi. Em đẻ mổ tháng 9/2010. Đến đầu năm 2013 em bị sẩy thai. Đến tháng 6 em lại bị sẩy 1 lần nữa. Đến tháng 6/2014 em có thai được 8 tuần thì bị thai lưu. Em đã đi khám ở bệnh viện sản Hà Nội nhưng không bị sao cả. Vậy cho em hỏi em nên khám và chữa chỗ nào để có kết quả tốt nhất ạ? Em cảm ơn.

Trả lời

Vậy là em đã bị sẩy thai liên tiếp 2 lần. Lần sẩy thai năm 2014 nếu được xét nghiệm trên thai để xem bộ nhiễm sắc thể trên thai có bất thường không, xét nghiệm một số tác nhân viêm nhiễm trên thai thì có thể làm tăng khả năng tìm ra nguyên nhân gây sẩy thai. Tất nhiên có làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân trên cả bố và mẹ. Tuy nhiên, khi làm tất cả xét nghiệm trên thai, bố và mẹ thì khả năng tìm ra nguyên nhân sẩy thai cũng chỉ 50%. Nếu tìm ra được nguyên nhân thì việc điều trị dự phòng cho lần mang thai sau sẽ tốt hơn. Nếu không tìm ra được nguyên nhân thì vẫn có thể điều trị dự phòng từ khi thai vừa mới hình thành (từ khi trứng với tinh trùng gặp nhau). Do vậy, để dự phòng cho lần mang thai tới bạn phải gặp bác sĩ sớm từ đầu chu kỳ để bác sĩ có thể theo dõi và biết khi nào thai vừa mới hình thành và điều trị sớm.

Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề tóm lại ở 3 điểm.

  • 1 là tìm thử nguyên nhân
  • 2 là phát hiện thai sớm
  • 3 là điều trị sớm khi vừa có thai.

Bạn nên lưu ý, khi điều 2 và điều 3 đúng không có nghĩa là chắc chắn giữ được thai cho bạn mà chỉ là làm tăng khả năng giữ được thai.

Tài liệu tham khảo

Câu hỏi được tổng hợp từ Fanpage Sản phụ khoa của Y Học Cộng Đồng

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Phạm Thanh Hoàng - Quản lý Y học cộng đồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 29 – Ông bố tương lai cần làm gì

(63)
Mai là ngày Valentine, mình viết bài này dành cho các anh chồng, đặc biệt là những anh đang mong con. Mà thật ra, đã từ lâu, mình thấy hình như các anh bị “bỏ ... [xem thêm]

Làm gì khi thai quá ngày dự sinh?

(54)
Ngày sinh dự kiến là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Ngày sinh dự kiến của bạn được xem như một chỉ dẫn để kiểm tra sự tiến triển của thai kỳ cũng ... [xem thêm]

U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là gì? Nó ảnh hưởng tới việc mang thai không?

(75)
Nhân xơ tử cung là gì? Hay còn gọi là u xơ tử cung, là một dạng u xơ xuất phát từ cơ tử cung. Đây là u lành tính (không phải ung thư). Một bệnh nhân có thể ... [xem thêm]

Giảm đau khi sinh: Phương pháp Gây tê ngoài màng cứng

(10)
Mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các thai phụ gần ngày sanh về vấn đề “sanh không đau” nên mình viết bài này nhằm giải đáp một số thắc mắc ... [xem thêm]

Thuốc tiêm tránh thai có tác dụng thế nào và ai không nên sử dụng?

(85)
Depo-provera là gì? Depo-provera (medroxyprogesterone acetate) là thuốc tránh thai dạng tiêm, với mỗi liều có hiệu quả ngừa thai trong vòng 3 tháng. Depo-provera là thuốc ... [xem thêm]

Tăng huyết áp thai kỳ

(36)
Tăng huyết áp đang là một vấn đề đáng quan tâm khi mang thai, đặc biệt đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán tăng huyết áp mạn tính trước đó. ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây thai chết lưu sớm

(13)
Thai chết lưu nguyên nhân vì sao? Bác sĩ cho em hỏi thai được hơn 2 tháng mà không có tim thai, dẫn tới thai bị chết lưu là nguyên nhân vì sao ạ? Trả lời Có ... [xem thêm]

Bơm tinh trùng (IUI) là gì?

(96)
Bơm tinh trùng là kỹ thuật để điều trị hiếm muộn, bằng cách đặt tinh trùng vào trong buồng tử cung để tăng khả năng có thai. Mục đích của IUI là làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN