Làm thế nào để giúp con yêu chuẩn bị trước khi phẫu thuật?

(4.06) - 31 đánh giá

Việc chuẩn bị trước khi phẫu thuật cho con yêu là hết sức quan trọng vì sẽ liên quan đến tình trạng sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ về sau.

Trong một số tình huống như trẻ bị viêm ruột thừa, bệnh tim… cần phải phẫu thuật để cứu sống trẻ. Chắc hẳn bố mẹ nào cũng lo lắng khi bác sĩ chỉ định con áp dụng phương pháp điều trị này. Vậy cách tốt nhất để trấn an tinh thần của cả bố mẹ và con cái là tìm hiểu những việc sắp xảy ra để chuẩn bị tâm lý trước.

Bố mẹ nên chuẩn bị những gì?

Không phải chỉ có con mà bố mẹ, những người luôn bên cạnh con trước và sau khi phẫu thuật, cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là một số câu hỏi căn bản mà bạn nên xem xét trước khi đưa con đi phẫu thuật:

  • Tại sao con lại cần phương pháp trị liệu này?
  • Có thể trì hoãn phẫu thuật đến khi con lớn hơn không?
  • Phẫu thuật sẽ diễn ra bao lâu?
  • Con sẽ phải ở lại bệnh viện đến khi nào sau khi phẫu thuật?
  • Bề ngoài của bé sẽ thay đổi như thế nào? Có sẹo, sưng tấy hoặc thay đổi hình dáng vĩnh viễn?
  • Làm thế nào để kiểm soát cơn đau sau khi phẫu thuật (gây tê cục bộ, gây tê toàn thân hay sử dụng thuốc giảm đau)?
  • Chăm sóc trẻ ở nhà ra sao và trong bao lâu?

Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ tất cả khoảng chi phí cần thanh toán cho việc điều trị và các chi phí phát sinh, các điều khoản nếu sử dụng bảo hiểm y tế. Thêm vào đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra giờ và ngày nhập viện để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật tốt nhất. Đây cũng là lúc bạn cần làm theo các chỉ dẫn ăn uống của bác sĩ, chẳng hạn như:

  • Không được ăn trước khi phẫu thuật từ 8 – 12 giờ
  • Không uống sữa công thức trước khi vào phòng phẫu thuật khoảng 6 giờ
  • Cho con uống nước lọc hoặc sữa mẹ lần cuối vào 4 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật
  • Có thể dùng nước trong (nước lọc, nước ép táo…) 2 giờ trước khi bạn đưa trẻ đến bệnh viện.

Bên cạnh việc chăm sóc con yêu, bạn cũng nên dành cho mình chút thời gian ngắn để nghỉ ngơi. Đây có thể là giai đoạn rất căng thẳng. Do đó, bạn có thể nhờ người thân trông con hộ để nghỉ ngơi và cũng đừng quên ăn uống đầy đủ để có thể lực và tinh thần tốt mới có thể chăm sóc con.

Cuối cùng, việc sắp xếp mọi thứ rõ ràng sẽ giúp bạn tránh những căng thẳng không cần thiết. Làm một bộ hồ sơ với đầy đủ thông tin sức khỏe của trẻ và ghi lại những hướng dẫn của bác sĩ trong ngày phẫu thuật. Bằng cách này, bạn sẽ không rơi vào tình trạng bối rối khi chưa biết liều lượng thuốc con cần uống hoặc khi bác sĩ cần tìm hiểu về tiền sử bệnh của trẻ.

Giúp con yêu sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật

Trẻ dưới 3 tuổi sẽ khó hiểu những lời giải thích của người lớn về việc sắp phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn vẫn nói cho con biết chuyện gì sắp xảy ra theo ngôn ngữ tích cực như:

  • “Đầu tiên, chúng ta sẽ chơi”: Thông thường, trẻ nhỏ sẽ được đưa đến khu vực giải trí trước khi phẫu thuật. Vì thế, bạn hãy giả vờ đang dẫn bé đi chơi.
  • “Y tá đến rồi”: Một y tá sẽ tới để kiểm tra các chức năng cơ thể của con. Để không gây hoảng sợ cho bé, bố mẹ hãy cùng tham gia quá trình này.
  • “Bác sĩ ơi”: Bạn nên đem theo thú nhồi bông mà con yêu thích và nhập vai trò chơi bác sĩ nhằm tập cho bé làm quen với những tình huống khi bác sĩ thật xuất hiện.
  • “Thuốc này không đắng”: Trong một số trường hợp, bé cần được gây tê và phải dùng 1 loại thuốc dưới dạng lỏng để cơ thể thư giãn trước tiên. Nếu điều đó xảy ra, hãy giả vờ nói với bé rằng thuốc này rất ngon và sẽ giúp con mau chóng khỏi bệnh.
  • “Bố/mẹ sẽ ở cùng với con nhé”: Hãy hỏi xem người thân có được vào phòng phẫu thuật không. Nếu có, trẻ sẽ an tâm hơn khi được bố/mẹ ở bên cạnh cho đến lúc bé chìm vào giấc ngủ do tác dụng của thuốc mê.
  • “Đừng quên tình yêu của con nhé”: Trẻ có thể mang theo một đồ chơi, gối hoặc chăn yêu thích của mình vào phòng mổ. Y tá sẽ trả lại chúng cho bạn trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, trong lúc bối rối này, món đồ chơi có thể bị lạc. Do đó, bạn hãy cất kỹ để sau khi phẫu thuật và con tỉnh lại, bạn đưa cho con.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cùng đi tìm lời giải cho câu hỏi bà bầu ăn nha đam được không

(35)
Nha đam (lô hội) có rất nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và làn da. Nha đam còn được làm nước giải khát hay món ăn như nha đam xào thịt bò, ... [xem thêm]

12 thực phẩm giàu carbohydrate đặc biệt tốt cho sức khỏe!

(99)
Carbohydrate có trong nhiều loại thực phẩm và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường tuần hoàn, quá trình thụ tinh và đông máu ... [xem thêm]

Thuốc lá gây nghiện cho bạn như thế nào?

(18)
Chất nicotine trong thuốc lá chính là lý do khiến việc từ bỏ hút thuốc trở thành cơn ác mộng với rất nhiều ngườiThực chất, nghiện thuốc lá chính là ... [xem thêm]

Xét nghiệm máu có phải là cách phát hiện ung thư phổi?

(65)
Xét nghiệm máu thường không phải là cách phát hiện ung thư phổi nhưng có thể giúp bác sĩ đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ có khi yêu ... [xem thêm]

Nên ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

(67)
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi thực phẩm hoặc nước uống bị lây nhiễm mầm bệnh, khiến người mắc phải vô cùng khó chịu. Vậy sau khi bị ngộ độc thực ... [xem thêm]

5 thành phần dưỡng ẩm tốt nhất cho da nhạy cảm

(75)
Làn da nhạy cảm cần sự quan tâm đặc biệt hơn loại da khác. Dưới đây là 5 chất dưỡng ẩm cho da nhạy cảm tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.Làn da nhạy ... [xem thêm]

Các loại thực phẩm cực kỳ tốt cho đời sống tình dục!

(93)
Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều có ảnh hưởng đến cơ thể và hoạt động tình dục. Hello Bacsi sẽ mách bạn loại thực phẩm tốt cho tình dục qua bài ... [xem thêm]

Dương vật có mùi hôi: Xử lý ngay để lấy lại phong độ giường chiếu!

(88)
Nếu dương vật có mùi hôi khó chịu thì đây có thể là dấu hiệu của các căn bệnh như lậu, viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu… Hãy tìm cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN